Vỉa hè chia năm, xẻ bảy
Kết quả thanh tra, kiểm tra việc sử dụng và quản lý lòng đường vỉa hè ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP.HCM của Thanh tra Bộ GTVT cho thấy, còn nhiều sai phạm, đặc biệt trong công tác quản lý. Hệ thống văn bản thiếu nhất quán đã dẫn đến những kẽ hở trong công tác quản lý sử dụng lòng đường vỉa hè.
Lỏng lẻo vì quản lý chồng chéo
Chưa xử lý triệt để vỉa hè bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích
Video đang HOT
“Tuy nhiên sai phạm nhiều nhất trong lĩnh vực này vẫn là sử dụng quá diện tích, lấn chiếm lòng đường hè phố và thu quá giá quy định”, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT cho biết.
Cụ thể, có trường hợp các Sở ban hành một cách vội vã nhiều văn bản quy định về sử dụng lòng đường, hè phố dẫn đến chồng chéo, khiến các đơn vị cơ sở lúng túng, hiểu sai mục đích, buông lỏng quản lý… Cả hai thành phố đều quan tâm và mất nhiều công sức trong việc quản lý lòng đường, vỉa hè, song kết quả chưa được như mong muốn. Ông Sỹ phân tích nguyên nhân: “Vì bất cập về hệ thống văn bản. Ví dụ như việc phân chia chức năng nhiệm vụ cho các Sở, hai thành phố đều chưa rõ ràng, cụ thể, thậm chí còn chồng chéo”. Hay trên cùng một tuyến đường, có lúc thì cho phép, sau lại cấm, sau đó ít lâu lại cho phép trông giữ… sự thay đổi liên tục này đã khiến cho thói quen sử dụng lòng đường hè phố không thành nếp.
Sự chồng chéo còn biểu hiện ở việc có tuyến đường thì giao cho Sở Xây dựng quản lý lòng đường, có tuyến lại giao cho Sở GTVT quản lý cả đường, cả hè phố. Ông Sỹ lấy dẫn chứng, như tại Hà Nội, trước năm 2008 giao cho Sở GTVT cấp toàn bộ giấy phép sử dụng lòng đường, vỉa hè, cả duy tu bảo dưỡng. Sau năm 2008, thành phố giao cho Sở quản lý đường, còn quận quản lý hè và cấp phép trên hè. Đến cuối 2011 đầu 2012, thành phố lại giao cho Sở GTVT quản lý tổng thể lòng đường, vỉa hè những tuyến đường trọng điểm, tuyến đường có nguy cơ ùn tắc cao. Một hè đường phố nhiêu cơ quan quản lý, nhiều cơ quan được phép cấp phép thì khó có thể đi vào nền nếp, quy củ được.
Nhiều lực lượng chưa vào cuộc
Ngoài ra, qua đợt thanh kiểm tra cũng chỉ ra, quá ít tòa nhà cao tầng có điểm đỗ xe, mặc dù, trong quy hoạch và cấp phép xây dựng có yêu cầu rõ ràng, các nhà cao tầng chỉ cấp phép khi có điểm đỗ xe. Theo ông Sỹ, trong thiết kế xây dựng có bố trí đầy đủ các điểm đỗ xe nhưng quá trình thi công, quá trình sử dụng các chủ sở hữu đã cố tình thay đổi. Cần làm nghiêm túc ngay từ khi phê duyệt dự án và có kiểm tra giám sát cũng như có chế tài hợp lý. Theo ông này, các thành phố cần kiên quyết trả quỹ đất cho điểm đỗ theo đúng quy hoạch để có thể đáp ứng đủ nhu cầu điểm đỗ.
Bên cạnh đó, công tác xử lý vi phạm lòng đường, hè phố được giao cho UBND các cấp, Cảnh sát, Thanh tra Giao thông và Thanh tra Xây dựng. Tuy nhiên, tại Hà Nội, vi phạm lòng lề đường chủ yếu do Thanh tra và Cảnh sát xử lý trong khi lực lượng Thanh tra Xây dựng gần như án binh bất động. UBND các quận, huyện, phường thì không có lực lượng tham mưu chuyên thiết lập hồ sơ tuần tra kiểm soát vi phạm nên chưa xử lý được trường hợp vi phạm nào. Ông Sỹ cho rằng, để quản lý vỉa hè, lòng đường chặt chẽ hơn cần xây dựng hệ thống văn bản của tất cả các cơ quan để hợp nhất và tính toán cụ thể cũng như sửa đổi các Nghị định, Thông tư không còn phù hợp với thời điểm này.
Theo ANTD
CAP Hàng Trống: Nỗ lực giải quyết vi phạm trật tự đô thị
"Kiểm tra, xử lý các vi phạm phục vụ công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành"- Mục đích và yêu cầu của kế hoạch tập trung giải quyết làm chuyển hóa các vi phạm về TTGT, TTĐT, VSMT trên địa bàn đã và đang được CAP Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành thường xuyên, liên tục...
Nhắc nhở người dân không để xe dưới lòng đường
Trên cơ sở điều tra cơ bản, xác định địa bàn có nhiều hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây ảnh hưởng về TTGT, TTĐT, VSMT, UBND phường Hàng Trống đã chỉ đạo CAP Hàng Trống phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm; làm chuyển biến thật sự về nhận thức và hành động của cán bộ, nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn phường, bên cạnh công tác tham mưu cho UBND phường tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, nhân dân về chủ trương giải quyết vi phạm; không xem xét, tổ chức sắp xếp đối với các hộ sử dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh, CAP Hàng Trống đã xây dựng phương án phối hợp với các lực lượng bảo vệ dân phố, tự quản, dân quân tự vệ đồng loạt ra quân giải quyết vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh trên các tuyến phố thuộc địa bàn quản lý.
"Nếu lơ là, vi phạm lại tràn lan"- Trung tá Hoàng Đức Thọ, Trưởng CAP Hàng Trống tâm sự và cho biết, để người dân không tái vi phạm, CAP Hàng Trống cùng các lực lượng chức năng của phường được sự hỗ trợ lực lượng của CAQ Hoàn Kiếm đã liên tục ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm trong và sau giờ hành chính; trong đó các tuyến phố Lê Thái Tổ, Lương Văn Can, Nhà Chung, Lý Quốc Sư và khu vực sân Nhà Thờ có nhiều hàng quán giải khát lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh được CAP tập trung lực lượng giải quyết. Chỉ vào mấy can nhựa đựng thứ nước màu vàng đã sủi bọt, Trung tá Thọ cho hay đó là nước trà chanh, không đảm bảo vệ sinh được CAP thu giữ trong quá trình giải quyết vi phạm TTĐT trên địa bàn.
Điều đó cho thấy sự nỗ lực của các chiến sỹ CAP Hàng Trống cùng các lực lượng chức năng trên địa bàn không chỉ lập lại TTGT, TTĐT; còn có ý nghĩa góp phần an toàn về sức khỏe cho người dân. Được biết, quá trình làm nhiệm vụ, CAP Hàng Trống còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể và cán bộ khu dân cư vận động cá biệt đối với trường hợp hộ kinh doanh mà các thành viên trong gia đình đều tham gia bán hàng lấn chiếm vỉa hè, để họ tự giác chấp hành, không vì mưu sinh mà ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng. Đối với trường hợp cố tình vi phạm, CAP đã kiên quyết xử lý như xử phạt hành chính một chủ kinh doanh giải khát trên phố Lương Văn Can lấn chiếm vỉa hè với số tiền 1.500.000 đồng.
Liên tục tổ chức lực lượng kiểm tra, cắm chốt, xử lý vi phạm, từ đầu tháng 4-2012 đến nay, CAP Hàng Trống phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã xử phạt hành chính 20 trường hợp để xe máy lấn chiếm lòng đường, thu trên 500 bàn ghế, tủ bán hàng của các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè. Theo ghi nhận của nhân dân, những vi phạm về TTGT, TTĐT, VSMT trên địa bàn phường Hàng Trống đã giảm dần; nhất là ở các tuyến phố Nhà Chung, Lý Quốc Sư, khu vực sân Nhà Thờ đã có sự chuyển biến rõ rệt vào các buổi tối, không còn tình trạng thanh niên tụ tập, ngồi uống giải khát tràn lan trên vỉa hè, để xe máy lấn chiếm lòng đường...
Theo ANTD
Đình chỉ ngay các điểm kinh doanh biến tướng chiếm bãi giữ xe Từ 18/4 đoàn Thanh tra Giao thông (Bộ GTVT) sẽ tiến hành thanh kiểm tra việc sử dụng lòng đường, vỉa hè ở hai thành phố Hà Nội và TP. HCM. Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT Thạch Như Sỹ trao đổi với báo chí xoay quanh vấn đề này. Lý do gì khiến ngành giao thông thành lập đoàn kiểm tra và...