Vì Trung Quốc, Mỹ chỉ bán hàng cũ cho Đài Loan?
Vũ khí Mỹ hiện chiếm vị trí &’danh dự’ trong lực lượng vũ trang đảo Đài Loan, tuy nhiên rất ít trong số đó là vũ khí mới được Mỹ bán.
Mới đây nhất là hôm 4/12, Thượng viện Mỹ đã thông qua “Dự luật chuyển giao tàu chiến hải quân”, cho phép chính quyền của Tổng thống Obama bán cho Đài Loan 4 chiếc tàu hộ vệ lớp Perry. Dự luật này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía Trung Quốc.
Nội dung dự luật số 1683 đã được thông qua cả hai viện của Quốc hội. Theo đó Mỹ sẽ bán cho Đài Loan 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Perry gồm: Tàu USS Taylor, USS Gary, USS Carr, và USS Elrod.
Dự luật chuyển giao tàu chiến lớp Perry cho Đài Loan được Hạ viện Mỹ trình lần đầu tiên hồi tháng 11/2013 và thông qua hồi tháng 4/2014. Đồng thời, phía Đài Loan và Mỹ cũng đã trao đổi cụ thể về chương trình chuyển giao.
Tàu hộ vệ lớp Perry
Tàu hộ vệ lớp Perry Mỹ bán cho Đài Loan có chiều dài 136m, lượng giãn nước 4.200 tấn, thủy thủ đoàn 176 người. Tàu có phạm vi hành trình tối đa 8.334 km, tốc độ tối đa 29 hải lý/h. Trên tàu có một nhà chứa máy bay có thể sử dụng cho 2 trực thăng.
Nguyên bản tàu hộ vệ lớp Perry được trang bị tên lửa hành trình chống hạm chủ lực RGM-84 Harpoon, tầm bắn 130km, được phóng đi từ bệ phóng Mk-13, có khả năng bắn hạ mục tiêu ở trần bay hơn 24.000m, tầm bắn từ 70-170km.
Tàu lớp này được trang bị pháo hạm Oto Melara Mk75 cỡ 76mm có khả năng tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ tầm gần ở cự ly tối đa 16km và mục tiêu trên không tầm bắn 12km.
Ngoài ra tàu còn được trang bị tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Phalanx Mk15 Block 1B (tầm bắn 1.500m) cung cấp khả năng đánh chặn tên lửa hành trình đối hạm và chống máy bay tầm thấp.
Video đang HOT
Được biết đây không phải là lần đầu tiên Mỹ bán vũ khí có ý nghĩa chiến lược cho Đài Loan, trước đó hồi năm 2007, Mỹ đồng ý bán cho Đài Loan 12 chiếc P-3C Orion đã qua sử dụng và được tân trang lại. Tổng giá trị hợp đồng vào khoảng 1,96 tỷ USD.
Máy bay E-2K của Đài Loan
Theo đánh giá của giới chuyên gia phi đội P-3C này sẽ thay thế những chiếc S-2T (26 chiếc mua từ năm 1986) đã lạc hậu của Đài Loan và giúp hòn đảo này tăng cường đáng kể khả năng đối phó với tàu ngầm Trung Quốc. P-3C Orion có tầm hoạt động trên 5.000 km, tức là gấp hơn 6 lần so với S-2T.
Theo thông tin công khai, P-3C Orion dài 35,6 m, có sải cánh 30,4 m. Máy bay có trọng lượng rỗng 35.000 kg và trọng lượng cất cánh tối đa là 64.400 kg.
Loại máy bay săn ngầm này có thể đạt tốc độ tối đa 750 km/h với thời gian bay liên tục khoảng 16 tiếng. Máy bay có khả năng phát hiện tàu ngầm đang lặn và được trang bị các loại tên lửa diệt ngầm, không đối hải hiện đại.
Ngoài máy bay săn ngầm P-3C Orion, Đài Loan cũng đã ký hợp đồng trị giá 2,53 tỷ USD mua 30 chiếc AH-64E Apache của Mỹ để thay thế 2 phi đội AH-1W Super Cobras hiện nay.
Ngoài ra, Đài Loan cũng ký hợp đồng trị giá 3.11 tỷ USD mua 60 chiếc UH-60M Black Hawk để thay thế UH-1H đã qua sử dụng. Hợp đồng bắt đầu được thực hiện từ tháng 3/2014.
Hồi năm 1995, Đài Loan đã mua bốn máy bay tương đối hiện đại E-2T của Mỹ và thêm hai chiếc E-2K hồi năm 2006. Năm 2008, Mỹ đồng ý nâng cấp bốn chiếc E-2T lên chuẩn E-2K.
Trong số vũ khí kể trên được Mỹ bán cho Đài Loan thì chỉ có trực thăng Apache là hàng mới, còn toàn bộ số vũ khí còn lại đều đã được quân đội Mỹ sử dụng.
Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã được cải thiện đáng kể sau khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền tại Đại Loan từ năm 2008. Tuy nhiên, hai bên vẫn có những bất đồng khi và liên tục tăng cường sức mạnh quân sự.
Đài Loan tiến hành hiện đại hóa quân đội với phần lớn vũ khí, khí tài mua của Mỹ và vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.
Ngày 8/4, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn phát biểu với các phóng viên sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel rằng, “chúng tôi yêu cầu Quốc hội Mỹ ngừng việc xúc tiến bất cứ đạo luật nào liên quan đến Đài Loan và chính phủ Mỹ cần ngăn cản Quốc hội phê chuẩn dự luật này”.
Ngay sau đó, ngày 10/4, tại một cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng lên tiếng cho rằng, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là vi phạm nghiêm trọng ba thông cáo chung của Mỹ và Trung Quốc.
Đặc biệt là những nguyên tắc trong bản tuyên bố ngày 17/8, can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc, phía Trung Quốc kiên quyết phản đối. “Trung Quốc đề nghị Quốc hội Mỹ ngừng ngay việc thảo luận nghị quyết có liên quan đến Đài Loan, để trách gây tổn hại đến quan hệ Trung – Mỹ, làm ảnh hưởng đến hòa bình phát triển mối quan hệ hai bờ”, ông Hồng Lỗi nói.
Theo NTD
ASEAN kêu gọi Trung Quốc tuân thủ cam kết an ninh
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ngày 20.5 kêu gọi Trung Quốc tuân thủ những điều khoản trong bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đồng lòng kêu gọi Trung Quốc thực hiện các cam kết an ninh với khu vực - Ảnh: Bộ Quốc phòng Singapore
Lời kêu gọi được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) lần thứ 8 ở thủ đô Naypyitaw (Myanmar), diễn ra từ 19 - 21.5. Tại đây, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Singapore, các bộ trưởng đã thảo luận những vấn đề an ninh khu vực cùng quan tâm, đặc biệt là các biện pháp làm giảm căng thẳng trên biển Đông. "Các bộ trưởng cùng kêu gọi các bên liên quan tuân thủ những điều khoản trong bản hướng dẫn thực thi DOC mà Trung Quốc đã ký kết với ASEAN" tại Bali (Indonesia) năm 2011, trong đó yêu cầu các bên "thực hành kiềm chế và tránh những hành động làm gia tăng căng thẳng". Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải "đẩy nhanh đàm phán để tiến tới hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC)" giữa ASEAN và Trung Quốc mà Bắc Kinh luôn nấn ná và né tránh.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng ra Tuyên bố chung đồng thuận về việc lập đường dây đối thoại trực tiếp "cung cấp phương tiện thường trực, nhanh chóng, đáng tin cậy và được bảo mật để các bộ trưởng quốc phòng có thể đối thoại với nhau bất cứ lúc nào nhằm nhanh chóng đi đến các quyết định chung để xử lý khủng hoảng hoặc các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là trong vấn đề an ninh biển".
Việt Nam đấu tranh bằng biện pháp hòa bình
Trao đổi với Thanh Niên từ Naypyitaw, một cán bộ quốc phòng Việt Nam cho biết: Tại hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh đã trao đổi thông tin về vụ việc đang có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và ổn định cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông. Đó là việc từ ngày 1.5.2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. "Hành động này khiến các nước ASEAN quan ngại và gây bức xúc trong quần chúng, nhân dân Việt Nam", Bộ trưởng phát biểu.
Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng nêu rõ chủ trương đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế của Việt Nam, quyết tâm giữ vững ổn định chính trị trong nước, cũng như duy trì quan hệ và hợp tác với Trung Quốc. "Chúng tôi không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo, lực lượng đặc công người nhái tấn công, phá hủy giàn khoan của Trung Quốc. Chúng tôi chỉ sử dụng các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và tàu cá của ngư dân để bảo vệ chủ quyền", đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định.
Về vấn đề một số phần tử quá khích lợi dụng các cuộc tuần hành ôn hòa biểu thị lòng yêu nước để gây ra một số vụ việc mà Việt Nam, Trung Quốc và các nước bạn bè đều không mong muốn như đập phá cơ sở sản xuất của một số doanh nghiệp nước ngoài, gây thiệt hại về người và của, đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: "Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi này theo đúng pháp luật, để không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, đến quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước".
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng có mặt ở Naypyitaw trong dịp này. Chiều qua, ông đã có cuộc gặp gỡ không chính thức với những người đồng cấp từ 9 quốc gia ASEAN. Giữa lúc đang tổ chức quốc tang đối với các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay quân sự hôm 17.5 làm thiệt mạng Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Douangchay Phichit, Lào không gửi đại diện đến hội nghị.
Trước những diễn biến đáng lo ngại tại biển Đông, các bộ trưởng ASEAN đã nêu vấn đề này trong cuộc gặp với ông Thường. Thông cáo của Bộ Quốc phòng Singapore cho biết, Bộ trưởng Ng Eng Hen đã phát biểu: "ADMM và các đối tác phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc như tôn trọng chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế". "ADMM phải bảo vệ những nguyên tắc này và đồng thuận lên tiếng như một thực thể chung nhằm bảo vệ những lợi ích chung trong khi không ngả về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ", ông Ng nói.
Được biết, bên lề hội nghị, đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đã gặp song phương với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn và Bộ trưởng Ng Eng Hen của Singapore.
Theo TNO
Obama quyết khôi phục lòng tin của châu Á Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần này có chuyến công du đến châu Á, nhằm tăng cường hợp tác quân sự với các nước đồng minh trong khu vực, từ đó tái khẳng định quyết tâm chiến lược xoay trục về châu Á. 5 năm sau khi tuyên bố trọng tâm đối ngoại của Mỹ sẽ chuyển về châu Á, Tổng thống Obama...