Vì tôi nghèo nên đã mất tình đầu
Nhớ đến anh, tình yêu xưa không còn nữa nhưng cái làm nên nỗi nhớ ấy là một niềm đau thương buốt giá.
Ảnh minh họa
Ai cũng có mối tình đầu của riêng mình, có người yêu và chỉ lấy một người, nhưng rất nhiều người phải trải qua vài ba mối tình mới tìm được bến đỗ. Mười năm trôi qua, tôi không bao giờ quên nổi mối tình đầu dù tôi đã tìm được hạnh phúc cho riêng mình. Nhớ đến anh, tình yêu xưa không còn nữa nhưng cái làm nên nỗi nhớ ấy là một niềm đau thương buốt giá.
Mười năm trước, tôi là một nữ sinh xuất sắc của trường nội trú một huyện miền núi. Bố mẹ tôi đã nghỉ hưu và làm ít sào ruộng, chăn nuôi thêm để nuôi mấy anh em tôi ăn học. Biết hoàn cảnh khó khăn nên mấy anh em không phụ lòng cha mẹ, đều học hành chăm ngoan. Trong ba anh em, tôi là người học hành chỉn chu và giỏi nhất. Tôi được bạn bè thầy cô ngưỡng mộ và giúp đỡ tôi rất nhiều. Vừa làm cán bộ lớp, cán bộ đoàn trường nhưng tôi vẫn luôn gắng công học tập.
Qua người bạn thân của anh, anh đã đến với tôi như một cơn gió nhẹ. Anh nhờ bạn thân của tôi xuống đưa tôi đi dự một bữa tiệc sinh nhật. Đó cũng là sinh nhật của anh và cũng là lần đầu tiên tôi đi dự sinh nhật một người mà tôi không hề quen biết. Những người dự sinh nhật hôm đó toàn là thầy cô dạy trong trường cấp II với anh. Biết sự ngạc nhiên của tôi, bạn thân của tôi mới cho hay: anh ấy nhờ tớ đưa bạn tới đây. Bất ngờ hơn, anh từ từ tiến lại tôi và nói trước mọi người: Hôm nay là sinh nhật tôi, cảm ơn cô gái này đã làm cho bữa tiệc sinh nhật của tôi trọn vẹn. Cô ấy là người trong trái tim tôi. Mọi người vỗ tay râm ran còn tôi mắt chữ O miệng chữ A và không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Anh nhẹ nhàng kéo ghế ngồi cạnh tôi và giới thiệu: Anh là H, là giáo viên dạy Toán Tin trường cấp II X, xin lỗi vì anh không xin phép em, nhưng nghe T (bạn thân của tôi cũng là em họ của anh) kể về em từ lâu anh đã yêu em.
Tôi quá bàng hoàng và rất sợ. Một nữ sinh cấp III như tôi hồi đó đâu nhạy cảm như bây giờ, ăn rồi chỉ biết học hành chứ chưa nghĩ tới chuyện đó…Theo thời gian của năm cuối cấp, anh cứ đến bên tôi điềm đạm và yên lành, tôi không biết mình yêu anh từ lúc nào nữa. Dù nhiều người để ý tới tôi và nhiều cô giáo cũng ước mơ được sánh bước cùng anh, nhưng chúng tôi chỉ biết có nhau. Chúng tôi yêu nhau và quyết tâm tới với nhau.
Video đang HOT
Tình yêu chúng tôi sáng trong như trang giấy học trò và tinh khôi như sương núi vào buổi bình minh. Anh vẫn là thầy giáo dạy giỏi nơi anh công tác, tôi vẫn là nữ sinh Việt Nam truyền thống: Học giỏi, chăm ngoan và năng động. Mỗi tuần chúng tôi gặp nhau hai lần và thư từ thì nhiều vô kể chứ không biết tới điện thoại như bây giờ. Hai đứa chỉ trao nhau anh mắt và nụ cười, đi xa hơn là cái nắm tay đầy xúc cảm. Với niềm tin sắt đá, dù có vật đổi sao dời không chia lìa đôi ngả.
Thế nhưng, đã là cuộc đời thì không như trang giấy tuổi học trò, chúng tôi cũng phải lặn ngụp trong cuộc đời như một quy luật. Năm đó, 35 bạn học trò xuất sắc của trường chỉ có hai bạn đỗ Đại học, trong số những người trượt có tôi. Tôi đau đớn với học tài thi phận, nỗi buồn giăng kín cả tâm hồn cô nữ sinh đa cảm như tôi. Tôi tốt nghiệp cấp III và xa rời ngôi trường gắn bao kỷ niệm và ước mơ trở về gia đình (Vì trường học cách nhà 20 Km). Tôi và anh cũng xa nhau về không gian từ đấy. Mỗi tuần anh cũng tranh thủ sau giờ dạy xuống xin phép ba mẹ gặp tôi một lần. Bao nhiêu nhớ nhung dồn vào đôi mắt và đôi tay gắn chặt…Rồi một hôm, anh không tới như mọi ngày, một tuần rồi hai tuần không thấy anh, nỗi nhớ anh đã thúc đẩy tôi vượt đường năm cây số xe đạp để tới Bưu điện văn hóa xã điện thoại cho anh. Nhưng chỉ gặp mẹ anh với giọng nói sắc lạnh: Cháu hãy buông tha cho P nhà bác!
Tôi bật khóc, từ đó về nhà sao xa quá, bước chân nặng trĩu. Tôi ốm mê man mấy ngày. Và anh tới, anh ôm tôi vào lòng và khóc, không nói gì ngoài câu: Hãy đợi anh!
Tôi vẫn đợi anh, vẫn tự học để thi lại và cũng không hiểu chuyện gì đã và đang xảy ra với chúng tôi. Và một ngày người bạn thân nhất của tôi ghé thăm tôi với ánh mắt trĩu nặng: Mẹ anh không cho anh và tôi đến với nhau vì nhiều lí do, vì gia đình tôi không môn đăng hộ đối với gia đình anh (bố mẹ anh làm cơ quan Huyện ủy), học thức cũng quá chênh lệch…nhiều nữa, không nên cố gắng mồi chài để được vào mâm son…
Anh bị mẹ đặt vào lựa chọn: Nếu tiếp tục đến gặp nó (tức là tôi) thì mẹ sẽ chết. Anh không biết phải làm gì, anh chỉ rủ bạn tôi ra chiếc cầu nơi chúng tôi hò hẹn dưới đêm trăng sơn cước vằng vặc để uống rượu và khóc.
Mười năm qua đi thật nhanh, tôi giờ đã tìm thấy hạnh phúc của mình. Thật ra tôi cảm ơn mẹ anh nhiều lắm, chính câu nói của mẹ anh đã làm tôi quyết tâm hơn. Tôi đỗ đạt và giờ có công việc ổn định, một người chồng tuyệt vời. Tuy cuộc sống đang nhiều bộn bề, nhưng chính sự vấp ngã của mối tình đầu đã giúp tôi biết sống vị tha hơn. Tôi đã trả anh về là người con hiếu thảo cho mẹ anh. Nghe đâu, anh lấy người cũng giàu có sau một năm chia tay nhưng tới nay anh vẫn chưa có cháu cho bà bồng bế.
Một lần tình cờ, tôi đi công tác, lên chùa thắp hương và gặp người đã sinh ra mối tình đầu của tôi. Bà đã ôm tôi vào lòng và khóc. Tôi không giận bà vì thật ra, mỗi chúng ta ai cũng có số phận của riêng mình, ai cũng có quyền chọn cho mình một lối đi riêng. Tôi cầu chúc cho bà sớm được làm một người bà đúng nghĩa. Tiền bạc và danh vọng, ai không thích nhưng có những cái thiêng liêng mà không phải tiền bạc nào cũng mua được, đúng không các bạn?
Theo VNE
Xuân này con không về
Có không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết.
Tết năm nay được nghỉ khá dài ngày, nhiều nhà vui mừng vì được đoàn tụ gia đình ở quê, được du lịch đó đây. Nhưng, có những cảnh nhà dư thời gian mà lại thiếu tiền, hoặc quê chồng tận Hà Đông còn quê vợ giữa khúc ruột Huế thương, phải về nơi nào để đôi bên toại nguyện?
Chịu khổ vẫn không mua được vé
"Năm ngoái, trầy trật mãi chúng tôi mới tìm được hai chiếc vé ghế xếp để về quê chồng tận Hà Đông. Đồ đạc, người ngợm xếp nhau ngồi dưới sàn, ra đến Huế tôi mới có được ghế để ngồi. Chuyến về quê đó ám ảnh tôi cả năm nên lần này tôi quyết đón mua vé thật sớm" - đang xếp hàng tại quầy vé xe khách Hà Nội, chị Minh Lan chia sẻ. Nhưng mới đầu tháng 12, hãng xe chị mua chưa bán vé tết, mất nửa tiếng xếp hàng chỉ để nghe câu từ chối, chị Minh bực bội bỏ về.
Xe đò vẫn là ưu tiên số một cho những gia đình có thu nhập bình dân. Mặc dù giờ đây thay vì chen chúc xếp hàng, khách có thể đặt vé xe qua điện thoại, rồi hẹn ngày giờ lấy vé, nhưng nỗi lo thiếu vé, không có vé về vẫn không giảm chút nào. Chị Thanh Hiếu 38 tuổi, chia sẻ: "Mấy tuần gần đây, tuần nào tôi cũng ghé hỏi mua vé tết về Quảng Ngãi, nhưng các quầy đều dán thông báo "Chưa bán vé tết". Đợi đến khi họ mở bán thì chắc không tới lượt mình. Tôi mừng như bắt được vàng khi một quầy nói có bán vé Quảng Ngãi nhưng phải trả gấp ba vì đây là tuyến ra... Hà Nội".
Chi phí ngất ngưởng, lương thưởng bèo bọt
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa (Ảnh minh họa)
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa. Lương thưởng cuối năm bèo bọt, kinh tế eo hẹp là nỗi lo chính cho cả nhà, đặc biệt với những cặp vợ chồng là trụ cột của cả dòng họ. Sau nhiều đêm trăn trở, chị Như Ý, nhân viên ngân hàng, nhà ở Thủ Đức vẫn không tính được bài toán thu chi cho chuyến về quê chồng cuối năm nay. "Nhà tôi ở Bến Tre, còn nhà chồng tận Nghệ An. Năm ngoái cả hai về quê vợ nên năm nay phải là quê chồng. Chồng tôi là con một nhưng thuộc trưởng chi, trưởng tộc. Vì lần đầu tiên về ra mắt dâu họ nên tôi phải chuẩn bị quà cho từng gia đình. Mỗi gói quà ít nhất cũng 200.000 đồng, chưa kể phong bao lì xì cho chục đứa nhỏ. Rồi tiền tàu xe đi lại, hai cái vé máy bay khứ hồi ít nhất cũng tốn chục triệu đồng. Mới nghe năm nay ngân hàng làm ăn thua lỗ, lại sắp sáp nhập với ngân hàng khác nên đến giờ vẫn chưa biết lương thưởng cuối năm thế nào. Nếu không có thưởng thì không biết lấy đâu tiền về quê. Tôi bàn với chồng thôi để sang năm ăn tết lớn, nhưng chưa hết câu thì đã bị trách: "Em tiếng làm dâu mà chưa về nhà chồng thử một ngày!"
Cũng không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết. Anh Hoàng Long (quận 3) thổ lộ: "Đã năm cái tết vợ chồng tôi không được gần nhau. Lúc vợ tôi về Cà Mau (quê vợ) để tôi lại Sài Gòn, lúc tôi chắt chiu mua vé bay về Bắc thăm mẹ già để vợ ở lại với con nhỏ. Coi như thoả thuận đó giúp ông bà hai bên vui lòng, nhưng tết nhất mà chồng một nơi, vợ một ngả ai chẳng buồn".
"Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm"
Với những trường hợp khá giả như Kim Chi - hàng xóm nhà bên cạnh, thì không có khái niệm tết phải về thăm quê: "Cả năm vùi mặt ở văn phòng, cuối năm phải là dịp để hưởng thụ, thư giãn chứ? Về quê thì lúc nào cũng nấu nướng, cúng kiếng, dọn dẹp, xong là hết tết. Nếu lấy tiếng thăm bố mẹ mà về tết thì thời gian nghỉ phép trong năm thăm ông bà cũng được vậy". Nhưng theo ý anh Thành - chồng của Chi, "Tết là phải về nhà, thăm ông bà, dòng họ, chuyện chơi bời để ra tết hãy tính".
Bà cụ ở căn hộ nhà đối diện, tết rồi mỗi mình bà ra vào khoá cửa. Hỏi con cháu đâu cả rồi, bà bỏm bẻm nhai trầu, cố gắng nói thật vui vẻ: "Cả năm chúng nó vất vả, cuối năm mình ở nhà giữ cửa cho chúng thoải mái dắt con cháu đi chơi. Mình già rồi, đi xa đâu được. Ở nhà thắp hương, trò chuyện với ông bà cũng ấm lòng rồi". Nếu con cháu bà cụ nghe được điều này, hẳn họ sẽ chạnh lòng suy nghĩ lại.
Theo VNE
Cô gái 13 tuổi sinh con của "yêu râu xanh" Cô gái bị người đàn ông 61 tuổi cưỡng hiếp vừa sinh ba đứa trẻ tại thủ đô Dominica. Cô gái 13 tuổi vừa trải qua một ca đẻ sinh ba tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica. Được biết, cha của ca sinh ba này là một người đàn ông 61 tuổi. Sau khi thực hiện hành vi cưỡng bức trẻ...