Vì tương lai bóng đá Việt
Sự chia tay của HLV Park Hang-seo ở đội U23 Việt Nam sau SEA Games 31 gây ra rất nhiều nuối tiếc, nhất là sau thành tích bảo vệ thành công huy chương vàng.
ảnh minh hoạ
Di sản mà HLV Park Hang-seo để lại quá lớn, trong khi khả năng thành công của người tiếp nhận lại còn rất mơ hồ. Với hơn 5 năm làm việc, HLV Park Hang-seo trở thành nhà cầm quân lâu năm nhất và cũng là thành công nhất từ trước đến nay.
Trong quãng thời gian đó, bóng đá Việt Nam vươn đến những cột mốc mà chưa ai từng làm tốt hơn ông. Cũng vì thế, bất kỳ HLV nào khác cũng phải đối diện với áp lực khủng khiếp, bởi người hâm mộ rất dễ dàng lấy thành tích của người tiền nhiệm ra so sánh. Cái “công thức chiến thắng” mà HLV Park Hang-seo tạo ra, hầu như không thể thay thế.
Nhưng đã đến lúc, phải tiếp tục cuộc hành trình đến tương lai bằng một HLV khác, và một thế hệ trẻ khác, mà chúng ta, dù thế nào cũng phải đặt niềm tin vào họ. Tấm huy chương vàng SEA Games 31 vừa qua là một sự khẳng định cho vị thế số 1 của bóng đá Việt Nam tại làng cầu Đông Nam Á, nhưng cũng phải thừa nhận, đây không phải là lứa cầu thủ có thể tiến xa hơn các cầu thủ đội tuyển quốc gia hiện tại. Chiến công tại SEA Games có sự phụ thuộc lớn vào 3 cầu thủ quá tuổi ( Hùng Dũng, Tiến Linh, Hoàng Đức) cũng như hệ thống mà HLV Park Hang-seo đã xây dựng 5 năm qua. Đó là những gì thuộc về quá khứ chứ không phải của tương lai.
Thực tế, chất lượng của đội ngũ U23 hiện nay vốn đã bị nghi ngờ khi họ còn ở đội U19 của 3 năm trước. Thời điểm đó, những cầu thủ này được chọn để đầu tư trọng điểm cho “Giấc mơ World Cup” với sự bảo trợ tài chính của VinGroup thông qua Trung tâm Đào tạo PVF. Tuy nhiên, thế hệ U19 khi đó thất bại ở các giải U18 Đông Nam Á và châu Á cùng năm, còn việc đầu tư cho họ hiện chưa biết ra sao sau khi PVF không còn thuộc VinGroup. Đánh giá một cách công bằng, huy chương vàng SEA Games 31 vừa qua là thành tích vượt mong đợi nếu nhìn lại 3 năm trước.
Tân HLV Gong Oh-kyun và học trò ông có thể sẽ không thành công tại U23 châu Á, nhưng không nên xem đó là thảm họa. Đây là một ngọn núi quá lớn đối với một HLV có thời gian làm việc quá ngắn cùng một đội ngũ không nhiều chất lượng. Huy chương vàng SEA Games 31 là một cú hích về tinh thần, nhưng sân chơi châu Á cần nhiều hơn các yếu tố chuyên môn. Không chỉ có HLV Gong Oh-kyun mà ngay cả bóng đá Việt Nam cũng cần cho mình thêm thời gian để hướng đến tương lai.
Tương lai ấy, nằm ở việc tiếp tục nâng cao hiệu quả của đào tạo, nhìn nhận đúng chất lượng của các tuyến U17, U19 và đưa ra những giải pháp căn cơ từ đó chứ không phải là hy vọng sẽ có thêm một Park Hang-seo để giúp U23 hiện nay thành công như trước. Hoạt động thi đấu bóng đá quốc tế đang hồi phục. Đến tháng 10, Việt Nam sẽ đăng cai vòng loại U17 châu Á, sau khi tham dự vòng loại U20 châu Á tại Indonesia.
Đây là những đấu trường mà từ đó chúng ta có những Quang Hải, Văn Hậu hay Công Phượng, Tuấn Anh. Đó cũng là những bài kiểm tra “tốt nghiệp” cho hoạt động đào tạo trẻ, bởi nếu các cầu thủ trẻ thi đấu thành công, họ sẽ có chỗ đứng tại CLB và đội tuyển U23. Cần phải khôi phục và tìm được nguồn tài chính đủ lớn để tiếp tục “Giấc mơ World Cup” của 3 năm trước. Nói cách khác, phải tiếp tục đầu tư cho bóng đá trẻ thay vì kỳ vọng những khác biệt từ tấm huy chương vàng SEA Games 31.
Chu kỳ thành công của bóng đá Việt Nam còn nguyên. Thế hệ từng dự U20 World Cup 2017 và á quân U23 châu Á 2018 hiện vẫn đang là trụ cột của đội tuyển quốc gia, có thể chơi bóng đỉnh cao ít nhất 3 năm nữa, và vẫn còn đó HLV Park Hang-seo, người còn nhiều khao khát. Bên cạnh đó, qua giải vô địch U23 Đông Nam Á cũng như SEA Games 31, thực tế là các nền bóng đá tại Đông Nam Á cũng chưa có chuyển biến đặc biệt nào. Ngay đến Thái Lan, hiện đang phải dùng nhiều cầu thủ sinh sống ở châu Âu, không phải là sản phẩm do nền bóng đá của họ trực tiếp tạo ra. Về cơ bản, vị thế số 1 Đông Nam Á của Việt Nam chưa gặp thách thức nghiêm trọng nào và thời gian dành cho thế hệ tiếp nối vẫn còn để hy vọng.
U23 Việt Nam và sân chơi trẻ
Trong danh sách 27 cầu thủ thuộc nhóm U23 đầu tiên mà HLV Park Hang Seo triệu tập cho SEA Games 31, có đến 6 người đang chơi bóng ở giải hạng Nhất.
Đây có lẽ là đội dự tuyển SEA Games có thành phần nhân sự ít tính cạnh tranh nhất từ trước đến nay.
4 năm không tiến bộ?
Năm 2018, đội tuyển U19 Việt Nam khi đó cũng do HLV Hoàng Anh Tuấn dẫn dắt giành quyền tham gia VCK châu Á mang theo kỳ vọng sẽ có thêm một lứa U19 tương tự như 2 năm trước từng làm nên lịch sử với việc dự U20 World Cup. Tuy nhiên, giải U19 châu Á đó không thành công, báo hiệu một sự sa sút về chất lượng cầu thủ trẻ cho đến tận bây giờ.
Gần tròn 4 năm, chỉ có 6 cầu thủ từng dự U19 châu Á năm đó được triệu tập tại SEA Games 31. Trong số này, cũng chỉ có 1 cầu thủ vươn được đến trình độ đội tuyển quốc gia cũng như có suất đá chính tại CLB, đó là trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh của Hà Nội FC, một đội bóng luôn sẵn sàng trao cơ hội cho các cầu thủ trẻ. Một câu hỏi đơn giản: Những cầu thủ trẻ xuất sắc còn lại ...đi về đâu?
Trước hết, cũng cần phải sòng phẳng rằng, quá trình phát triển của cầu thủ trẻ không theo chiều thẳng đứng. Bây giờ là tuyển thủ U19 thì không có nghĩa vài năm sau, nghiễm nhiên có suất ở U23 hoặc đội tuyển quốc gia.
Về nguyên tắc, chỉ có những cầu thủ tốt nhất ở thời điểm tập trung các đội tuyển thì mới đủ điều kiện để triệu tập, không hề có một bản danh sách đóng khung nào cả. Chưa kể, còn tùy vào quan điểm của HLV đang nắm U23 hay ĐTQG. Tiêu chí quan trọng nhất vẫn là chọn cầu thủ đang chơi bóng ở V-League.
Nhưng thực tế bóng đá Việt Nam cũng cho thấy đã có những thế hệ cầu thủ có được sự phát triển đều đặn theo phương thẳng đứng từ U19 hoặc U21 và duy trì tài năng ở một quãng dài. Lứa cầu thủ U19 của năm 2001, sau đó phát triển thành U23 của năm 2003 là ví dụ.
Gần nhất, là 3 thế hệ U19 liên tiếp của các năm 2012 (có Hùng Dũng, Quế Ngọc Hải, Đặng Văn Lâm) và 2014-2016 (Công Phượng, Tuấn Anh, Quang Hải, Tiến Linh, Hoàng Đức). Đó là kết tinh của đội tuyển quốc gia tạo ra thành công suốt 5 năm qua mà bóng đá Việt Nam đang có.
Bùi Hoàng Việt Anh là cầu thủ hiếm hoi thuộc thế hệ U19 Việt Nam năm 2018 được góp mặt ở đội tuyển Việt Nam cũng như được đá chính thường xuyên tại V-League. Ảnh: Hoàng Linh
Vậy tại sao lứa U19 của các năm 2018 và 2020 lại không tạo ra được sự đột phá nhân sự nào dù 2 đội bóng trẻ này đều giành quyền dự VCK U19 châu Á. Sự khác biệt cũng không khó nhìn thấy: Cơ hội thi đấu đỉnh cao của họ không tồn tại.
Khoảng hở chết người
Bóng đá cấp châu lục và cả Đông Nam Á đều không có một giải đấu nào nằm giữa lứa U19 và U23. Như vậy, một tuyển thủ U19 của Việt Nam, sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ quốc gia và cùng kết thúc quá trình đào tạo, thì buộc phải tự tìm chỗ đứng cho mình. Nếu như các cầu thủ trẻ ấy phải xuống đá bóng ở giải hạng Nhất, hoặc tệ hơn là không thi đấu, thì chỉ cần 1-2 năm, tài năng nhiều khả năng bị thui chột, rất khó có cơ hội phát triển bản thân cho dù họ từng là những người tốt nhất trong độ tuổi của mình.
Vấn đề nằm ở chỗ, không có "đất" cho họ ở phần đỉnh cao. Tầm tuổi 19-20, cơ hội được ra sân tại V-League trong màu áo CLB gần như là vô vọng. Hiện các nhà quản lý chỉ mới "khuyến nghị", yêu cầu đăng ký một số lượng nhất định cầu thủ U21 tại V-League nhưng không hề có bắt buộc CLB phải sử dụng.
Không đủ năng lực ra sân, các cầu thủ trẻ chỉ trông đợi vào giải U21 quốc gia hằng năm. Tuy nhiên, giải đấu quan trọng này chỉ có tối đa chưa đến 10 trận đấu suốt một năm do thể thức thi đấu vòng loại hay VCK đều là chia bảng thi đấu.
Đó là một nghịch lý rất kỳ quặc nhưng tồn tại hàng chục năm qua, không ai nghĩ đến chuyện thay đổi. Tầm U19 trở xuống, do vẫn còn trong thời gian đào tạo nên có thể thi đấu ít cũng chưa là vấn đề gì lớn. Nhưng độ tuổi từ 19-22 thì ở đâu cũng cần có một hệ thống thi đấu dày đặc nhằm giúp cầu thủ trẻ hoàn thiện kỹ năng.
Tại các quốc gia tiên tiến, những đội U23 hoặc đội hình dự bị của các CLB có thể chơi hơn 50 trận mỗi mùa. Đá càng nhiều thì càng giúp CLB chọn lọc được tài năng để đưa lên đội 1 sớm. Tại Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại.
Thế hệ của Văn Quyến, Quốc Vượng, Tài Em ... hay sau này là Công Phượng, Quang Hải, Hoàng Đức ... đều từng được đá chính tại đội 1 cấp CLB từ năm 18-19 tuổi. Họ có tài là một chuyện, nhưng may mắn là ở thời điểm đó, các CLB đã tạo đất để họ được diễn. Năm 2015, bầu Đức còn sẳn sàng "dọn" cả các công thần để đưa cả lứa U19 lên đá V-League dù có thể khiến HAGL rớt hạng. Đó là ví dụ.
Nhưng cũng chính bầu Đức, bằng bản hợp đồng chuyên nghiệp kéo dài đến tận năm 28 tuổi đã giữ chân lứa này đá suốt tại đội 1, khiến cho các lứa cầu thủ được đào tạo sau đó lại không thể có chỗ đứng tại HAGL.
Trong danh sách U19 dự giải châu Á năm 2018, có 5 cái tên đến từ HAGL nhưng hiện nay, không ai chen chân vào được đội 1 của đội bóng phố Núi và kết quả là HAGL cũng chỉ có mỗi 1 cầu thủ trong danh sách dự tuyển SEA Games là Dụng Quang Nho hiện cho Hải Phòng mượn nên đá chính và được HLV Park Hang Seo triệu tập (và sau này có thêm Trần Bảo Toàn được gọi lên theo diện bổ sung thay thế Hoàng Xuân Tân bị chấn thương).
Không hề đơn giản để tạo ra những lứa cầu thủ tài năng một cách liên tục và đều đặn, nhưng chắc chắn là không thể nào có tài năng nếu cứ đào tạo mà không hề tạo ra sân chơi để họ tỏa sáng. Các đội tuyển U23 và quốc gia luôn sử dụng các cầu thủ có phong độ tốt nhất trong màu áo CLB ở sân chơi cao nhất (V-League), nhưng nếu những tài năng trẻ 19-20 tuổi mỗi năm chỉ đã chưa đến 10 trận, rồi ngay cả các giải hàng đầu như V-League, hạng Nhất cũng chưa quá 30 trận/mùa, thì làm sao có cơ hội để những tài năng ấy được đánh giá, nhìn nhận.
Thế nên, vấn đề chất lượng của đội tuyển U23 Việt Nam tại SEA Games không đơn thuần chỉ là đánh giá cảm tính, mà cần nhìn nhận đến sự trách nhiệm của chính các nhà quản lý.
Không phải Quang Hải hay Hoàng Đức, thầy Park sẽ đá SEA Games bằng Công Phượng, Tuấn Anh? Phương án tối ưu nhất cho U23 3 Việt Nam ở SEA Games 31? Còn ai ngoài Quang Hải, Hoàng Đức & Hùng Dũng? Họ hay nhất, nhưng chưa chắc đã là phương án "hợp lý" nhất của ông Park. "Đút túi" HCV SEA Games Quả tình, nếu đặt cạnh lứa U22 Việt Nam từng dễ dàng "lấy vàng" SEA Games về cho...