Video: Báo đốm ra bờ sông săn mồi, bị “báo nước” dọa cho sợ khiếp vía
Hai con báo đốm tên Medrosa và Jaju ra bờ sông uống nước thì phát hiện những con rái cá khổng lồ đang không ngừng tạo ra tiếng ồn.
Theo National Geographic, hai con báo đốm Medrosa và Jaju thường được báo đốm mẹ dẫn đi săn, chứng kiến mẹ “làm thịt” cá sấu caiman một cách dễ dàng.
“Báo đốm mẹ Patricia là thợ săn cá sấu caiman cừ khôi. Nhưng chúng tôi chưa từng ghi nhận việc nó đối đầu với rái cá”, Rafael Hoogesteijn, nhà nghiên cứu về bảo tồn động vật hoang dã ở Brazil nói.
“Hai con báo đốm nhỏ tuổi có lẽ vì vậy mà không biết xử lý thế nào khi đụng độ với rái cá”. Ở Brazil, nhiều người bản địa còn gọi rái cá là “ báo nước”.
Các nhà nghiên cứu Brazil từng duy nhất một lần báo đốm săn được rái cá. Năm 2012, con rái cá khổng lồ đang ngủ bên dưới một cành cây ở Amazon thì bị báo đốm lao tới cắn chết.
Báo đốm lần đầu bắt gặp rái cá khi ra bờ sông uống nước.
“Rái cá rất tự tin khi ở dưới nước, chúng biết nhờ vào môi trường nước để tránh bị báo đốm tấn công”, Esteban Payan, một nhà thám hiểm Nam Mỹ của National Geographic nói. “Nói cách khác, những con báo đốm chỉ có một cách duy nhất săn được rái cá là tận dụng sự bất ngờ”.
Ailton Lara, giám đốc của Pantanal Nature, nói “rái cá nhanh hơn báo đốm nhiều khi chúng ở dưới nước”. Vài tuần trước, Lara chứng kiến cảnh một con báo đốm đực định săn gia đình rái cá. “Rái cá đực gây ra tiếng ồn lớn, không ngừng quẫy nước khiến con báo đốm tỏ vẻ sợ hãi”.
Trong video, khi đàn rái cá đồng loạt “hù dọa” thì con báo đốm đã vội bỏ chạy lên bờ. Theo các nhà nghiên cứu, cả báo đốm và rái cá đều là mục tiêu đi săn của con người nên số lượng hai loài này đã giảm mạnh.
“Chúng hiếm có cơ hội chạm trán nhau và rất khó để con người có cơ hội quan sát được”, Luke Hunter, người đứng đầu trung tâm bảo tồn ở Panthera, Brazil nói.
Theo Danviet
Thảm họa cháy rừng Amazon nguy hiểm đến mức nào?
Rừng Amazon ở Brazil hứng chịu hàng nghìn đám cháy trong tuần qua, khói lan rộng một nửa đất nước, đe dọa cuộc sống của hàng chục triệu dân.
Gần 79.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong 8 tháng đầu năm nay, cao nhất kể từ năm 2013, và một nửa trong đó xảy ra tại rừng Amazon, nơi được coi là "lá phổi xanh" của hành tinh.
Theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil, riêng hai ngày 23 và 24/8 đã có hơn 1.600 đám cháy mới tiếp tục bùng phát tại Amazon. Hơn 9.000 vụ cháy được ghi nhận chỉ trong tuần qua. Cháy rừng ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 30 triệu người sống gần khu vực rừng Amazon.
Nguyên nhân cháy rừng Amazon có thể là gì?
Rừng Amazon vẫn thường xảy ra các vụ hỏa hoạn trong mùa khô - từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy vụ cháy năm nay đang lan rộng với tốc độ chưa từng thấy. Hôm 21/8, khói từ các đám cháy tồi tệ đến nỗi gây ra mất điện kéo dài một giờ ở Sao Paulo, cách khu vực đám cháy rừng 1.700 dặm (2.700 km). Những đám khói bốc lên từ cánh rừng đang bị "bà hỏa" nuốt dần có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian.
(Ảnh: CNN)
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và là nơi ở của khoảng ba triệu loài thực vật và động vật. Các vụ cháy rừng tại Brazil gia tăng 84% trong năm nay, có thể được gây ra bởi các sự kiện tự nhiên như sét đánh, nhưng cũng có liên quan đến nạn phá rừng, theo các chuyên gia.
Các vụ hỏa hoạn thường được bắt đầu do tác động của con người, khi những người nông dân và những người khai thác gỗ bất hợp pháp phát quang, dọn đất để trồng trọt hoặc chăn thả. Alberto Setzer, từ cơ quan vũ trụ của Brazil, nói với truyền thông địa phương rằng các vụ hỏa hoạn "đều bắt nguồn từ con người, một số có mục đích và một số tình cờ, nhưng luôn luôn do hành động của con người."
Video: Cháy rừng Amazon vì sao nghiêm trọng tới vậy?
Christian Poirier, Giám đốc chương trình của tổ chức phi lợi nhuận Amazon Watch cho biết: "Phần lớn đám cháy do con người gây ra". Ông nói thêm rằng ngay cả trong mùa khô, Amazon - một khu rừng nhiệt đới ẩm ướt - không dễ bắt lửa, không giống như vùng đất khô cằn ở California hay Australia.
Bộ trưởng Môi trường, ông Ricardo Salles, đăng một bài viết trên Twitter hôm thứ Tư rằng các vụ hỏa hoạn là do thời tiết khô, gió và nhiệt. Nhưng nhà khí tượng học CNN Haley Brink nói rằng các đám cháy là "chắc chắn do con người gây ra" và không thể được quy cho các nguyên nhân tự nhiên như sét đánh.
Những người chăn nuôi gia súc chiếm khoảng 80% các vụ phá rừng trong khu vực và Amazon.
Nhưng Tổng thống Brazil Bolsonaro cáo buộc các tổ chức phi chính phủ mới là người khơi nguồn các vụ hỏa hoạn nhằm làm suy yếu uy tín của ông. Ông Bolsonaro chưa có bằng chứng cho những cáo buộc này. Sau đó, ông nói rằng chính phủ thiếu các nguồn lực để chống lại các đám cháy.
Cháy rừng Amazon ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu
Các vụ cháy rừng ở Amazon tạo ra những đám khói khổng lồ, Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus (Cams) của Liên minh châu Âu báo cáo rằng khói đã bay xa tới bờ biển Đại Tây Dương. Họ nói thêm rằng cháy rừng tạo ra lượng khói tương đương 228 megaton CO2 - mức cao nhất kể từ năm 2010.
Rừng Amazon được coi là rất quan trọng để giúp làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu, rừng nhiệt đới rộng lớn hấp thụ hàng triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm. Nhưng khi những cây này bị chặt hoặc đốt, lượng carbon mà chúng đang giữ sẽ được giải phóng và khả năng hấp thụ nhiều khí thải CO2 hơn giảm. Adriane Muelbert, một nhà sinh thái học, người đã nghiên cứu về việc phá rừng Amazon đóng vai trò như thế nào trong biến đổi khí hậu, nói với National Geographic: "Đó là một thảm kịch ... một tội ác chống lại hành tinh, và một tội ác chống lại loài người."
Các nhà khoa học còn lo ngại rằng nếu tình trạng mất rừng tại Amazon vẫn tiếp diễn, có thể đẩy tới mức cực đoan, hay còn gọi là "điểm bùng phát" (tipping point), mà sau đó toàn bộ khu vực này sẽ bước vào giai đoạn biến đổi từ rừng nhiệt đới thành rừng xavan (chỉ gồm cỏ, cây bụi và rất ít cây lớn).
Nhà khoa học khí hậu Brazil, ông Carlos Nobre, tin rằng có tới 15-17% toàn bộ diện tích rừng Amazon đã bị phá hủy. Thoạt đầu, giới khoa học cho rằng điểm bùng phát sẽ xảy ra khi tỉ lệ này là 40%.
Tuy nhiên điều đó đã thay đổi cùng với tình trạng nhiệt độ trái đất tăng lên, nhiệt độ tại khu vực Amazon cũng tăng lên, kèm theo đó là số vụ cháy rừng cũng tăng. Vì thế, chuyên gia Nobre ước tính điểm bùng phát có thể xảy tới khi tỉ lệ mất rừng Amazon là 20-25%.
Và khi kịch bản tồi tệ nhất này xảy ra, khoảng 20 tỉ tấn carbon dioxide sẽ bị thải vào không khí, theo ông Nobre, khiến cho toàn nhân loại khó có cách nào duy trì được mức nhiệt tăng lên toàn cầu trong giới hạn từ 1,5 - 2 độ C, một giới hạn để tránh những ảnh hưởng tồi tệ của biến đối khí hậu.
(Nguồn: Telegraph)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Gấu mẹ tả xung hữu đột đánh đuổi chúa sơn lâm cứu con Tình mẫu tử trong thế giới động vật cũng rất thiêng liêng và đáng ngưỡng mộ. Các bà mẹ động vật sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ con cái chúng. Con gấu lười mẹ trong video dưới đây đang tả xung hữu đột đánh đuổi một con hổ để đảm bảo an toàn cho con. Theo tạp chí National Geographic, công...