Vị trí của nhà làm phim nữ tại Ấn Độ
Nhà làm phim Sugita Thangavelu cho hay ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ đang dần nhận ra tầm quan trọng của các thành viên nữ trong đoàn làm phim.
Sugita Thangavelu là nhà làm phim Ấn Độ từng tham gia sản xuất một số tác phẩm như Magalir Mattum (2017), Vattam (2019), Mookuthi Amman (2020). Cô đang sống và làm việc tại Tamil, Ấn Độ.
Trong bài phỏng vấn với New Indian Express , Thangavelu đã chia sẻ về việc làm phim từ góc nhìn nữ giới. Cô nhận xét ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ đang dần nhận ra tầm quan trọng của các nhà làm phim nữ.
Nhà làm phim tay ngang
Sugita Thangavelu khởi nghiệp trong vai trò phóng viên nhiếp ảnh. Cô từng tham gia diễn xuất và đạo diễn ở một đoàn kịch lưu động trước khi chuyển hướng sang điện ảnh. “Phụ nữ luôn bị kỳ thị khi làm việc trong ngành công nghiệp điện ảnh. Do đó, khi quyết định dấn thân vào nghề làm phim, tôi lựa chọn hợp tác với ai đó mình đã biết rõ”, Thangavelu chia sẻ.
Sugita Thangavelu trao đổi công việc với đồng nghiệp trên phim trường Magalir Mattum (2017).
Cơ hội đến với Thangavelu khi cô được một người bạn là nam diễn viên Pavel Navageethan giới thiệu với đạo diễn Bramma – khi ấy đang tuyển người cho dự án phim Magalir Mattum . Sau nhiều vòng phỏng vấn, Sugita Thangavelu chính thức được nhận vào đoàn phim.
Những ngày làm việc trên phim trường Magalir Mattum giúp Thangavelu nhận ra khả năng tổ chức công việc là đòi hỏi hàng đầu với một nhà làm phim. “Bramma là một người rất có tổ chức. Tôi nhận ra tầm quan trọng của đức tính này khi quan sát sự hỗn loạn trên phim trường”, cô hồi tưởng.
Thangavelu từng cộng tác với người bạn cũ – đạo diễn Kamalakannan – trong dự án Vattam (2019). Cô tiết lộ Kamalakannan sẵn sàng lắng nghe những đóng góp của mình và mọi người về bộ phim. Khi làm việc cùng anh, cô giống như bắt tay với người nhà.
Video đang HOT
Sau bốn năm làm nghề, Sugita Thangavelu đã kinh qua nhiều vị trí như quản lý phục trang, biên kịch, người kiểm soát tính đồng nhất trong các cảnh phim… Cô từng đảm nhận công việc trợ lý đạo diễn trong tác phẩm Mookuthi Amman .
Thách thức và cơ hội với nhà làm phim nữ tại Ấn Độ
Sugita Thangavelu cho hay cô không gặp quá nhiều trở ngại khi tiếp cận các trang thiết bị kỹ thuật trên trường quay. Chính môi trường làm việc hối hả, có phần hỗn loạn của nghề làm phim khiến cô choáng váng.
Sau khi thích nghi mới nhịp độ công việc mới, Thangavelu phải đối mặt với khó khăn tiếp theo: tương tác với đồng nghiệp. “Thử thách tiếp theo là bạn phải khiến các diễn viên và ê-kíp đồng tình với quan điểm của mình. Tôi cần đảm bảo mọi người trên phim trường đều nắm rõ tình hình”, nhà làm phim chia sẻ.
Sugita Thangavelu đang ấp ủ giấc mơ làm bộ phim của riêng mình.
Từ kinh nghiệm bản thân, Thangavelu cho hay ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ đã nhận ra tầm quan trọng của các lao động nữ. “Các nhà làm phim cuối cùng cũng nhận ra họ cần phụ nữ làm việc trong ê-kíp của mình. Họ hiểu được tầm quan trọng mà góc nhìn của phụ nữ đóng góp cho mỗi kịch bản phim”, Thangavelu nói.
Cô cho hay trước đây, các nữ trợ lý đạo diễn chỉ được giao việc quản lý trang phục. Giờ họ đã có quyền chia sẻ ý kiến về kịch bản cũng như đóng góp vào các quyết định trên phim trường. “Tôi đã nỗ lực hết mình để chứng minh khả năng của bản thân. Để đạt đến vị trí hiện tại, tôi phải cố gắng hơn các đồng nghiệp nam rất nhiều”, cô nói.
Trong bài phỏng vấn, Sugita Thangavelu trải lòng về những khó khăn mà nhà làm phim Ấn Độ phải đối mặt. “Một số hãng phim chuyên nghiệp sẽ cho chúng tôi chỉ dẫn rõ ràng dù kịch bản được chấp nhận hay từ chối. Với các công ty khác, chúng tôi phải chờ hàng tháng liền. Trong thời gian ấy, chúng tôi không được phép chào hàng kịch bản cho bên khác”, cô kể.
Sugita Thangavelu và đồng nghiệp sẽ phải chuẩn bị sẵn bốn đến năm phiên bản nội dung phim để tiếp thị cho các công ty khác nhau. Thông thường, các hãng phim đòi hỏi kịch bản phải được viết bằng tiếng Anh. “Đây là một thử thách lớn, ngay cả với các trợ lý đạo diễn đã có kinh nghiệm. Vì không rành ngoại ngữ, họ trở thành nạn nhân của những bất cập này”, nhà làm phim nói.
Rút máy thở của người già nhường cho người trẻ
Bệnh viện Gorakhpur quyết định rút máy thở oxy của ba bệnh nhân Covid-19 cao tuổi, nhường cơ hội sống cho những người trẻ hơn.
Bệnh nhân đầu tiên 70 tuổi, người thứ hai 60 tuổi và người còn lại 55 tuổi. Giám đốc bệnh viện, bác sĩ Manoj Yadav, cho biết cả ba đều nguy kịch với phổi tổn thương 90%, sức khỏe không khá hơn sau nhiều tuần điều trị.
Vì vậy, sau khi thảo luận với người nhà bệnh nhân, các bác sĩ "lựa chọn cứu sống những người bệnh trẻ hơn". Dù đau đớn, các gia đình phải cắn răng để người thân ra đi. Thời điểm rút máy thở, mức oxy của họ đã giảm xuống 30%.
"Dù sao họ cũng khó cứu chữa, vì vậy chúng tôi yêu cầu gia đình nhường giường cho bệnh nhân mới. Chúng ta có thể trì hoãn cái chết bao lâu, trong khi hàng người chờ đợi còn rất dài", bác sĩ Yadav nói.
Theo ông, bệnh viện Gorakhpur trong tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Hiện có 30 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị.
"Nguồn cung oxy y tế gặp vấn đề lớn. Các phương tiện đỗ hàng giờ bên ngoài nhà sản xuất, nhưng có rất ít oxy", Yadav nói. Ông cho biết thêm, vào chiều 23/4, khi chính quyền địa phương giao 40 bình chứa, nguồn oxy của bệnh viện đã dần cạn kiệt.
Ông Vijayendra Pandian, thẩm phán thành phố Gorakhpur, nhận định: "Các bác sĩ sẽ quyết định khi nào nên làm gì. Họ có cả quy trình liên quan để làm điều này. Chúng tôi không thể thắc mắc về năng lực của họ. Họ là những người hành nghề có trình độ, đang cố hết sức mình".
Covid-19 đến nay vẫn chưa có cách điều trị chính thức. Ông Pandian cho rằng thật sai lầm khi quy tội cho các bác sĩ lúc này. "Ở đây, nhiều người chết não nhưng còn sống thực vật. Bác sĩ phải cân nhắc giữa khả năng sống sót của họ và những người đang chờ đợi máy thở", ông nói thêm.
Nhân viên y tế khiêng một bệnh nhân Covid-19 sau vụ hỏa hoạn tại Vijay Vallabh, ngày 23/4. Ảnh: AP
Những tuần gần đây, nhiều bệnh viện ở Ấn Độ vật lộn co kéo lượng oxy y tế ít ỏi. Chính phủ nỗ lực đưa nguồn cung đến các cơ sở y tế bằng tàu chở hàng, xe tải và máy bay. Song cuộc khủng hoảng ở đất nước gần 1,4 tỷ dân ngày càng sâu sắc. Nhiều bệnh viện phải đóng cửa vì tình trạng quá tải và thiếu hụt.
"Bệnh viện nào cũng cạn kiệt oxy. Chúng tôi cũng sắp hết rồi", tiến sĩ Sudhanshu Bankata, giám đốc bệnh viện Patra, New Delhi, nói.
Ít nhất 20 bệnh nhân Covid-19 tại khu hồi sức tích cực của bệnh viện Jaipur Golden đã chết trong đêm 23/4 do áp suất oxy trong máy thở quá thấp. Truyền thông địa phương dẫn lời tiến sĩ DK Baluja, giám đốc bệnh viện: "Nguồn cung của chúng tôi bị trì hoãn tới 7-8 tiếng vào tối hôm đó. Lô hàng nhận được chỉ đủ 40% so với nhu cầu". Trước đó một ngày, 25 bệnh nhân ở bệnh viện Sir Ganga Ram tử vong vì tình trạng tương tự.
Nhiều gia đình chấp nhận để người thân chết mà không được chữa trị. Ashwin Mittal, một người dân sống tại New Delhi, điên cuồng tìm kiếm cho bà mình một giường bệnh trong nhiều ngày. Anh gọi cho bất cứ ai có thể, song mọi bệnh viện đều từ chối. Tình trạng của bà anh tồi tệ hơn vào ngày 22/4, thở hổn hển từng hơi. Mittal lái xe chở bà mình đến phía bắc thành phố, đồng ý đưa bà vào khu cấp cứu vài giờ. Trong khi đó, anh tiếp tục tìm kiếm giường bệnh.
Nhân viên chuyển bình oxy đến trạm nạp tại Prayagraj, ngày 23/4. Ảnh: AP
Bác sĩ cho biết bà anh không thể ở mãi khoa cấp cứu, cần vào khu chăm sóc tích cực (ICU) nếu muốn sống sót. Nhưng hầu hết các cơ sở y tế đang từ chối nhận thêm bệnh nhân cao tuổi do nguồn cung oxy hạn chế.
Đây từng là hình ảnh quen thuộc vào năm ngoái tại châu Âu và Mỹ. Khi Covid-19 tràn đến, bệnh nhân tăng theo cấp số nhân, năng lực điều trị của bệnh viện sắp đến cực hạn, bác sĩ chuẩn bị cho tình huống "chọn ai bỏ ai".
Một bác sĩ tại thành phố Milan hồi tháng 4 năm ngoái từng nói: "Có một thực tế là chúng tôi phải lựa chọn (người được điều trị), việc đưa ra quyết định phụ thuộc vào cá nhân từng bác sĩ".
Các bệnh viện ở Mỹ cũng từng lập danh sách bệnh nhân theo tình trạng sức khỏe phân bố một bộ phận nhân viên có quyền quyết định ai được duy trì máy thở.
Tháp cao nhất thế giới cổ vũ Ấn Độ vượt sóng thần Covid-19 Tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, thắp sáng cờ Ấn Độ để cổ vũ nước này giữa "sóng thần" Covid-19. "Xin gửi những hy vọng, lời nguyện cầu và sự ủng hộ tới đất nước Ấn Độ cùng tất cả người dân Ấn Độ trong thời điểm đầy thử thách này", tài khoản...