Vị trí của Nga, Trung Quốc trong trật tự Thế giới mới
Các sự kiện xảy ra trong những năm qua cho thấy hệ thống quan hệ quốc tế cũ phát triển sau Thế chiến thứ II đã hoàn toàn ’sụp đổ’ và một trật tự Thế giới mới đang hình thành trước mắt chúng ta. Hiện nay tồn tại một số xu hướng phát triển mới….
Tiến sỹ Sergei Karaganov, nhà phân tích chính trị, Tiến sĩ khoa học lịch sử, chủ nhiệm Khoa Kinh tế và chính trị thế giới Trường Cao học Kinh tế (HSE).
Các sự kiện xảy ra trong những năm qua cho thấy hệ thống quan hệ quốc tế cũ phát triển sau Thế chiến thứ II đã hoàn toàn “sụp đổ” và một trật tự Thế giới mới đang hình thành trước mắt chúng ta. Hiện nay tồn tại một số xu hướng phát triển mới của trật tự Thế giới.
Sự nổi lên của Trung Quố c
Trung Quốc với đầy đủ cơ hội để trở thành một siêu cường mới và là đối thủ cạnh tranh của Mỹ, đang ngày càng gia tăng đáng kể vai trò của mình trên trường quốc tế. Chính hệ thống chính trị độc đoán cho phép sử dụng hiệu quả các nguồn lực để giải quyết những vấn đề quốc gia hơn là các nền dân chủ phương Tây đã nâng cao vị thế toàn cầu của Trung Quốc.
Hiện Bắc Kinh đang tích cực mở rộng sự hiện diện của mình không chỉ ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi mà còn lan sang vùng Trung Á, nơi lợi ích nước này giao với lợi ích của LB Nga.
Gần đây, nhiều chuyên gia đã dự đoán về một cuộc đụng độ không thể tránh khỏi giữa Moscow và Bắc Kinh trong khu vực, nhưng cho đến nay cả 2 bên đều tránh né thành công sự việc không mong muốn này.
Nếu ý tưởng kết nối “vành đai kinh tế con đường tơ lụa” của Trung Quốc và cộng đồng kinh tế Á-Âu trở thành hiện thực, thì liên minh chiến lược giữa Nga và Trung Quốc sẽ có tham vọng chiếm một cực trong Trật tự Thế giới mới, ở đó Bắc Kinh sẽ dựa vào sức mạnh kinh tế, còn Moscow là tiềm lực ngoại giao và chính trị của mình. Thời gian sẽ cho thấy, ý tưởng này có khả thi hay không.
Sự suy yếu của Mỹ
Xu hướng này thể hiện rõ trong vòng 3-4 năm gần đây, nhưng nó đã manh nha một thời gian dài trước đó. Sau năm 2003, Mỹ đang ở thời kỳ đỉnh cao của quyền lực bắt đầu đánh mất ảnh hưởng của mình bằng việc tham gia thiếu thận trọng vào các cuộc chiến ở Trung Đông (Afghanistan, Iraq, Libya).
Tổng thống Mỹ Obama.
Sự can thiệp quân sự của Mỹ vào các cuộc xung đột tại khu vực này hầu hết đều thất bại, do đó một lượng lớn nguồn lực tài chính và ngoại giao của Washington đã bị lãng phí vô ích. Mặt khác, do hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008-2009, bí ẩn về mô hình kinh tế tự do không thể thay thế của phương Tây (dẫn đầu là Mỹ) hoàn toàn sụp đổ.
Một yếu tố khác minh chứng cho sự suy yếu của Mỹ đó là tình trạng bất ổn trong hệ thống chính trị. Bởi nền chính trị ổn định và hiệu quả luôn là ưu điểm của quốc gia châu Mỹ này.
Video đang HOT
Chúng ta có thể quan sát thấy 1 cuộc đấu tranh chính trị gay gắt trong nội các chính phủ Mỹ và sự đồng thuận trước đây giữa các Đảng phái ưu tú của Washington cũng đã bị lu mờ.
Khủng hoảng lớn ở Trung Đông
Những gì đang xảy ra ở Trung Đông hoàn toàn có thể dự đoán trước. Do những nguyên nhân về nhân lịch sử, văn hóa và tôn giáo, người Hồi giáo hiện tại không tìm thấy một phương hướng phù hợp đáp ứng những thách thức trong thời đại mới.
Do đó các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông thường xuyên bị tụt hậu so với các nước khác cùng khu vực. Những căng thẳng tiềm ẩn trong suốt 4 năm qua đã làm “nổ tung” khu vực này. Dự kiến quá trình khủng hoảng sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ, tương tự cuộc chiến kéo dài ba mươi năm ở Châu Âu trong thế kỷ XVII với kết quả là sau Hòa ước Westphalia một hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại mới được hình thành.
Trong năm 2015, Nga đã cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc xung đột chính trị trong khu vực bằng cách can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria. Lý do được Nga đưa ra bao gồm: mong muốn đánh bại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo từ trong trứng nước để ngăn chặn sự lây lan của chúng sang lãnh thổ Nga; tham gia vào việc phân chia lại ảnh hưởng (chỗ đứng) trong khu vực; cố gắng kiếm tìm một nền tảng mới cho quan hệ hợp tác hiệu quả với phương Tây; rồi hướng tới tăng cường vị thế của đất nước (Nga) trên trường quốc tế và sốc lại tinh thần cho người dân.
Vẫn còn quá sớm để phán xét những mục tiêu của Nga có khả thi hay không, nhưng ở đây tồn tại một mối nguy hiểm thực sự, đó là việc Nga dần bị lôi kéo sâu vào vòng xoáy của cuộc xung đột Syria. Hướng đi chính xác nhất cho chúng ta (Nga) hiện giờ là tuyên bố những thành tựu đạt được ở Syria và ngừng tham gia cuộc chiến trên lãnh thổ Cộng hòa Ả Rập này.
Mặt trậ n Ukraine
Bi kịch lớn của Ukraine là nó đã biến thành một quốc gia thất bại, vì vậy hiện thời nó thông thể tham gia vào hệ thống các quốc gia Châu Âu thuộc khu vực Atlantic. Mặc dù Nga đã phải trả giá cho các sự kiện ở Crimea và Donbass, người dân Ukraine vẫn chịu những ảnh hưởng nặng nề liên quan đến cuộc khủng hoảng năm 2014.
Tổng thống Petro Poroshenko và tỉnh trưởng tỉnh Odessa của Ukraine – ông Mikhail Saakashvili
Giờ chúng ta đã có một nhà nước (Ukraine) bất ổn định, thù địch và lạc hậu ở biên giới phía Tây thay vì mối quan hệ anh em thân thiết những thế hệ đi trước.
Vấn đề chính của Ukraine là từ sau khi tách ra thành nhà nước độc lập năm 1991, đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia này đã trở nên lạc hậu và xuống cấp. Điều đó khiến Ukraine không chỉ tụt hậu so với Châu Âu mà còn cả với Nga, một quốc gia cũng đi lên từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sau thế kỷ đã tiến xa về phía trước.
Thật tiếc, thời kỳ độc lập, Ukraine đã không tạo ra được một tầng lớp có đầy đủ trách nhiệm và năng lực để thiết lập một số đường hướng phát triển đất nước. Cách mạng Maidan nổ ra trong thời điểm GDP của Ukraine ở mức thấp nhất (kém hơn cả thời kỳ 1991), chỉ tương đương 30% GDP của Nga và 50% GDP của Belarus.
Sự suy yếu củ a phương Tây
Thế giới cũ đang rơi vào cuộc khủng hoảng hiện sinh mạnh mẽ, con đường thoát ra khỏi đó vẫn chưa hiển hiện rõ. Nguyên nhân xảy ra khủng hoảng là do hệ thống xã hội lạc hậu và kém hậu quả, cần được cải cách toàn diện.
Hệ thống này được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh để thay thế Chủ nghĩa Cộng sản, càng về sau nó càng dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế: năng suất lao động liên tục giảm, còn chi tiêu xã hội thì tăng lên. Kết quả là kinh tế Châu Âu bị thụt lùi so với các nền kinh tế phát triển (mạnh) ở Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Không quá ngạc nhiên rằng, hiện tại chúng ta đang chứng kiến sự sụt giảm của ngành sản xuất công nghiệp và tình trạng gia tăng tỷ thất nghiệp, đặc biệt là trong giới trẻ.
Quan trọng là, Thế giới đã không phát triển giống như kịch bản của Châu Âu. Sự phụ thuộc vào “sức mạnh mềm”, ảnh hưởng của các nền văn hóa, rồi viện trợ kinh tế và mong muốn tìm kiếm sự nhượng bộ ở khắp mọi nơi – tất cả đã đưa các chính trị gia Châu Âu rơi vào ngõ cụt.
Cuộc khủng hoảng tại Ukraine năm 2014 cũng giáng một đòn mạnh mẽ vào các kế hoạch của phương Tây, khi mà việc bành trướng của các quốc gia Châu Âu thuộc khu vực Atlantic gặp phải phản ứng cứng rắn từ phía Nga.
Tầng lớp chính trị Châu Âu hiện đang bối rối, họ cạn kiệt nguồn lực trên nhiều phương diện và không thể phán đoán được tâm ý của các cử tri. Kết quả là xảy ra tình trạng khủng hoảng nhập cư, đã phơi bày toàn bộ các vấn đề mấu chốt của xã hội Châu Âu hiện đại.
Tổng thống Nga Putin.
Các vấn đề củ a Nga
Người Nga không hề tỏ ra mừng rỡ trước những khó khăn hiện tại của Châu Âu, vì Châu Âu suy yếu cũng có nghĩa là mô hình phát triển đã từng là định hướng cho đất nước chúng ta (Nga) từ thời Pie Đại đế.
Mặc dù châu Âu hiện nay có chút giống với châu Âu dưới thời ông Churchill De Gaulle và Adenauer, nhưng hiện giờ cuộc khủng hoảng hiện sinh tại đây cùng hậu quả của nó đã dẫn đến tình trạng suy giảm nghiêm trọng các xung động hiện đại trong xã hội Nga.
Chủ yếu do những thành công trong chính sách đối ngoại hai năm qua, mà tới giờ Nga vẫn chưa bắt đầu thực hiện cải cách nền kinh tế đã quá lỗi thời. Nếu không thực hiện cải cách, thì chắc chắn chúng ta sẽ bị đánh bại trong cuộc cạnh tranh về chính trị, kinh tế và chiến lược quân sự trong tương lai.
Rất tiếc rằng, tầng lớp tinh hoa hiện tại của Nga không đủ khả năng thực hiện những biến chuyển này. Tôi cần nhấn mạnh, là trong mọi trường hợp tôi chưa hề kêu gọi tới cuộc cách mạng, vì sống trong đình trệ còn tốt hơn là dưới thời kỳ biến động. Nhưng rõ ràng nước Nga cần sự thay đổi của tầng lớp tinh hoa vì phần lớn nền tảng hiện nay của nước ta thuộc về thời đại trước.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo bài viết của Nhà phân tích chính trị, Tiến sĩ khoa học lịch sử, chủ nhiệm Khoa Kinh tế và chính trị thế giới Trường Cao học Kinh tế (HSE), chủ tịch danh dự Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga Sergei Karaganov đăng trên Lenta.ru.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet
Trung Quốc không thể "sáng tạo" trật tự thế giới mới theo ý riêng!
Bắc Kinh luôn tự đề cao về sức mạnh quân sự nhưng không thể tự cho mình quyền áp đặt điều kiện đối với nước láng giềng khác.
Hình ảnh vệ tinh chụp lại các hoạt động bồi lấp trái phép của Trung Quốc trên Đá Gạc Ma của Việt Nam.
Theo nhận định của báo Le Monde, về quân sự, hiện nay Bắc Kinh không chỉ tăng tốc hiện đại hóa quân đội, mà còn ngang ngược lấn chiếm các khu vực thuộc chủ quyền của các nước khác trên Biển Đông và Hoa Đông. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn luôn tìm mọi cách quảng bá rùm beng cho cái gọi là "những sáng kiến" nhằm mục tiêu thay đổi "luật chơi" tại châu Á (?).
Về kinh tế, xem ra thế mạnh từ "bàn đạp" lèn đầy ngoại tệ đã cho phép Trung Quốc vung tay vào những khoản đầu tư khổng lồ ở nước ngoài, thu lợi về cho các doanh nghiệp trong nước.
Chẳng hạn như các "con đường tơ lụa" mới một mặt được kỳ vọng sẽ cho phép các tập đoàn lớn của Trung Quốc có thêm nhiều đơn đặt hàng mới, mặt khác có thể giúp Bắc Kinh giành được danh hiệu "đem lại sự phát triển" cho các khu vực Đông Nam Á và Trung Á.
Mùa xuân vừa qua, Bắc Kinh được cho là đã thành công trong việc lôi kéo cả các đồng minh của Mỹ tham gia vào Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu, trong đó đặc biệt là có cả một số cường quốc như Anh và Pháp.
Về vấn đề an ninh, Trung Quốc đang muốn làm sao để có thể tái cấu trúc an ninh khu vực. Tháng 5/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gợi lên một khái niệm mới về an ninh châu Á đó là do người châu Á đảm đương để phục vụ người châu Á (nghĩa là không cần đến vai trò của Mỹ).
Theo nhận định của chuyên gia Pháp Jean-Pierre Cabestan làm việc tại Hồng Kông, Hội nghị Trung ương về Ngoại giao của Trung Quốc hồi tháng 10/2014 đã "đánh dấu sự cáo chung của chính sách ngoại giao "nhẫn nhịn" (của thời ông Đặng Tiểu Bình), mở ra thời kỳ "trỗi dậy" của Trung Quốc thể hiện rõ qua phương cách dùng sức mạnh quân sự để "thúc đẩy chính sách ngoại giao kinh tế".
Báo Le Monde nêu nhận xét tiếp rằng, số vốn đầu tư khổng lồ ở nước ngoài và khối lượng áp đảo trong giao dịch thương mại quốc tế bước đầu đã giúp Trung Quốc có các phương tiện để gây áp lực hoặc trả đũa đối với các quốc gia không muốn chấp nhận trật tự mới do Bắc Kinh áp đặt, mà giới chuyên môn gọi theo thuật ngữ chính trị là: "hòa bình kiểu Trung Quốc".
Tự đề cao về sức mạnh quân sự, Bắc Kinh cũng tự cho mình quyền áp đặt điều kiện đối với các nước láng giềng khác? Nhưng cũng chính con dao hai lưỡi này cũng đã đẩy Trung Quốc đến chỗ luôn chạm trán với đối thủ khu vực Nhật Bản và dĩ nhiên là cả ngoài khu vực - Mỹ.
Trong lúc Mỹ tỏ rõ không thể chấp nhận việc bị ngăn cản quyền tự do đi vào các vùng biển mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền, thì Bắc Kinh xem ra vẫn tưởng tượng mình đang trong cảnh bị Mỹ bao vây và ngăn chặn với lý do Mỹ thiết lập mạng lưới liên minh và căn cứ quân sự ở một số quốc gia nằm cạnh các vùng biển bao quanh Trung Quốc.
Chính sự trái ngược về quan điểm đó đã khiến quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc bất chấp phản ứng của dư luận khu vực và thế giới vẫn liên tục xây dựng và bồi đắp trái phép đảo nhân tạo trên vùng biển thuộc chủ quyền của các nước láng giềng quanh khu vực Biển Đông.
Và cũng vẫn theo cái cách dường như chỉ muốn tự cho mình quyền "sáng tạo" trật tự thế giới mới theo ý riêng, Bắc Kinh tỏ ra rất kiên trì chiến lược giành giật lãnh thổ tại các vùng biển chính họ đang gây ra tranh chấp, dẫu chắc chắn họ phải biết rõ hơn ai hết rằng không ai cần hoặc có thể chấp nhận được cái gọi là sự "sáng tạo" chỉ có lợi riêng với Trung Quốc như thế!
Quý Cao
Theo Dantri