Vị vua có 142 đứa con, nhiều nhất sử Việt
Vua Minh Mạng triều Nguyễn có rất nhiều vợ, ông nổi tiếng với phương thuốc giúp một đêm có thể làm 5 bà mang thai.
Theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả, vua Minh Mạng sinh năm 1791, tên Nguyễn Phúc Đảm và là con thứ tư của Gia Long. Ông lên ngôi năm 1820 – vị vua thứ 2 của triều Nguyễn được miêu tả là thông minh, hiếu học, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, rất chăm lo việc triều chính.
Chân dung vua Minh Mạng được phác họa trong cuốn sách xuất bản ở Anh năm 1828. Ảnh: Tư liệu
Trong cuốn Kể chuyện các đời vua nhà Nguyễn do ông Nguyễn Viết Kế biên soạn có viết, khi nghỉ ngơi vua có 5 bà vợ hầu hạ. “Một bà vấn thuốc têm trầu, bà quạt, bà đấm bóp, người ru và một để sai vặt. Mỗi bà một canh, hết 5 canh thì danh sách các bà được chuyển giao cho Tôn Nhơn phủ giữ để tiện theo dõi việc khai hoa nở nhụy của họ”.
Danh sách này thống kê, vua Minh Mạng đã ăn nằm với 43 phi tần, sinh hạ được 142 người con. Trong đó có 78 hoàng nam, 64 hoàng nữ. Ông cũng là vị vua có nhiều phi tần và đông con nhất trong số 13 vua triều Nguyễn.
Vua Minh Mạng là người được hưởng nhiều vui thú nhất trong các vua Nguyễn ở chốn phòng the. Số phi tần ăn nằm với vua có con là 43 người, song theo nhiều tài liệu trong cung vua có đến 500-600 người. Vợ ông phần lớn là con gái miền Nam.
Hai vương phi được sủng ái nhất là Hiền phi Ngô Thị Chính và bà Lệ Tân Nguyễn Gia Thị. Hiền phi sinh được 4 hoàng tử, 2 công chúa còn Nguyễn Gia Thị sinh được 7 hoàng tử và 3 công chúa. Hai bà thường xung đột nhau, Ngô Thị Chính cậy mình được vua yêu mến thường đánh ghen các bà khác. Vua Minh Mạng cũng nhiều lần đau đầu vì khó xử.
Theo một số sách, lúc lên ngôi năm 29 tuổi, vua Minh Mạng yếu về đường sinh dục do hưởng thụ sớm. Ông khi đó ra lệnh cho các quan ngự y phải giúp mình lấy lại sức khỏe.
Họ làm ra thang thuốc bổ ngâm rượu để vua dùng hằng ngày có tên Minh Mạng thang gồm 20 bài (có tài liệu ghi 24 bài). Trong đó, 2 bài nổi tiếng nhất là “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” (một đêm quan hệ 6 lần, sinh 5 con trai) và “nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử” (một đêm quan hệ 5 lần, sinh 4 con trai).
Hiệu nghiệm thuốc rõ rệt, vua Minh Mạng vì thế có đến hơn trăm người con. Thuốc cũng giúp vua thêm trí tuệ, minh mẫn để xử lý việc triều chính hằng ngày.
Giống cha, nhiều người con của vua Minh Mạng cũng sinh hạ hàng chục con. Trong đó, Thiệu Trị kế ngôi có 64 người con, đặc biệt nhất là Thọ Xuân Vương Miên Định có đến 144 người con, hơn cả cha mình. Một người con khác của Minh Mạng là Miên Trinh có 114 con. Tuy nhiên, cháu nội ông sau này là vua Tự Đức có đến 300 bà nhưng không sinh được con.
Minh Mạng được xem là vị vua anh minh của triều Nguyễn. Dưới thời của ông kinh tế ổn định, đời sống của người dân có phần sung túc sau nhiều năm chiến tranh. Hồi đó lãnh thổ Việt Nam được mở rộng hơn bao giờ hết. Vua Minh Mạng cũng đưa ra hàng loạt cải cách trong bộ máy chính quyền, giáo dục, nông nghiệp…
Video đang HOT
Toàn cảnh lăng mộ Minh Mạng ở Huế chụp đầu thế kỷ 20. Ảnh: Tư liệu
Vua Minh Mạng qua đời ngày 28/12/1841, thọ 50 tuổi, ở ngôi 21 năm. Lăng mộ ông hiện vẫn lưu giữ gần như nguyên vẹn ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sơn Hòa
Theo VNE
Dấu tích Quốc Tử Giám dưới triều Nguyễn
Với mục đích xây dựng đất nước giàu mạnh, triều Nguyễn đã cho xây dựng Quốc Tử Giám - trường đại học lớn nhất cả nước - để làm nơi đào tạo nhân tài.
Sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long bắt đầu công cuộc tìm kiếm nhân tài nhằm xây dựng nước nhà giàu mạnh. Một năm sau, vua cho xây dựng Đốc học đường tại An Ninh Thượng, nay là phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế).
Vua từng dụ rằng: "Muốn có nhân tài trước hết phải giáo hóa. Nay ở Kinh sư số học giả còn ít là bởi phép dạy chưa đầy đủ. Trẫm muốn mở Quốc học và Sùng văn để tỏ bày giáo hóa".
Hiện Đốc học đường chỉ còn lại 3 cổng chào.
Khu đất ngày xưa từng là Đốc học đường, nay được Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế sử dụng làm vườn ươm giống cây cảnh.
Thời vua Gia Long, Đốc học đường gồm một tòa nhà chính giữa và hai dãy nhà hai bên làm nơi giảng dạy của các đốc học, nơi học tập của giám sinh. Sau khi lên ngôi, năm 1820 vua Minh Mạng cho đổi tên Đốc học đường thành Quốc Tử Giám.
Vua Minh Mạng từng dụ rằng: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, chăm chăm đến việc tác thành nhân tài, đặt nhà học, cấp lương cho giám sinh, gia ân cho học trò, ban phát sách vở, đều mong học trò thành tài để nhà nước dùng".
Năm 1821, vua Minh Mạng cho xây dựng mở mang thêm, gồm tòa Di Luân Đường 5 gian 2 chái; phía sau là giảng đường 7 gian 2 chái; hai dãy nhà học đều 3 gian 2 chái, xung quanh là tường thành bảo vệ. Năm 1848, triều Nguyễn xây thêm hai dãy cư xá cho giám sinh ở trọ, mỗi dãy 9 gian, cùng một vài phòng ở cho các viên tế tửu (hiệu trưởng), tư nghiệp (hiệu phó).
Cùng với việc xây dựng Đốc học đường, năm 1808 vua Gia Long cũng cho xây dựng Văn Thánh Miếu để thờ Khổng Tử và Tứ phối (Nhan tử, Mạnh tử, Tử tư, Tăng tử).
Cổng chính của Văn Thánh Miếu vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Hiện Văn Thánh Miếu còn hai dãy nhà bia gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919).
Thời vua Gia Long, triều Nguyễn chỉ mở các khoa thi hương nên không có tấm bia tiến sĩ nào được dựng ở Văn Miếu. Đến thời vua Minh Mạng mới mở các khoa thi hội nên bia tiến sĩ cũng bắt đầu được dựng.
Sau trận bão năm 1904, Quốc Tử Giám bị hư hỏng nặng, nhà Nguyễn phải tiến hành tu sửa nhiều lần. Nhận thấy vị trí Quốc Tử Giám đặt tại An Ninh Thượng cách xa Kinh thành, năm 1908 thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời về nằm bên trong Kinh thành Huế, vị trí hiện nay tại số 1, đường 23/8 (phường Thuận Thành, thành phố Huế).
So với Quốc Tử Giám cũ, Quốc Tử Giám tại địa điểm mới có chút thay đổi về mặt công trình kiến trúc, quy mô và vật liệu xây dựng, nhưng các phòng ốc, tên gọi công trình vẫn giữ nguyên.
Trong số công trình kiến trúc tại Quốc Tử Giám, Di Luân Đường (ảnh), Tân Thơ Viện và tòa nhà dành cho vị Tế Tửu Quốc Tử Giám có giá trị nghệ thuật cao khi xây dựng theo kiến trúc của cung Bảo Định.
Năm 1923, thời vua Khải Định, Tân Thơ Viện (ảnh), nơi chứa sách của Quốc Tử Giám trở thành Bảo tàng Khải Định nên trường Quốc Tử Giám phải lập một thư viện mới. Hiện nay, Tân Thơ Viện là trụ sở của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.
Hai dãy nhà học hai bên Di Luân Đường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu. Công trình này có sự giao thoa kiến trúc Đông Tây.
Sau chiến tranh, Quốc Tử Giám được sử dụng làm trụ sở của Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế. Dãy nhà học bên trái Di Luân Đường nơi các giám sinh triều Nguyễn học ngày xưa nay được sử dụng làm nơi trưng bày các hiện vật chiến tranh thời chống Mỹ cứu nước.
Dãy nhà học bên phải được sử dụng làm nơi trưng bày các hiện vật chiến tranh thời chống Pháp cứu nước. Trước năm 1975, Quốc Tử Giám từng là trường Trung học Hàm Nghi.
Khu nhà giám sinh ngày xưa ở trọ học.
Vào thời nhà Nguyễn, những người học ở Quốc Tử Giám được gọi là giám sinh nhưng có những danh xưng khác. Theo đó, người học ở Quốc Tử Giám được Tôn Nhơn Phủ chọn gọi là tôn học sinh, người hàng năm địa phương cống lên gọi là cống sinh, con quan gọi là ấm sinh. Hàng tháng, các giám sinh được triều đình cấp học bổng, lương thực, dầu đèn...
Bia Thị học được đặt trước Quốc Tử Giám.
Một lần ghé thăm Quốc Tử Giám, vua Tự Đức đã làm một bài văn gồm 14 chương để răn dạy và khuyến khích giám sinh học hành. Toàn bộ nội dung bài văn này được khắc vào tấm bia dựng trước sân trường và vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Võ Thạnh
Theo VNE
Dấu tích pháo đài quân sự của triều Nguyễn Trấn Hải Thành (Thừa Thiên Huế) không chỉ là pháo đài quân sự của nhà Nguyễn mà còn là nơi các vua đến xem duyệt tập trận của thủy binh. Theo tư liệu lịch sử, Trấn Hải Thành trước đây có tên Trấn Hải Đài được xây dựng vào năm 1813, thời vua Gia Long, dưới sự giám sát thi công của quan...