Vỉa hè trung tâm Sài Gòn bị tái chiếm
Một loạt tuyến đường ở quận 1, TP HCM, bị ôtô và hàng quán chiếm dụng vỉa hè sau khi đoàn liên ngành dừng chấn chỉnh trật tự đô thị, giao các phường tự xử lý.
Sau một tháng đoàn liên ngành quận 1 dừng chấn chỉnh lấn chiếm vỉa hè để các phường tự thực hiện, nhiều khu vực xuất hiện tình trạng tái lấn chiếm. Trong ảnh, 2 ôtô biển xanh đậu trên vỉa hè đối diện số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường Nguyễn Thái Bình) trong nhiều giờ.
Cũng tại phường này, khu vực xung quanh Bảo tàng Mỹ Thuật đầy rẫy hàng ăn, tiệm đồng hồ, mũ bảo hiểm… thoải mái buôn bán trên vỉa hè.
Việc buôn bán kéo dài ở mặt đường Nguyễn Thái Bình, Phó Đức Chính nhưng không bị lực lượng chức năng nhắc nhở dù chỉ cách UBND phường khoảng 300 m.
Tình trạng ôtô đậu trên vỉa hè diễn ra ở khá nhiều tuyến đường, tài xế đóng cửa bỏ đi nơi khác. Trong ảnh là chiếc BMW chiếm hết vỉa hè đường Hồ Hảo Hớn thuộc phường Cô Giang.
Video đang HOT
Nhiều ôtô dùng “chiêu” bật đèn nhấp nháy, mở cốp sau lúc đậu tại khu vực cấm dừng, cấm đỗ để đối phó lực lượng chức năng có thể bất ngờ kiểm tra. Trong ảnh là xe biển xanh của tỉnh Kiên Giang đậu hơn 30 phút trên đường Nguyễn Thái Bình có biển cấm đỗ. Tài xế không có trong xe, kiếng bên hông cũng được gấp lại.
Tình trạng tái chiếm vỉa hè diễn ra nghiêm trọng nhất lúc Sài Gòn lên đèn. Tại các tuyến đường có nhiều quán nhậu, bàn ghế ngang nhiên được bày trên vỉa hè để thực khách ăn uống. Trong ảnh là quán nhậu trên đường Hoàng Sa, phường Tân Định.
“Thời gian gần đây lực lượng đô thị cũng bớt kiểm tra. Khách ưa ngồi ngoài hóng mát, nhìn ngắm phố phường xe cộ nên chúng tôi đánh liều bày dưới vỉa hè”, một chủ quán khu này cho biết.
Xe của thực khách cũng được các quán dựng chắn hết lối của người đi bộ. “Hơn tháng trước, lúc quận 1 làm căng mấy vụ chiếm vỉa hè họ cũng dè chừng, ít bày xe. Hiện, mỗi tối đi bộ thể dục chúng tôi toàn phải xuống lòng đường vì xe máy chắn hết vỉa hè rồi. Cố len giữa đống xe thì nhân viên quán ném cho cái nhìn khó chịu”, ông Phan Công (63 tuổi) ngụ phường Tân Định nói.
Ôtô này đậu nhiều giờ cạnh quán nhậu trên đường Trần Cao Vân, phường Đa Kao.
Sau đợt ra quân hôm 4/4, đoàn liên ngành quận 1 tạm dừng xử lý để các phường tự thực hiện sau chỉ đạo của Thành ủy – giao trách nhiệm cho người đứng đầu các phường. Đề cập đến việc vỉa hè bị tái chiếm, một số lãnh đạo phường của quận 1 né tránh, số còn lại khẳng định tổ công tác vẫn thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở nhưng do lực lượng “mỏng” không thể bao quát hết.
Lấy tư cách là người dân TP HCM, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết tình trạng tái chiếm đang diễn ra ở một số nơi, nhất là các quán nhậu về đêm. Một số nhà hàng từng bị ông xử phạt vì chiếm vỉa hè nay lại tái diễn.
“Cán bộ quận 1 thấy tội phạm mà sợ hãi, thấy vỉa hè bầy hầy, nhếch nhác mà không làm thì không xứng đáng nhận lương hàng tháng của người dân đóng thuế. Đối với việc chấn chỉnh vỉa hè, nếu không quyết liệt thì đừng mong có một đô thị đẹp”, ông Hải nói.
Về việc đoàn liên ngành quận 1 dừng ra quân hơn một tháng nay, ông Hải cho biết đó là chỉ đạo của lãnh đạo quận. Tuy nhiên, Phó chủ tịch phụ trách đô thị vẫn theo dõi tình hình.
Chiến dịch chấn chỉnh trật tự đô thị, đảm bảo mỹ quan trung tâm thành phố được quận 1 khởi xướng từ đầu năm. Đoàn liên ngành quận đã xử lý hàng nghìn vi phạm, cho đập nhiều hạng mục của cơ quan Nhà nước, khách sạn 5 sao… lấn vỉa hè; cẩu hàng chục xe biển xanh vi phạm.
Phong trào dọn dẹp vỉa hè sau đó lan tỏa khắp 24 quận huyện TP HCM và nhiều tỉnh thành của cả nước. Trước những phản ứng trái chiều của người dân, lãnh đạo thành phố nhắc nhở ông Hải làm nghiêm nhưng phải đúng luật.
Duy Trần
Theo VNE
Cao ốc 25 tầng bị dỡ mái hiên, nộp 58 triệu đồng phí cưỡng chế
Đoàn liên ngành quận 1 (TP HCM) phạt chủ tòa nhà Saigon Centre 8 triệu đồng và yêu cầu chi trả 50 triệu chi phí cưỡng chế. Đây là mức cao nhất mà quận đưa ra từ đầu chiến dịch.
Đoạn mái che chiếm vỉa hè bị phạt. Ảnh: Duy Trần.
Sáng 24/3, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND quận 1 - cùng lực lượng liên ngành làm việc với đại diện tòa nhà Saigon Centre (Công ty TNHH Keppel Land Watco II-III) có trụ sở tại giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi, về các vi phạm trật tự đô thị.
Đoàn công tác đã lập biên bản xử phạt đơn vị này 8 triệu đồng do mái che bằng thép kiên cố (dài 100 m, rộng 4 m) bao trọn vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Công trình này sẽ bị tháo dỡ ngay sau đó và tòa nhà phải trả chi phí cưỡng chế 50 triệu đồng.
"UBND quận đã 3 lần gửi thông báo, yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài này tháo dỡ mái che chiếm vỉa hè nhưng họ không thực hiện. Đây là mức phạt lớn nhất từ trước đến nay cho hành vi chiếm dụng vỉa hè", ông Hải nói.
Đại diện tòa nhà cho biết, mái che được lắp để bảo vệ người đi bộ bên dưới, che chắn vật liệu thi công từ trên rơi xuống. "Cái này chúng tôi có xin phép Sở Giao thông, nhưng vừa hết hạn. Giờ chính quyền xử phạt thì chúng tôi chấp nhận", người này nói.
Tiếp đó, đoàn công tác lập biên bản 2 ôtô đậu trên vỉa hè đường Phạm Hồng Thái. Trong đó, ôtô 7 chỗ của ngân hàng không có tài xế bị cẩu về trụ sở.
Khu vực sao đó được rào chắn để tháo dỡ. Ảnh: Duy Trần.
Động thái chấn chỉnh trật tự đô thị, đòi vỉa hè cho người đi bộ được quận 1 triển khai 2 tháng qua. Rất nhiều công trình của cơ quan công quyền, hàng loạt ôtô biển xanh, ôtô ngoại giao... bị xử phạt. Với quyết tâm biến quận trung tâm thành "Singapore thu nhỏ", ông Hải tuyên bố "sẽ cởi áo về vườn" nếu không thể xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm lòng lề đường.
Hiên, lãnh đạo các quân huyện trên toàn thành phố cũng xuông đương xư ly lấn chiếm vỉa hè vơi tinh thần "không ngai đung cham" đê lây lai my quan đô thi.
Duy Trân
Theo VNE
Ông Đoàn Ngọc Hải: 'Tôi lái ôtô riêng đi bắt xe đậu vỉa hè' Đoàn liên ngành quận 1 (TP HCM) tạm dừng xử lý các vi phạm trật tự đô thị, để các phường tự giải quyết, song ông Đoàn Ngọc Hải vẫn lái ôtô riêng đi kiểm tra, thấy xe vi phạm sẽ gọi lãnh đạo phường đến xử lý. Ông Hải trong lần xử lý xe biển xanh đậu trên vỉa hè. Ảnh: Duy...