Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất
Sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân ta khẩn trương bắt tay vào việc khôi phục hậu quả chiến tranh. Từ trong đau thương mất mát, bằng niềm tin và ý chí, chúng ta đã xây dựng một nước Việt Nam phát triển, ổn định, hòa bình…
Cách đây tròn 60 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ra đời. Theo nội dung Hiệp định, đất nước ta tạm thời chia cắt thành 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương – sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời.
Cũng từ đây, dòng sông Bến Hải mang trên mình mình sứ mệnh lịch sử: ranh giới chia cắt đất nước…
Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam
Để đảm bảo cho Hiệp định được thực thi nghiêm chỉnh, một Ủy ban giám sát Quốc tế đã được thành lập (Tổ Quốc tế 76). Ủy Ban này có nhiệm vụ đại diện cho hai bên đặt kế hoạch và thể thức thực hiện các điều khoản trong Hiệp định, đình chỉ các xung đột, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động liên quan đến Hiệp định Giơnevơ
Mô hình buổi làm việc của Ủy ban giám sát Quốc tế
Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. Dù chỉ cách nhau một khoảng cách rất ngắn, một con sông chỉ rộng khoảng 100m, nhưng có biết bao gia đình phải sống cảnh biệt ly mà không có cơ hội được đoàn tụ. Đối với người dân Vĩnh Linh, Quảng Trị, đấy mới chỉ là sự chia cắt ở phạm vi gia đình, còn đối với đất nước, dân tộc Việt Nam thì đấy là nỗi đau quá lớn, như khúc ruột bị chia làm hai. Suốt những năm tháng chiến tranh khốc liệt, nhân dân 2 bên chỉ biết nhìn sang bên bờ, thấy lá cờ đỏ tung bay trên cột cờ mà ngậm khóc. Nhưng trong cảnh phân ly càng tôi luyện thêm ý chí quyết tâm, đánh đuổi quân thù xâm lược.
Lúc đó, nhân dân 2 miền đều chất chứa một niềm tin và khát vọng, chỉ sau 2 năm khi Tổng tuyển cử diễn ra, Bắc – Nam sẽ thống nhất. Trong khi phía bờ Bắc tuân thủ mọi điều khoản trong Hiệp định đã ký thì bờ Nam, được sự hậu thuẫn của Mỹ, chúng quyết tâm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta.
Những năm tháng chiến tranh khốc liệt, đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải diễn ra những cuộc đấu trí “cân não” giữa quân và dân miền Bắc với lực lượng phía Nam. Trong đó, có những cuộc “đấu cờ” đầu giới tuyến kéo dài suốt 1.440 ngày đêm. Cũng có những lúc, không đấu được với cờ của ta, Mỹ – Ngụy đã cho rải bom nhằm đánh sập, làm rách cờ phía bờ Bắc. Chỉ tính riêng từ 5/1956 đến 10/1967, lần lượt 267 lá cờ Tổ quốc đã được treo trên kỳ đài Hiền Lương.
Biểu tượng mẹ Diệm vá cờ Tổ quốc được phục dựng tại nhà trưng bày. Trong chiến tranh, mỗi khi lá cờ Tổ quốc bị rách là mẹ lại thức trắng đêm vá lại để lá cờ mãi tung bay trên cột cờ giới tuyến
…và đấu màu sơn cầu
Video đang HOT
Niềm khát khao thống nhất của cả dân tộc phải chờ đợi đến 21 năm mới thực hiện được, sau bao hy sinh, mất mát (Ảnh tư liệu)
Trước nhà trưng bày vĩ tuyến 17 còn lưu lại những chiếc loa phóng thanh lớn. Trong chiến tranh, giữa ta và địch cũng thường xuyên có những cuộc “đấu loa”…
Di tích lịch sử cầu treo Bến Tắt cùng với khu tưởng niệm vừa được xây dựng để tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống. Trong chiến tranh, đây là địa điểm quan trọng vận chuyển vũ khí, lương thực chi viện cho chiến trường, nằm trên vĩ tuyến 17
Làng địa đạo Vịnh Mốc, một công trình thể hiện ý chí kiên cường của quân và dân ta. Qua bao năm tháng chiến tranh, công trình này đã trở thành nơi trú ẩn an toàn cho người dân, tránh được sự hủy diệt của bom, đạn quân thù
Du khách tham quan làng địa đạo Vịnh Mốc
Bến đò Tùng Luật, điểm vượt tuyến quan trọng trên sông Hiền Lương. Trong giai đoạn 1968 – 1972, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, Lực lượng TNXP 771, dân quân thôn Tùng Luật, dân quân xã Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Linh đã đảm bảo sự hoạt động liên tục của bến đò, kịp thời chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam và đảo Cồn Cỏ anh hùng. Tổng cộng, nơi đây đã đưa hơn 78.000 lượt thuyền, vận chuyển hơn 2 triệu lượt người và hàng vạn tấn vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam.
Khu di tích lịch sử Hiền Lương – Bến Hải
Nhân Kỷ niệm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/2014, tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Lễ hội thống nhất non sông và đón nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải. Nơi đây trở thành địa điểm lịch sử để du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu về quá khứ hào hùng của dân tộc ta. Một dân tộc từ trong đau thương đã “rũ bùn đứng dậy”… làm nên biết bao chiến thắng, khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
Một vị khách xem lại những bức ảnh lịch sử tại nhà trưng bày vĩ tuyến 17
Những ngày tháng 7, trở về với địa danh lịch sử, chúng ta cảm nhận biết bao sự đổi thay từ “tuyến lửa” anh hùng. Đi trên cây cầu Hiền Lương lịch sử, ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ giới tuyến, lòng chúng ta lại trào dâng cảm xúc khó tả.
Theo Dantri
Sông Bến Hải "dậy sóng" trong ngày hội thống nhất
Sáng 30/4, nhân kỷ niệm 39 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, tỉnh Quảng Trị đã đón nhận bằng Di tích lịch sử đặc biệt quốc gia đối với Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Thành Cổ Quảng Trị.
Lễ hội thống nhất non sông
Đúng 8h, tại Khu di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Lễ hội Thống nhất non sông với nghi lễ Thượng cờ tại kỳ đài Hiền Lương, được tổ chức trang trọng trong khí thế đất nước tưng bừng kỷ niệm 39 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2014).
Từ sáng sớm, từng dòng người trên khắp mọi miền nô nức trở về khu di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương để chứng kiến buổi lễ Thượng cờ. Đây là dịp để tôn vinh những chiến công bất tử, những hy sinh của nhân dân hai miền Nam - Bắc trong công cuộc thống nhất, độc lập tự do cả dân tộc, thực hiện di huấn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi".
Lễ thượng cờ diễn ra trang nghiêm, xúc động
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lá cờ trên đỉnh cột cờ Hiền Lương là niềm kiêu hãnh, niềm tin, ý chí, khát vọng và là sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Cây cầu Hiền Lương dài hơn 100m, nhưng nhân dân 2 miền Nam - Bắc đã phải thực hiện cuộc trường chinh trong suốt 21 năm gian khổ để đất nước có một Ngày hội Thống nhất non sông. Cây cầu nhỏ bé này đã là chứng nhân cho cuộc đấu tranh lâu dài, khốc liệt và oai hùng của toàn dân tộc ta, thể hiện ý chí, khát vọng và niềm tin vào ngày toàn thắng.
Đặc biệt, dịp này, tỉnh Quảng Trị đón nhận bằng Di tích lịch sử Đặc biệt quốc gia cho Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Thành Cổ Quảng Trị.
Tỉnh Quảng Trị đón nhận bằng Di tích lịch sử Đặc biệt quốc gia cho Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Thành Cổ Quảng Trị
Thay mặt chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Đức Cường cảm ơn sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã giành tình cảm sâu nặng với Quảng Trị, mảnh đất chịu nhiều đau thương trong chiến tranh. Qua đây, tỉnh Quảng Trị mong muốn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, tôn tạo, bảo tồn các di tích trên địa bàn để xứng đáng với tầm vóc của mảnh đất anh hùng và sự hy sinh to lớn của đồng bào, đồng chí đã ngã xuống, để Quảng Trị mãi là điểm tham quan, tri ân những người đã không tiếc máu xương cho nền hòa bình hôm nay.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: "Trong chiến tranh mảnh đất Quảng Trị đã chịu nhiều đau thương mất mát. Tuy nhiên, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị đã kiên cường, bất khuất, vượt lên chia cắt đau thương, đạn bom hủy diệt, một tấc không đi, một ly không rời để viết nên bản hùng ca thành đồng Tổ quốc trên vĩ tuyến 17 với Vĩnh Linh lũy thép anh hùng, lập nên nhiều chiến công; tiêu biểu là chiến thắng Đường 9, Khe Sanh rực lửa và Thành Cổ - Quảng Trị - biểu tượng chói ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Ông Đinh Thế Huynh mong muốn Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng đạt được trong quá trình xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp
Hy vọng với những thành tích đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh vốn có, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Rất đông cán bộ, nhân dân nô nức về dự lễ hội Thống nhất non sông.
Sông Bến Hải "dậy sóng"
Cùng ngày trên sông Bến Hải cũng diễn ra hội đua thuyền truyền thống. Tham gia Lễ hội đua thuyền gồm có 12 đội đến từ 9 đơn vị trong toàn tỉnh, các đội tranh tài ở 5 nội dung: bơi nam, nữ, kết hợp nam - nữ, cùng với 179 vận động viên.
Đây là hội bơi truyền thống được tổ chức hàng năm, mừng kỷ niệm ngày đất nước thống nhất
Ngay sau lễ thượng cờ và đón nhận bằng Di tích lịch sử Quốc gia, hàng ngàn khán giả đã tập trung về Đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải để cổ vũ cho các đội bơi.
Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải trong thời bình đã có bao sự đổi thay và là điểm tham quan của du khách thập phương
Trong tiếng reo hò, cổ vũ sôi nổi của khán giả, các đội bơi thi tài tranh nhau từng giây phút về đích khiến cho dòng sông lịch sử thêm "dậy sóng".
Trong chiến tranh, cầu Hiền Lương - sông Bến Hải phải oằn mình làm ranh giới chia cắt đất nước tạm thời. Đã có biết bao người con đất Việt đã anh dũng hy sinh trên tuyến sông này để đất nước được hòa bình, tự do. Phải đợi đến 21 năm sau, đất nước mới được thống nhất hoàn toàn, giang sơn thu về một mối.
Thời kỳ hòa bình, nhân dân vùng giới tuyến đã bắt tay vào xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Và, lễ hội đua thuyền là một hoạt động thể thao sôi nổi mừng chiến thắng. Bên cạnh đó, lễ hội còn mang ý nghĩa ca ngợi niềm tin và sức mạnh của nhân dân vùng tuyến lửa.
Kết thúc giải bơi, Ban tổ chức đã trao giải cho những đội tham gia. Giải Nhất đồng đội nam thuộc về huyện Triệu Phong, giải Nhì dành cho huyện Vĩnh Linh, giải Ba thuộc về đội Đông Hà. Về giải Nhất đồng đội nữ được trao cho huyện Triệu Phong, giải Nhì thuộc đội Hải Lăng, giải Ba thuộc về đội Vĩnh Linh. Giải Nhất toàn đoàn được trao cho đội Triệu Phong, Nhì thuộc về đội Vĩnh Linh, giải Ba thuộc về đội Cam Lộ.
Đưa thuyền bơi về bến
Chuẩn bị xuất phát...
Giây phút tăng tốc...
Nỗ lực về đích
Các đội bơi kình địch nhau từng khoảng cách.
Theo Dantri
Việt Nam bị chia 2 miền: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn "Qua các tư liệu có được có thể thấy lúc ấy Liên Xô kiên định ủng hộ ta nhưng chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề châu Âu, có phần thụ động và "khoán" các vấn đề Viễn Đông cho Trung Quốc. Như vậy là Hội nghị Genève về Đông Dương xuất phát từ nhu cầu của các nước lớn. Vấn đề...