VICEM cải tạo, xử lý 8 ‘nút thắt’ tại các nhà máy trong hệ thống
Tổng công ty Xi măng Việt Nam ( VICEM) cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp này đã chủ trương đẩy mạnh hiệu quả của chương trình cải tạo chiều sâu, xử lý “nút thắt” tại các nhà máy thuộc đơn vị thành viên.
Theo đó, từ năm 2019 đến nay, các đơn vị thành viên của VICEM gồm: Bút Sơn, Hoàng Thạch, Hải Phòng, Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hạ Long, Tam Điệp, Hà Tiên đã tiến hành sửa chữa, cải tạo 8 nút thắt. Mục tiêu được VICEM đặt ra là nâng cao năng suất, giảm tiêu hao năng lượng, sử dụng được than có nhiệt trị thấp cho sản xuất xi măng.
Qua chương trình đã giúp các doanh nghiệp trong hệ thống VICEM tiết giảm tiêu hao nhiệt, ổn định chất lượng clinker do clinker được làm nguội nhanh và ổn định trong quá trình vận hành và hạn chế được tình trạng tượng ghi cũng như dòng sông đỏ. Cùng đó, chương trình này còn góp phần tăng năng suất, nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị để giảm tiêu hao điện năng.
Hệ thống calciner được mở rộng, tăng thời gian lưu nên ngoài việc đốt than có nhiệt trị thấp còn có khả năng đốt nhiên liệu thay thế góp phần tăng hiệu quả sản xuất và xử lý môi trường. Nhờ giảm thiểu tối đa hiện tượng bám dính hệ thống, tránh được hiện tượng bột liệu từ C4 bị rơi xuống thẳng vào lò hoặc bị rơi vào ống gió 3. Đặc biệt, các dây chuyền sản xuất còn sử dụng được than có nhiệt trị thấp, phù hợp với bối cảnh nguồn cung có chất lượng cao đang ngày càng khan hiếm, giá cả càng leo thang. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp chủ động nguồn than, ổn định sản xuất.
Theo ông Lê Nam Khánh, Tổng giám đốc VICEM, việc cải tạo chiều sâu xử lý “nút thắt” tại các nhà máy là nỗ lực của khối kỹ thuật toàn Tổng công ty trong việc thực hiện chương trình đổi mới sáng tạo thời gian qua. “Hiệu quả đạt được không chỉ mang lại bằng tiền mà còn có ý nghĩa về xã hội to lớn trong việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, VICEM đã khẳng định khả năng làm chủ thiết bị, làm chủ khoa học kỹ thuật của đội ngũ cán bộ; tạo động lực sáng tạo”, ông Khánh cho hay.
Thời gian tới, VICEM sẽ tiếp tục nghiên cứu sửa chữa cải tạo các thiết bị liên quan để sử dụng than phẩm cấp thấp, đẩy mạnh sử dụng tro, xỉ, thạch cao nhân tạo, đốt rác thải, triệt để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Trong quá trình thực hiện, Tổng giám đốc VICEM Lê Nam Khánh yêu cầu các đơn vị thành viên triệt để tuân thủ quy định và xây dựng quy chế, quy định cụ thể để chủ động công việc. Chương trình đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng lực và vị thế cạnh tranh xây dựng VICEM phát triển bền vững.
Trưởng phòng Kỹ thuật VICEM Nguyễn Văn Chảng chia sẻ, việc sửa chữa xử lý các nút thắt bước đầu đã đáp ứng mục tiêu đề ra như tiến độ, chất lượng sau sửa chữa và đảm bảo tuyệt đối an toàn; tăng công suất, năng suất lao động, tiết giảm tiêu hao năng lượng. Các nút thắt đã triển khai là một phần trong chương trình đổi mới sáng tạo của VICEM, góp phần không nhỏ trong việc hướng tới sử dụng hiệu quả nguyên nhiên liệu là các tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, nhiên liệu thay thế.
Video đang HOT
Với chi phí thực hiện thấp hơn nhiều so với suất đầu tư nhà máy, dây chuyền mới, kết quả về tăng năng lực sản xuất và giảm chi phí giá thành đã đạt được ở nhiều đơn vị thành viên. Kết quả này chính là đã góp phần sử dụng hiệu quả vốn nhà nước, tăng năng lực và vị thế của VICEM trên thị trường xi măng trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, những kinh nghiệm có được trong quá trình xử lý nút thắt là tiền đề quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư của VICEM về việc lập kế hoạch, xây dựng phương án kỹ thuật, tiến độ, chi phí và hiệu quả kinh tế.
Những giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai là tài liệu, tri thức quý của VICEM. Tài liệu, tri thức này sẽ tiếp tục được đội ngũ kỹ thuật VICEM đánh giá trong thực tiễn sản xuất, nghiên cứu, cải tiến… hướng đến làm chủ công nghệ, tự nghiên cứu thiết kế, phối hợp chế tạo thiết bị cho công nghiệp sản xuất xi măng và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Chương trình không chỉ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ kỹ thuật mà còn trở thành động lực thúc đẩy để lực lượng kỹ thuật vững tin thực hiện thêm nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo tại nhiều dự án trong thời gian tới.
Hơn 30 biệt thự cũ xây trước năm 1954 'bay màu' trong gần 10 năm
Số lượng biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội mới cập nhật giảm so với danh mục ban hành năm 2013.
UBND TP.Hà Nội mới ban hành quyết định về danh mục nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thay thế danh mục ban hành từ tháng 11.2013.
Đáng chú ý, số lượng biệt thự trong danh mục mới cập nhật ít hơn 37 nhà so với danh mục năm 2013.
Trong gần 10 năm, số lượng nhà biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954 giảm hơn 30 nhà. Ảnh LÊ QUÂN
Cụ thể, danh mục biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 mà UBND TP.Hà Nội mới ban hành là 1.216 nhà. So với danh mục năm 2013 là 1.253 nhà thì giảm 37 nhà.
Danh mục 1.216 biệt thự cũ xây dựng từ trước năm 1954 được chia làm 3 nhóm: nhóm 1 có có 222 biệt thự; nhóm 2 có 356 biệt thự; nhóm 3 có 638 biệt thự, thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954.
Trong đó, danh mục 222 biệt thự xếp nhóm 1, Q.Ba Đình có nhiều nhất với 111 biệt thự, Q.Hoàn Kiếm 87, Q.Tây Hồ 3.
Trong số 356 biệt thự xếp nhóm 2, Q.Hoàn Kiếm có 159 biệt thự, Q.Ba Đình 112, Q.Hai Bà Trưng 78, Q.Tây Hồ 4, Q.Đống Đa 3.
Trong 638 biệt thự xếp nhóm 3, Q.Hoàn Kiếm có 237 biệt thự, Q.Ba Đình 216, Q.Hai Bà Trưng 166, Q.Đống Đa 13 và Q.Tây Hồ 6.
Nhiều nhà biệt thự cũ ở Hà Nội xuống cấp trầm trọng. Ảnh LÊ QUÂN
UBND thành phố cho phép mới được phá dỡ
Theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội, tất cả các biệt thự thuộc danh mục quản lý (bao gồm cả biệt thự thuộc sở hữu của nhà nước, của các tổ chức, của hộ gia đình, cá nhân) không được tự ý phá dỡ.
Trường hợp biệt thự nhóm 1 và nhóm 2 bị hư hỏng nặng, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng và phải được Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo UBND thành phố và HĐND thành phố (đối với biệt thự nhóm 1) và UBND thành phố (đối với biệt thự nhóm 2) cho phép phá dỡ, xây dựng lại theo kiểu dáng kiến trúc, quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng, số tầng, độ cao).
Đối với những biệt thự nhóm 3 bị hư hỏng nặng, xuống cấp hoặc có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng, Sở Xây dựng (đối với biệt thự thuộc sở hữu nhà nước và biệt thự do các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng hoặc biệt thự đan xen sử dụng giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân); UBND quận (nếu biệt thự thuộc sở hữu tư nhân, sau khi đã có ý kiến của Sở Xây dựng) kiểm tra, báo cáo UBND thành phố cho phép mới được phá dỡ nhà biệt thự.
Công trình xây dựng lại trên khuôn viên đất phải là nhà thấp tầng, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt...
Cải tạo, bảo tồn nhà biệt thự cũ tại Hà Nội là vấn đề đầy khó khăn, phức tạp. Ảnh LÊ QUÂN
Trước đó, tháng 4.2021, Thường trực HĐND TP.Hà Nội yêu cầu UBND TP.Hà Nội chỉ đạo rà soát, báo cáo thực trạng quỹ biệt thự, công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn. Trong đó, nêu rõ số lượng, địa chỉ cụ thể, hiện trạng, phân loại và xếp theo từng nhóm, hình thức sở hữu, đề xuất giải pháp quản lý trong thời gian tới...; đề xuất danh mục biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 cần bảo trì, cải tạo, chỉnh trang, bảo tồn giai đoạn 2021 - 2025.
Từ cuối năm 2013, UBND TP.Hà Nội đã ban hành danh mục 1.253 biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội.
Trong danh sách này, có 352 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, 100 biệt thự thuộc sở hữu của các tổ chức, 301 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân và 500 biệt thự đan xen sở hữu.
Các biệt thự cũ tập trung chủ yếu tại 5 quận gồm: Ba Đình (428 biệt thự), Hoàn Kiếm (527), Hai Bà Trưng (270), Tây Hồ (14) và Đống Đa (14).
Ngắm biệt thự mọc sừng sững ở những 'làng tỷ phú' Ở nhiều làng quê, hình ảnh những tòa lâu đài, biệt thự mọc lên san sát nhau khiến ai chứng kiến cũng phải sửng sốt và gọi bằng cái tên "làng tỷ phú". Xã Hải Minh (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là một làng quê được nhiều người gọi là làng tỷ phú bởi những biệt thự mọc lên san sát. Trong...