VIB đặt mục tiêu lãi trước thuế đạt trên 7.500 tỷ đồng
Đại hội đồng cổ đông VIB đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với kế hoạch tăng trưởng tổng tài sản 26%, đưa tài sản của ngân hàng lên trên 300.000 tỷ đồng.
Logo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Ngày 24/3, tại Tp.Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã tiến hành thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021. Tất cả các báo cáo và đề xuất của Hội đồng quản trị và báo cáo của Ban kiểm soát đã được đại hội phê duyệt.
Cụ thể, Đại hội đồng cổ đông VIB đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với kế hoạch tăng trưởng tổng tài sản 26%, đưa tài sản của ngân hàng lên trên 300.000 tỷ đồng. Về dư nợ tín dụng, tùy thuộc hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng nhà nước phê duyệt, ngân hàng đặt mục tiêu đưa dư nợ tín dụng lên 225.000 tỷ đồng, tương đương 31% dựa trên cơ sở năng lực nội tại. Huy động vốn đạt 235.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng của tín dụng.
Trên cơ sở đa dạng hóa nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng và doanh thu từ phí dịch vụ, tăng cường hàm lượng công nghệ vào sản phẩm dịch vụ, trong năm 2021, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 29%, lên trên 7.500 tỷ đồng.
Với đà tăng trưởng vững mạnh trong những năm qua cùng với tiềm lực tài chính và chiến lược kinh doanh cụ thể, Đại hội đồng cổ đông VIB cũng đã thông qua phương án tăng vốn, bao gồm tăng vốn bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu 40% và dự kiến phát hành chào bán cổ phiếu.
Nếu tăng vốn thành công, tổng mức vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ mức gần 11.094 tỷ đồng lên gần 16.000 tỷ đồng. Điều này được cho sẽ đảm bảo tối ưu cho sự tăng trưởng mạnh về tổng tài sản trong năm 2021 và đáp ứng các tỷ lệ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.
Video đang HOT
Năm 2021 cũng nằm trong khoảng thời gian 10 năm (2017-2026) VIB tập trung thực hiện kế hoạch chuyển đổi, chú trọng phát triển các giải pháp tài chính với hàm lượng công nghệ cao để đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng, đồng thời mang lại những trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.
Trong năm 2020, tổng tài sản của VIB tăng trưởng 33% so với đầu năm, đạt 245.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 42% so với năm 2019, đạt 5.803 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận này, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn bình quân (ROE) đạt 30% đã giúp VIB tiếp tục giữ vững vị trí trong nhóm cao nhất toàn ngành về hiệu quả kinh doanh, trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục giảm xuống dưới 1,5%.
VIB cũng ghi dấu ấn trên thị trường là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ bình quân hàng năm trong 4 năm qua trên 50%, thuộc top đầu ngành với chất lượng tài sản tốt. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ của ngân hàng đạt 84% tổng dư nợ tín dụng; trong đó trên 95% dư nợ bán lẻ có tài sản đảm bảo.
Hiện ngân hàng đang tiên phong trong việc áp dụng thử nghiệm chuẩn mực Basel III trong quản trị rủi ro, sau khi trở thành ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đầu tiên hoàn thành 3 trụ cột của chuẩn mực Basel II. Điều này thể hiện cam kết của ngân hàng trong việc hướng đến các chuẩn mực quốc tế để đảm bảo quản trị rủi ro hiệu quả song hành với tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và chất lượng.
Năm 2020 cũng là năm đáng nhớ của ngân hàng này khi cổ phiếu VIB chính thức chuyển sàn niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) vào tháng 11/2020, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 32.300 đồng/cổ phiếu. Hiện giá cổ phiếu VIB đang được giao dịch quanh mức 43.800 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 24/3), tăng 35,6% sau hơn 4 tháng chuyển sàn.
Doanh nghiệp hàng không đề nghị không cắt margin cổ phiếu
Các doanh nghiệp hàng không đề nghị chính phủ hỗ trợ bằng cách không cắt margin cổ phiếu khi doanh nghiệp báo lỗ và một số biện pháp khác.
Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) đã đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không cắt margin cổ phiếu với các công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi COVID-19, đặc biệt là các doanh nghiệp hàng không và du lịch, cho dù doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh âm
VABA nhận định các công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể tự đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp và rủi ro trong sử dụng margin cổ phiếu khi quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Khoản 6, Điều 3, Quyết định số 87/QĐ-UBCK năm 2017 nêu rõ những doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế hợp nhất là số âm trên báo cáo tài chính năm cả năm kiểm toán hoặc báo cáo bán niên soát xét sẽ không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) sẽ ra thông báo về việc chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ và các công ty chứng khoán sẽ phải cắt margin cổ phiếu.
"Các doanh nghiệp hàng không và du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19 nên khó có thể duy trì điều kiện về giao dịch ký quỹ theo Quyết định 87", VABA giải thích.
Trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không cho biết trong bối cảnh hoạt động bay bị thu hẹp, các doanh nghiệp dịch vụ thương mại, dịch vụ kỹ thuật, cung ứng suất ăn hàng không đều chịu ảnh hưởng tiêu cực, giảm cả về doanh thu lẫn sản lượng từ tháng 3/2020.
Dự báo năm 2021, doanh thu các hãng hàng không vẫn tiếp tục giảm sâu so với năm 2019 và các hãng vẫn lỗ trên 15.000 tỷ đồng từ vận tải hàng không.
Trong năm 2020, các hãng đã phải chuyển nhượng tài sản và các khoản đầu tư, tận dụng tài chính tích lũy từ nhiều năm trước để cải thiện dòng tiền.
Vì vậy, trong năm 2021, các hãng đối diện với nguy cơ cạn kiệt dòng tiền hoạt động từ ngay giai đoạn thấp điểm sau dịp Tết Nguyên đán. VABA ước tính năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam đã phải gánh khoản lỗ trên 18.000 tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không và doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019.
Hiện nay, thị trường bay quốc tế vẫn đóng băng, hoạt động bay của các hãng chủ yếu chỉ là vận chuyển khách hồi hương, vận chuyển chuyên gia và vận chuyển hàng hóa.
2 tháng đầu năm 2021, vận chuyển hành khách quốc tế chỉ đạt khoảng 66.600 lượt khách, giảm 98,8% so cùng kỳ 2019.
Thị trường hàng không nội địa cũng đã giảm nghiêm trọng. Do dịch bệnh đợt 3 diễn ra đúng vào dịp cao điểm Tết âm lịch (27/1 - 26/2/2021) nên lượng khách bỏ chỗ rất lớn. Lượng khách giảm, số chuyến bay cũng giảm theo nhưng chi phí tăng cao do phải đảm các biện pháp phòng dịch.
Để kích cầu và thu hút dòng tiền hoạt động, các hãng buộc phải giảm giá vé khá sâu, dẫn tới hậu quả chưa từng xảy ra trước đây là các hãng hàng không Việt Nam bị lỗ ngay trong mùa cao điểm. Doanh thu dịp Tết của các hãng cũng giảm bình quân từ 70 đến 80% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu thống kê của Cục Hàng không cho thấy, trong hai tháng đầu năm, các hãng bay Việt Nam khai thác tổng cộng 38.588 chuyến bay, giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sếp lớn vung tiền gom mua cổ phiếu 'gà nhà' Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu TNG trong bối cảnh mã này tăng dựng đứng từ đầu năm. Theo tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và...