Vì Trung – Mỹ, bán đảo Triều Tiên chưa thể có chiến tranh
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Triều Tiên thì “chơi thân” với Trung Quốc. Trong khi Hàn Quốc với Mỹ lại là cặp đồng minh chiến lược từ lâu. Nếu hai nước đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh thì không ai khác, cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ phải đứng ngồi không yên.
Tuy rằng một thỏa thuận cấp cao giữa hai miền vừa đạt được đã giúp tháo ngòi nổ xung đột vũ trang quy mô lớn trên bán đảo Triều Tiên, nhưng theo nhiều nhà quan sát, tình hình tại đây sẽ còn những diễn biến phức tạp và khó đoán.
Mặc dù có nhiều những động thái căng thẳng có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên nhưng may mắn là điều đó đã không xảy ra. Nhưng qua sự kiện này, tương lai của mối quan hệ Hàn – Triều sẽ còn tiềm ẩn nhiều điểm phức tạp và đáng chú ý.
Để làm rõ những nguyên nhân cũng như dự đoán về tình hình trên bán đảo này, Báo Năng Lượng Mới – PetroTimes đã có cuộc trao đổi với Anh hùng LLVTND, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Tư lệnh chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân.
Anh hùng LLVTND, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Tư lệnh chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân.
Trao đổi với phóng viên, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhận định: “Rất may rằng một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã không xảy ra sau hơn 3 ngày đàm phán tích cực của đại diện hai nước”.
“Thực tế trong nhiều năm qua, những mâu thuẫn và xung đột nhỏ lẻ giữa hai miền Triều Tiên vẫn thường xuyên nổ ra nhưng không tới mức vượt quá giới hạn đỏ”, tướng Nguyễn Văn Phiệt nói.
Về nguyên nhân, theo vị tướng phòng không không quân cho rằng do những bất đồng từ hai phía.
Cụ thể, việc Hàn Quốc cho phát loa tuyên truyền công suất lớn về phía biên giới phía Bắc cũng khiến cho nhà lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên thực sự nổi giận.
Trong khi phía Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên hôm 20/8 đã cho nổ một quả mìn tại khu vực biên giới 2 nước khiến cho 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương nên họ mới có hành động bắn đạn pháo đáp trả.
Một điểm quan trọng nữa mà tướng Nguyễn Văn Phiệt chỉ rõ đó là hai miền Triều Tiên lại có mối quan hệ chặt chẽ với những cường quốc. Triều Tiên thì “chơi thân” với Trung Quốc. Trong khi Hàn Quốc với Mỹ lại là cặp đồng minh chiến lược từ lâu.
Video đang HOT
“Nếu căng thẳng kéo dài, hai nước đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh thì không ai khác, cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ phải đứng ngồi không yên mà sẽ có các biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định tình hình. Chí ít là giữ được nguyên hiện trạng như hiện nay”, vị Phó Tư lệnh cho biết.
Ngay sau khi căng thẳng nổ ra, dư luận đã thực sự quan ngại trước hàng loạt động thái của cả hai nước Hàn – Triều khi sẵn sàng đối phó với kịch bản xấu nhất.
Hình ảnh về sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khi hai nước có những động thái triển khai binh lực cạnh khu vực biên giới của nhau.
Đội quân tàu ngầm lên tới hơn 70 chiếc của Triều Tiên đã được lệnh sẵn sàng chiến đấu cùng với việc chuyển trạng thái quân đội sang tình trạng chuẩn bị chiến tranh.
Trong khi đó, Hàn Quốc đã cùng với Mỹ bàn sẽ đưa cả máy bay ném bom chiến lược B-52 tới khu vực biên giới nhằm tình huống nổ ra chiến sự, khi mà diễn biến của cuộc đàm phán giữa hai bên còn đang diễn ra căng thẳng.
Đứng ở góc độ quân sự, Trung tướng Phiệt nhận định, tình hình trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn những diễn biến phức tạp, khó đoán định. Nhưng chí ít trong tương lai gần, sẽ không có xung đột vũ trang quy mô lớn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Ông giải thích:
Thứ nhất, xu thế chung của thế giới hiện nay là giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống của người dân.
Thứ hai, nếu hai miền giữ tình hình được ổn định như hiện nay thì cả Mỹ (đồng mình với Hàn Quốc) và Trung Quốc (nước láng giềng của Triều Tiên) sẽ đỡ phải “đau đầu” giải quyết bài toán xung đột.
“Bản chất Mỹ và Trung Quốc hiện đang ở vị thế 2 nước siêu cường về mọi mặt, lại có hệ tư tưởng và mối quan hệ khác nhau với hai miền Triều Tiên nên nếu chiến sự nổ ra, sẽ không phải điều mà hai cường quốc mong muốn” – Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt chia sẻ.
Giả thuyết về nguyên nhân sâu xa của vụ việc này, tướng Phiệt cho rằng, có thể do phía Hàn Quốc (cụ thể là bà Tổng thống Park Geun Hye) muốn tuyên truyền tới người dân Triều Tiên về chính sách hà khắc của chính phủ ông Kim Jong Un đang khiến họ phải sống khổ cực.
Trong khi, chính Hàn Quốc cũng muốn cho 2 miền được thống nhất, nhưng lại chưa có cách tiếp cận hợp lý mà cứ luôn đòi Hàn Quốc phải là hơn.
Bên cạnh đó, người hàng xóm sát nách và đồng minh của Triều Tiên là Trung Quốc cũng không hề muốn có chiến sự nổ ra trên bán đảo này.
“Nếu chiến tranh xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng tới kinh tế của Triều Tiên và cả Trung Quốc. Nhất là trong bối cảnh thời gian vừa qua, Trung Quốc đã phải hạ giá đồng NDT xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Vì vậy, trong tương lai gần, bán đảo Triều Tiên sẽ không thể có chiến tranh được”, tướng Phiệt nhấn mạnh.
Theo Nhật Minh – Thảo Phượng
PetroTimes
Bắc Giang mênh mông nước lũ
Những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã bị ngập úng hơn 6000 ha lúa, hoa màu, thủy sản, 1 người chết, nhiều tuyến đường bị sạt lở mái ta luy, các công trình giao thông, thuỷ lợi bị thiệt hại đáng kể .
Cánh đồng lúa huyện Yên Dũng bị nước nhấn chìm.
Chiều 3/8, Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang đã tiến hành họp khẩn để khắc phục các hậu quả do mưa lũ gây ra và chủ động trước diễn biến phức tạp tiếp theo của mưa lũ.
Ban chỉ huy PCTT Và TKCN tỉnh Bắc Giang cho biết, tính đến chiều ngày 3/8, theo dự báo, lũ trên các sông tiếp tục lên nhanh. Tại sông Đáp Cầu là 5m, sông Thương là 6m và sông Lục Nam tại Đồi Ngô là 6,4m mức báo động số 3. Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến cho một số đoạn đê điều thuộc các xã Tiên Sơn, Việt Lập, Quế Nham, huyện Việt Yên và xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, bị sạt lở.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang, hiện có ông Ngô Đức Vĩnh (SN 1946, trú tại xã Đồng Tiến - Yến Thế) bị tử vong do đi qua ngầm bị nước cuốn. Toàn tỉnh có 4 ngôi nhà cấp 4 bị sập, 1 mái nhà tiểu học xã Quang Minh - Hiệp Hòa bị sập, gần 100m tường rào bị đổ, 134 hộ thuộc huyện Sơn Động và huyện Yên Thế phải di dời.
Nước sông Thương lên cao mấp mé nhà dân.
Bắc Giang hối hả chống lụt.
Mưa lớn khiến cho nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ bị ngập, sập cống, sạt lở taluy. Hiện quốc lộ 31 bị ngập nặng nhất, có chỗ ngập sâu tới 1m do nước từ sông suối dồn về, gây ách tắc giao thông, nhiều đoạn đê bị sạt lở, lún sụt, đặc biệt sự cố sạt lở mái đê bối Cửa xa (xã Quế Nham -Tân Yên) ở phía sông dài 30m, ăn sâu vào mái đê 1m, dài 10m. Hiện các cơ quan chức năng đang khắc phục.
Toàn tỉnh hiện có gần 6.300 ha lúa, hoa màu, thuỷ sản bị úng ngập; nhiều nơi lúa ngập trắng đồng gây thiệt hại lớn cho bà con. Tỉnh Bắc Giang đã huy động hơn 300 tổ máy hoạt động hết công suất để thoát nước, tiêu úng chống ngập.
Đến 3h chiều nay, mực nước trên các sông đang lên nhanh, sông Cầu 4,54 m (cao hơn báo động 1 là 24cm), Sông Thương tại phủ Lạng Thương 5,8 m (cao hơn báo động số 2 là 50 cm), sông Lục Nam tại Đồi Ngô 6,3 m (báo động số 3).
Dân quân giúp người dân xã Đồng Hương, huyện Yên Thế sơ tán tài sản.
Trước tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Giang tiếp tục triển khai các phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất, xử lý khẩn cấp các sự cố về đê điều, đảm bảo an toàn hồ chứa, sẵn sàng sơ tán dân tại một số huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Các huyện, thành phố cũng chủ động trong phòng chống lũ để giảm thiểu những thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Đỗ Đoàn
Theo Dantri
Thêm 3 người chết do mưa lũ diễn biến phức tạp ở miền Bắc Theo báo cáo mới nhất của văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, ngày (2/8), tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang và Sơn La, mưa lũ đã làm thêm 3 người chết, 4 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị hư hại. Theo đó, 2 người ở Lai Châu bị...