Vỉa hè ở Hải Phòng bị tái chiếm khi nhà chức trách đi khỏi
Sau TP HCM, Hà Nội, quận Ngô Quyền (Hải Phòng) bắt đầu lập lại trật tự vỉa hè, song chưa đem lại hiệu quả bởi vỉa hè, lòng đường vẫn bị chiếm dụng…
Ngày 28/2, Ngô Quyền là một trong 3 quận trung tâm của thành phố ra quân “đòi lại” vỉa hè cho người đi bộ. Những tuyến phố được dọn dẹp là Lê Hồng Phong, Đà Nẵng, Lê Lai, Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
Những địa điểm này từ nhiều năm nay được coi là “công trường ăn uống” lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây lộn xộn, mất mỹ quan và vệ sinh đô thị.
5 xe của lực lượng trật tự đô thị các phường được huy động, căng băng zôn đỏ cùng khoảng 20 nhân viên xuống dẹp hàng quán chiếm dụng vỉa hè từ gần 9h sáng đến 18h tối.
Lực lượng chức năng bắc loa yêu cầu chủ hàng quán tự tháo dỡ, thu dọn đồ nếu không muốn bị cho lên xe tải đưa về trụ sở.
Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng rút, nhiều người lại chuyển hàng ra hè phố bán.
Video đang HOT
Sau nhiều giờ ra quân không mấy hiệu quả bởi không có trường hợp nào bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính hoặc đồ nghề, hàng hóa bị thu giữ, hàng quán vẫn bày tràn lan trên vỉa hè.
Các quán cơm bụi lấn chiếm hết cả lối đi của người đi bộ.
Một nhà vệ sinh cơ động được chủ quán bia đặt tại vỉa hè đầu đường Nguyễn Trãi gây bức xúc cho người dân xung quanh.
Tiệm cơm bình dân chiếm cả phần đường dành cho người đi xe thô sơ trên đường Đà Nẵng.
Trời vừa tối, vỉa hè phố Lê Hồng Phong nhiều đoạn bị biến thành điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô cho khách vào ăn uống.
Ông Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch quận Ngô Quyền cho biết, ngày mai sẽ yêu cầu đoàn liên ngành của quận xử lý nghiêm các trường hợp cố tình lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh, tập kết hàng hóa…
Giang Chinh
Theo VNE
Bí thư Hà Nội: 'Nếu làm phong trào, ra quân xong vỉa hè lại bị lấn chiếm'
Ông Hoàng Trung Hải cho rằng, thành phố đã có đầy đủ quy định về quản lý vỉa hè và các quận phải duy trì để thành nề nếp, không quản lý theo kiểu phong trào.
Phát biểu tại cuộc làm việc với quận Tây Hồ sáng 28/2, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng "vấn đề vệ sinh môi trường, vỉa hè, lòng đường là thường xuyên liên tục, phải kiên quyết làm".
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tạii cuộc làm việc với Quận uỷ Tây Hồ sáng 28/2. Ảnh: Võ Hải.
Theo ông Hải, việc lập lại trật tự hè không chỉ làm một, hai hôm là xong mà phải thường xuyên, gắn với văn hoá người dân. Nếu không tạo được thói quen, nề nếp cho người dân thì không đạt được sự bền vững trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
"Đừng để người dân nghĩ mình làm phong trào, rồi sau đó người ta lại lấn chiếm vỉa hè", Bí thư Hà Nội nói.
Lãnh đạo Thành uỷ cho biết, thành phố đã ban hành đầy đủ các quy định về quản lý vỉa hè, khu vực nào được để xe máy, đường dành cho người đi bộ, nơi được phép kinh doanh đều đã kẻ vạch. Các quận cũng đã thực hiện quản lý vỉa hè nhiều năm nay; vấn đề bây giờ là phải duy trì kết quả đã làm.
"Tôi đề nghị quận nào đã xây dựng đạt chuẩn về văn minh đô thị thì các phường kiểm tra chéo, thi đua với nhau xem ở đâu làm tốt, học hỏi nhau cách làm", ông Hải yêu cầu.
Dừng nuôi cá ở hồ Tây
Tại buổi làm việc, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp cho biết, thực hiện kết luận của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, lực lượng chức năng đã yêu cầu chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thuỷ sản trong phạm vi quản lý hồ Tây. Về phía Sở đã yêu cầu ngừng việc nuôi thả cá và kiểm soát toàn bộ nguồn nước thải vào hồ Tây.
Ngoài ra, Sở đang triển khai đề án điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở hồ Tây để đề xuất các giải pháp khai thác trên cơ sở đảm bảo cân bằng sinh thái.
Cá chết ở hồ Tây tháng 12/2016. Ảnh: Giang Huy
Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, Hà Nội xác định cải tạo, chỉnh trang khu vực hồ Tây thành một điểm du lịch, văn hoá tiên tiến, có điều kiện kinh doanh dịch vụ, văn hoá, thể thao du lịch, vui chơi giải trí và có hệ thống xử lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo ông Dục, Chủ tịch Hà Nội cũng đã giao cho các Sở, ngành lựa chọn phương án tối ưu về bổ cập nước cho hồ Tây vào mùa khô.
Về vấn đề thu gom nước thải, ông Dục cho biết hiện đã có nhà máy xử lý nước thải 14.500 m3/ngày đêm và phấn đấu đến hết năm 2017 sẽ hoàn thành các dự án thu gom, xử lý nước thải còn lại để xử lý triệt để nguồn nước thải khu vực xung quanh hồ Tây.
Võ Hải
Theo VNE
Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu toàn TP HCM học quận 1 'đòi vỉa hè' Đánh giá lãnh đạo quận 1 trực tiếp xuống đường lập lại trật tự vỉa hè là đáng hoan nghênh, Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các nơi khác phải quyết liệt hơn. Sáng 27/2, họp về tình hình kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nói rằng "rất hoan nghênh lãnh đạo quận...