Vi trùng, vi khuẩn ngập bể bơi mùa hè
Vừa qua, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đã phối hợp với trung tâm y tế các quận, huyện tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh bể bơi trên địa bàn thành phố.
Theo đánh giá chung của Trung tâm, trong số các bể bơi được kiểm tra vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người bơi.
Bỏ ngỏ chất lượng?
Một số bể bơi bị “chỉ mặt đặt tên” như Tăng Bạt Hổ, Công viên Cầu Đôi, bể bơi Nhà Văn hoá Hoàn Kiếm, Bách khoa, Xí nghiệp Cung ứng Hàng không… ở những điểm này, khu phụ trợ như nhà tắm, nhà vệ sinh chưa sạch sẽ, tồn đọng rác, rêu bám.
Bể bơi mất vệ sinh là nơi ủ nhiều mầm bệnh
Tại các bể bơi như Công viên Cầu Đôi, Xí nghiệp Cung ứng Hàng không, Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội… công tác khử trùng chưa đều, nồng độ clo dư trong nước không có hoặc quá cao, ảnh hưởng không tốt đến da và mắt của người bơi.
Cũng theo Trung tâm Y tế dự phòng, vào những ngày nắng nóng, nhiều bể bơi với diện tích chỉ 200m2 nhưng luôn có tới 200 – 300 người cùng tắm. Nếu đối chiếu với quy chuẩn diện tích tối thiểu cho một khách phải đạt 3m2 thì gần như hầu hết các bể bơi ở Hà Nội không đáp ứng được.
Anh Nguyễn Minh Tuân, Giám đốc Công ty Quà tặng cao cấp UVIP Việt cho biết: “Nhà mình có 2 cháu nhỏ, mấy hôm nay mất điện, trời nóng nên mình hay đưa các cháu đi bơi tại bể bơi Nguyễn Quý Đức. Nước trông thì trong xanh nhưng sặc mùi clo, thỉnh thoảng lại thấy bọ gậy ngoe nguẩy trông mà hãi. Ngâm mình một lúc dưới nước thấy các cháu kêu ngứa, người mẩn đỏ chẳng biết có ảnh hưởng gì không?
Video đang HOT
Nhưng bơi dần cũng thành quen, bể bơi nào chẳng thế, nắng nóng không xuống tắm nhanh còn chẳng có chỗ mà chen. Muốn bể bơi đảm bảo vệ sinh chắc chỉ đến những khách sạn cao cấp nơi có giá “cắt cổ”".
Ông Kiều Văn Hải, Giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư Công nghệ Bách khoa nói: “Tôi là người có con nhỏ, thường xuyên đưa cháu và gia đình đi bơi. Theo đánh giá của tôi, các hồ bơi hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập về chất lượng dịch vụ trong đó quan trọng nhất là chất lượng nước trong hồ. Hiện nay vẫn sử dụng chất khử trùng clo trong các bể bơi vì lý do kinh tế. Nếu nước trong bể bơi không được xử lý đạt chuẩn trước khi khử trùng clo sẽ là nguyên nhân tạo ra các chất độc hại đến sức khỏe của người bơi, đặc biệt là trẻ nhỏ…”.
Tiềm ẩn bệnh tật
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã chỉ ra: Bể bơi công cộng là nơi rất dễ chứa những mầm bệnh. Ngoài các chất hữu cơ và chất khử trùng, nước trong bể bơi còn chứa thêm mồ hôi, tóc, tế bào chết, nước tiểu (theo kết quả cuộc khảo sát này thì cứ 5 người lớn thì có 1 người thừa nhận đi tiểu trong bể bơi), các loại mỹ phẩm trang điểm và kem chống nắng.
Các chất hữu cơ này thường giàu nitơ, do đó khi kết hợp với các chất khử trùng sẽ tạo ra sự biến đổi về mặt hóa học và chuyển thành các chất độc hại đối với cơ thể. Các chất độc hại này khi tiếp xúc với cơ thể con người trong thời gian dài có thể gây đột biến gen, dị tật, thúc đẩy quá trình lão hóa, gây ra các bệnh về hô hấp…
Ông Lê Hữu Kiển, chuyên gia về công nghệ hóa học cho biết: “Clo kết hợp với chất hữu cơ và nước tiểu trong nước tạo thành Nitrit, nitrogen tricholoride… có nguy cơ ảnh hưởng đến da, gây ung thư da, hen suyễn trẻ nhỏ… Để giảm thiểu nguy cơ đó phải kết hợp nhiều biện pháp: Duy trì nồng độ clo thích hợp, nguồn nước đạt chuẩn trước khi cấp vào bể, thay nước bể hợp vệ sinh theo chu kỳ…”.
Trao đổi với PV, Bác sĩ Nguyễn Thị Thắm thuộc Viện Da liễu Hà Nội cho biết: “Những hóa chất sử dụng trong hồ bơi có thể gây ảnh hưởng đến người tắm, tuy nhiên không phải ai cũng bị ảnh hưởng, vì mỗi người thích ứng với môi trường khác nhau. Cùng môi trường nước, có người bị dị ứng, mẩn ngứa nhưng cũng có những người không bị sao.
Tuy nhiên, trong nước tồn tại nhiều vi khuẩn, mầm bệnh chủ yếu là nấm. Chúng có thể sống được trong môi trường nước clo một thời gian dài. Nếu vệ sinh không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho một số bệnh lây lan qua đường nước có cơ hội phát triển. Cụ thể như các bệnh đường tiêu hoá do vô tình uống phải nước bẩn tại bể bơi, đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng) và nhất là các bệnh ngoài da”.
Theo bà Thắm, bản thân Bệnh viện Da liễu Hà Nội cũng tiếp nhận không ít bệnh nhân mắc bệnh sau khi đi bơi, chủ yếu là ghẻ, viêm da, mẩn ngứa… Ngoài ra, cũng nhiều người mắc bệnh về tai, đặc biệt là chứng viêm tai ngoài, một số người còn có nguy cơ bị viêm tai giữa do vi khuẩn xâm nhập vào.
Bác sĩ Thắm cũng khuyến cáo: “Tuy vậy, mọi người cũng không nên sợ đi bơi, hãy chọn cho mình những bể bơi sạch sẽ, hợp vệ sinh. Trước khi xuống bể, mọi người nên tắm sạch giúp loại bỏ bớt mồ hôi, mỹ phẩm. Các bể bơi cũng nên sử dụng hóa chất, phương pháp tẩy uế thích hợp đảm bảo môi trường nước và sức khỏe cho khách hàng”.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết: “Mới đầu mùa hè nhưng bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị mắc bệnh do đi bơi, chủ yếu là bệnh viêm tai, bệnh đường hô hấp. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 30 – 40% trẻ em bị tái phát bệnh tai, mũi, họng do đi bơi tại bể không đảm bảo vệ sinh”.
Theo Nguoiduatin
Cô sinh viên quyết lấy chồng mang H
Biết cô yêu người có H, bố mẹ đã ra sức ngăn cản, thậm chí còn dọa sẽ từ con, nhưng không lay chuyển được quyết tâm của cô.
Huyền về nhà chồng khi đang là sinh viên ĐH Vinh (Nghệ An)
Một mình chống lại... gia đình
Tôi được một cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An giới thiệu: Ngay ở TP Vinh có một mối tình hiếm có. Mặc dù biết người mình yêu có H nhưng cô gái ấy vẫn cứ yêu, cứ lấy. Cuộc sống của họ giờ rất hạnh phúc. Không chỉ vậy, họ còn làm tư vấn cho những người có H khác.
Sau lời giới thiệu, chúng tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ trên đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh - nơi đôi vợ chồng trẻ sinh sống. Ra đón chúng tôi, chị Huyền khá niềm nở. Chị kể câu chuyện về cuộc đời, về mối tình cảm động của mình một cách nhỏ nhẹ, khiêm nhường.
Đang học năm thứ 3, khoa Sư phạm Mầm non, Đại học Vinh, Huyền nhận lời yêu một chàng trai ở thành phố Vinh. Yêu nhau hơn một năm, chị biết tin người yêu mình bị nhiễm HIV. Chị kể lại: "Tôi đã ngất đi mấy lần, tâm trạng cực kì đau khổ. Lúc đó, nhiều người khuyên tôi, chưa cưới nhau thì lo gì, bỏ đi là được. Thế nhưng, khi chứng kiến người yêu bị người thân trong gia đình, bạn bè xa lánh, tôi không cầm nổi lòng. Tôi bỏ tất cả mọi lời can ngăn, quyết định yêu anh ấy, hy sinh cuộc đời cho người mình yêu".
Nhưng quyết tâm ấy của Huyền vấp phải sự ngăn cản của bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Biết tin con gái mình yêu người có H, bố mẹ Huyền đã lên tận trường can ngăn, khóc lóc, thậm chí dọa sẽ từ mặt. "Nhưng tình yêu của tôi dành cho anh ấy không thể nào dứt được. Nếu ngày đó, mình xa lánh anh ấy thì có thể anh ấy sẽ hư hỏng, sa đọa, biết đâu lại lây H đến cho người khác", Huyền nói.
Ngoài công tác xã hội, Huyền còn làm thêm nghề rửa xe để kiếm thêm thu nhập
Huyền chưa dứt lời, chồng chị ngồi kế bên đã nối tiếp câu chuyện: "Tôi bị H vì một lần theo bạn đi "chơi". Một lần ham vui mà ân hận cả đời. Khi biết tin mình bị H, tôi cũng đã để người yêu mình ra đi. Tôi bảo với cô ấy tìm một người khác mang hạnh phúc đến cho mình, nhưng cô ấy không chịu. Giờ thì tôi thật hạnh phúc vì có một người vợ yêu thương mình đến thế. Đến nay, cưới về rồi, cô ấy không chỉ là người vợ mà còn là một bác sỹ điều trị chăm sóc cho tôi nữa".
Quyết tâm sinh con
Chúng tôi hỏi: "Đã bao giờ chị thấy hối tiếc vì quyết định của mình?". Huyền trầm ngâm một lúc rồi nói: "Cuộc đời này sống được có một lần thì mình làm được gì, giúp được gì cho người mình yêu là vui rồi. Tôi chưa từng hối tiếc điều gì cả".
Ngày đầu quyết định gắn bó cuộc đời với người yêu, Huyền đã nghĩ xác suất "dính" H là rất cao. Bởi thế, để trang bị cho mình, chị đã tích cực tham gia các buổi tư vấn, nghiên cứu tài liệu liên quan đến những người có H. Sau thời gian nghiên cứu, khi có vốn kiến thức chị không những "phòng bị" cho mình mà còn "mở lớp" tư vấn, tuyên truyền cho mọi người biết cách phòng chống căn bệnh thế kỷ.
Mặc dù lấy chồng có H nhưng là một người phụ nữ, Huyền cũng rất muốn có con. Mỗi khi gặp gỡ bạn bè, thấy họ cho con đi chơi, Huyền lại càng quyết tâm sinh con. Chị tìm hiểu và được biết hai vợ chồng có H vẫn có thể sinh con khoẻ mạnh bằng phương pháp lọc rửa tinh trùng hay thụ tinh trong ống nghiệm. Nhờ tư vấn của các bác sỹ ở Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An, hiện vợ chồng chị vừa được đón nhận niềm vui khi đứa con trai đầu lòng ra đời. "Giờ nhìn đứa con mình lớn lên khỏe mạnh, bụ bẫm vợ chồng tôi vui lắm. Tôi chỉ mong sao sức khỏe chồng tôi được kéo dài thêm nhiều năm nữa", Huyền hy vọng.
Đến thời điểm này, nhờ được trang bị những kiến thức phòng tránh H, nên sinh hoạt vợ chồng chị Huyền vẫn bình thường. Bên cạnh đó, Huyền rất năng nổ, nhiệt tình trong công việc tuyên truyền, tư vấn và chăm sóc người bệnh tại nhà. Với sự am hiểu của mình, nhiều người có H đã tìm đến nhờ Huyền tư vấn. Đặc biệt, với tình yêu, sự chăm sóc của người vợ nên chồng Huyền vẫn khoẻ mạnh và đang là một đồng đẳng viên tích cực.
Ngoài công tác xã hội, hai vợ chồng Huyền còn làm thêm nghề rửa xe để kiếm thêm thu nhập, dành dụm tương lai cho cậu con trai vừa mới chào đời.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Miếng rửa chén bát dễ gây bệnh Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, nhà bếp là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất trong mỗi gia đình. Trong đó, miếng xốp rửa chén được xem là "thủ phạm" chính. Trên DailyMail, chuyên gia khoa học Michael Hanlon cảnh báo, trong gian bếp của mỗi nhà có nhiều nguy hiểm ẩn giấu, trong đó đáng chú ý nhất là miếng...