Vì yêu nên chấp nhận thua thiệt, có sao?
Tình cảm mà, thắng hay thua đâu quan trọng bằng trái tim cần gì? Khi chúng ta vẫn ve vuốt lòng tự trọng và khắt khe với cảm xúc, thì mọi thứ đánh đổi trong cuộc đời, đâu còn ý nghĩa gì nữa, phải không?
Vì lẽ nào mà chúng ta cứ yêu để rồi phải toan tính thiệt hơn, rằng sợ nếu yêu hơn kết cục sẽ chỉ đổi lấy tổn thương nhiều. Chúng ta sợ hãi thua cuộc trong chuyện tình cảm, chúng ta sợ hãi phải thua.
Cuộc đời này chúng ta sẽ phải thua nhiều lắm. Hà tất bây giờ đã phải sợ hãi như vậy?
Chúng ta sẽ thua những chuyện tưởng như đã nằm trong tầm tay, sẽ còn bị ai đó làm tổn thương mà chẳng ngờ tới, cũng vì những bất công trong cuộc sống mà bị quăng quật cho tơi bời, lúc ấy mới biết, thua cuộc trong tình yêu chỉ là một kiểu thua cuộc quá đỗi nhẹ nhàng. Vì ít ra chúng ta sẽ không cảm thấy thứ quan trọng nhất cần bảo toàn trọn vẹn là trái tim – không bị chúng ta rao bán cái giá quá rẻ. Vì ít ra chúng ta đã sống một cách bạt mạng, không hời hợt, cũng chẳng giả dối. Vì ít ra chúng ta đã yêu hết mình, một cách vẹn tròn.
Người ta vẫn nhận thua thiệt về mình cả đời, có sao?
Bởi vì người ta có thể xác định rõ hạnh phúc của mình do đâu mà có, người ta có thể từ trong đổ nát tìm được bản ngã thật chính mình, người ta có thể trong đất trời dài rộng, lòng người mênh mông mà ôm chặt người mình yêu, kiên quyết đi đến tận cùng vạch đích cuộc đời.
Người ta có thể thua nhau trong tình yêu như thế, đâu có sao!
Video đang HOT
Người ta có thể mặc kệ tổn thương mà tiến tới, mặc kệ những xác suất sai lầm để tận hưởng cho trọn vẹn. Vậy thì cớ sao chúng ta quá ích kỷ để sợ chịu thua? Cớ sao chúng ta quá nhát gan để chỉ muốn chiến thắng? Cớ sao chỉ muốn làm người quay đi và rẽ sang hướng khác trước, mặc kệ đối phương tổn thương? Cớ sao chỉ muốn biến người khác thành kẻ dự bị, còn mình thì luôn tìm chỗ rút lui an toàn?
Cuộc sống này vốn không có gì là an toàn, càng không có điều gì tuyệt đối.
Chúng ta cứ cố chấp giành giật lấy những thứ chẳng phải thuộc về mình. Giành lấy vị thế mà có thể là cả đời này chẳng cần đến. Và rồi sẽ chia tay nhau… và rồi sẽ từ bỏ, cứ như thể mình mới là người nhận lấy tổn thương.
Thua nhau cả đời là một việc khó đến thế sao?
Tình cảm mà, thắng hay thua đâu quan trọng bằng trái tim cần gì? Khi chúng ta vẫn ve vuốt lòng tự trọng và khắt khe với cảm xúc, thì mọi thứ đánh đổi trong cuộc đời, đâu còn ý nghĩa gì nữa, phải không?
Theo Guu
Con gái nên biết cách "hư" để không "hỏng"
Xã hội vốn dĩ đã quá khắt khe với mọi thứ, nhất là đối với phái nữ. Nhiều cô gái đã giam giữ sự tự do của mình vào khuôn khổ vô hình của thiên hạ đặt ra, để rồi có câu nói:" Ráng tu 10 kiếp để làm con trai." Chỉ có con trai mới được quyền tự do, được quyền hư thôi sao?
Sinh ra là con gái vốn dĩ đã khổ, khổ từ cách ăn mặc, đi đứng cho đến lời ăn tiếng nói. Con trai chửi thề 10 câu thì người ta không nói gì nhưng khi con gái vừa nói bậy 1 câu thì lập tức "hữu xạ tự nhiên hương", người người bàn tán cho rằng nhỏ này hư.
Con trai uống cả chục lon bia mà không xỉn thì được khen giỏi. Con gái nhấp chút bọt trắng là đã bị chê là hư. Còn câu chuyện này thì đã quá quen thuộc: Trai ngủ với nhiều gái thì là đào hoa. Gái ngủ với nhiều trai thì... như bạn đã biết rồi đấy.
Xã hội vốn dĩ đã quá khắt khe với mọi thứ, nhất là đối với phái nữ. Nhiều cô gái đã giam giữ sự tự do của mình vào khuôn khổ vô hình của thiên hạ đặt ra, để rồi có câu nói:" Ráng tu 10 kiếp để làm con trai." Chỉ có con trai mới được quyền tự do, được quyền hư thôi sao ?
Hư là để trưởng thành, là để không trở nên "hỏng".
Mẹ bảo còn nhỏ thì lo học, không nên yêu vì sợ ta hư hỏng nhưng ta vẫn cãi mẹ và lao vào yêu vì con tim mách bảo. Sau đó nếu chia tay thì vẫn ung dung tự tại, tiếp tục học hành. Đó là hư. Nhưng nếu chia tay xong mà khóc lóc, van xin quỳ lại người yêu, đó là hỏng. Không quỳ trước cha mẹ thì thôi, cớ sao phải quỳ trước người dưng?
Ba bảo còn nhỏ thì lo học, kiếm tiền sớm làm gì kẻo hư hỏngnhưng ta vẫn cãi lời ba để kiếm tiền chi trả cho những chi phí của riêng mình và để sau này tự lập. Đó là hư. Nhưng nếu dựa vào cái cớ "Con đang kiếm tiền tự lập, ba phải cho con nhiều tiền để con làm cái này cái kia rồi mốt con trả sau" thì đó là hỏng.
Mẹ bảo là con gái thì không được đi bar vì người ta sẽ nói con gái của mẹ hư hỏng, chỉ biết đàn đúm nhưng ta vẫn cãi lời mẹ để đi chơi, để được biết thế nào là vui. Sau cuộc vui "đàn đúm" với đám bạn thì về nhà ngủ. Đó là hư. Nhưng nếu sau cuộc vui ta lại ghé vào khách sạn rồi bảo "Con đang ở nhà bạn, mai bạn chở về" thì đó là hỏng.
Gái hư liệu có hạnh phúc hơn gái ngoan? Chắc chắn rồi
Không hạnh phúc sao được khi gái hư được quyền làm những gì mình muốn, miễn là không gây hại đến những người xung quanh và cho bản thân. Còn gái ngoan dù muốn nhưng cũng chỉ muốn trong tư tưởng, không dám thực hiện.
Gái hư có một chút gì đó của sự bất cần đời, nhưng không phải kiểu bất cần không coi ai ra gì. Các cô luôn nhìn sự việc đơn giản, không cầu kỳ phức tạp. Gái hư không thể áp đặt những định kiến giáo điều lên bất kỳ ai vì trong tư tưởng của gái hư không có những định kiến.
Gái ngoan chờ cái nhìn của xã hội bớt khắt khe hơn về con gái thì họ mới bắt đầu dám hư. Nhưng xã hội mà lại, 10 năm hay 20 năm nữa cũng sẽ lại có những định kiến mới, nếu muốn hư thì các cô hãy hư ngay từ lúc này.
Nhiều cô gái từ nhỏ đến lớn luôn được ba mẹ bao bọc trong sự an toàn lại dễ hỏng hơn các cô gái hư vì không có sự trải nghiệm, không có "kiến thức hư". Ngoài ra các cô cũng sẽ khó trưởng thành hơn và dễ bị cám dỗ.
Còn những cô gái hư luôn có những kiến thức và kỹ năng sống cao, khó khi nào bị rơi vào cám dỗ vì các cô luôn đề cao sự cảnh giác để giữ mình khỏi những cuộc chơi không tốt.
Vì thế gái hư chưa chắc đã hỏng, mà gái ngoan chưa chắc đã ngoan.
Theo Blogtamsu
Vợ bắt tôi báo hiếu bố mẹ cô ấy Tôi lo cho vợ con không thiếu thứ gì, ngày sinh nhật mua quà cho vợ trị giá vài ngàn đô, nhưng báo hiếu bố mẹ một đồng vợ cũng khó chịu... Tôi năm nay gần 40 tuổi, làm việc cho một tập đoàn nước ngoài, thu nhập hàng tháng của tôi 50 triệu đồng. Vợ kém tôi 2 tuổi, làm việc cho...