Vì tiền, 7 năm phụng dưỡng mẹ chồng đổi lấy lời nói vô tình
Mấy hôm nay tôi vẫn tránh mặt mẹ chồng, tôi không biết phải làm sao để đối mặt với họ nữa. Hai em chồng vẫn gọi điện hỏi han tôi như không có việc gì xảy ra.
Tháng 4 năm 2008, tôi kết hôn với một người đàn ông hơn mình 2 tuổi sau gần 3 năm yêu nhau. Cuộc sống tân hôn vô cùng hạnh phúc. Anh là người đầy tình cảm, lại biết quan tâm tới người khác.
Thế nhưng, nào ngờ, 2 tháng sau cưới, chồng tôi gặp tai nạn trên đường đi công tác. Anh đi đột ngột tới mức tôi không dám tin đây là sự thật. Một tháng trời tôi sống trong nước mắt, cứ mơ mơ màng màng. Mẹ chồng tôi còn yếu đuối hơn tôi. Bà ốm nặng một trận rồi từ đó thường xuyên bị đau đầu. Còn bố chồng tôi cũng già đi trông thấy, ông phải chống gậy dù tuổi của ông cũng không phải đã cao.
Tôi còn có 2 em chồng, một trai một gái, lúc đó đang học đại học năm thứ 3 và thứ nhất. Nguồn tài chính bỗng nhiên bị sụt giảm nên hai đứa em chồng phải nén đau buồn bươn chải đi làm thêm. Hồi còn sống, chồng tôi là phó giám đốc của một công ty tầm trung. Sau khi anh mất, công ty có hỗ trợ một chút nhưng căn bản không thể trang trải chi phí sinh hoạt và học tập của các em cùng gia đình trong thời gian dài được. Vì vậy tôi bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh cà phê và đồ ăn nhẹ.
Những năm tháng sau đó, tôi điên cuồng làm việc và kiếm tiền. Một phần tôi muốn dùng sự bận rộn để quên đi nỗi đau mất chồng. Chồng tôi còn quá trẻ, chúng tôi còn chưa có với nhau đứa con nào. Một phần vì bố mẹ chồng tôi ngã bệnh, nay đi bệnh viện khám chữa, mai thuốc thang này nọ. Với lại, tôi cũng rất thương hai em chồng. Chúng rất ngoan, đang học rất giỏi, nhưng vì phải dành thời gian đi làm thêm mà đứa nào cũng gầy và luôn trong tình trạng thiếu ngủ.
Những năm tháng sau đó, tôi điên cuồng làm việc và kiếm tiền. Tôi muốn dùng sự bận rộn để quên đi nỗi đau mất chồng (Ảnh minh họa).
Bố mẹ đẻ khuyên bảo tôi về, an ổn lại tinh thần rồi tìm người khác mà kết hôn nhưng tôi không chịu. Tôi luôn cảm thấy mình cần có trách nhiệm với gia đình chồng. Bố mẹ chồng già yếu, hai em còn nhỏ dại. Huống chi ai cũng yêu quý tôi. Giờ nếu tôi mà bỏ rơi họ, thì họ biết làm như thế nào?
Năm 2011, bố chồng tôi mất sau một cơn đột quỵ. Hai đứa em chồng đã ra trường và xin được việc làm, ổn định được cuộc sống riêng. Căn nhà thường xuyên chỉ còn tôi và mẹ chồng. Vì vậy, hầu như mọi việc bà đều dựa vào tôi.
Video đang HOT
Đến đầu năm 2014, lúc này, tôi đã mở thêm được hai cửa hàng nữa, việc kinh doanh rất bận rộn, nên tôi thường xuyên đi sớm về muộn. Cũng từ ngày đó, mẹ chồng tôi thường xuyên dò hỏi về việc tôi làm và không đồng ý để tôi về quá khuya. Trước kia, thỉnh thoảng mệt quá tôi có ngủ lại cửa hàng, tôi chỉ cần gọi điện về báo để bà không phải lo lắng là được.
Nhưng bây giờ, ngày nào mẹ chồng tôi cũng ngồi chờ bằng được tôi về rồi mới đi ngủ. Khi tôi về muộn, bà lại ho lụ khụ như thể vì tôi nên bà bị mệt mỏi. Mặc dù thỉnh thoảng rất bất bình về chuyện này nhưng tôi cũng cố gắng về sớm hơn.
Thời gian này, tôi có quen một người đàn ông ly hôn được 2 năm. Tôi cảm thấy anh ấy rất hợp với mình nên cũng đồng ý yêu đương và cũng suy tính tới chuyện tái hôn. Nhưng tôi chưa nói với mẹ chồng và hai em chồng. Tôi muốn khi nào sự việc thật chín muồi thì sẽ thông báo cho họ biết và đưa anh về ra mắt bởi tôi thật sự coi gia đình chồng là nhà đẻ.
Mãi cho tới tháng trước, tôi tình cờ nghe được cuộc cãi cọ của mẹ chồng tôi và hai đứa em thì tôi mới vỡ lẽ tất cả. Hôm đó, tôi bị đau đầu nên muốn về nhà nghỉ ngơi. Đúng lúc thấy trong phòng mẹ chồng tôi, tiếng cô em chồng rất to. Em ấy nói “Mẹ tính gì mà kỳ cục vậy. Cửa hàng là chị ấy mở, chị ấy kinh doanh, quyền là của chị ấy. Mẹ lấy quyền gì mà đòi thu lại?”.
Còn em trai thứ 2 mà tôi vẫn quen gọi là chú 2 cũng lớn tiếng quát: “Không được nói to tiếng trước mặt mẹ. Mà mẹ thì cũng đừng tính toán vậy. Chị ấy ở vậy chăm sóc mẹ đến 7 năm nay, làm tròn trách nhiệm của con dâu rồi. Giờ chị ấy tìm được người hợp ý, muốn cưới gả thế nào thì cưới”.
Tôi vô cùng thất vọng khi nghe được cuộc đối thoại này và hiểu được ý tứ của mẹ chồng tôi (Ảnh minh họa).
Thế là mẹ chồng tôi cáu lên: “Tụi bay nói dốt quá đấy. Mới đầu nó lấy vốn ở đâu ra mở cửa hàng? Chả là tiền của anh tụi bay. Thế thì cửa hàng đó là của anh tụi bay rồi. Giờ nó muốn lấy chồng, mẹ không phản đối. Nhưng cửa hàng phải trả lại cho tụi bay. Hai đứa mày không thích kinh doanh thì cho người khác thuê. Vì sao lại phải để nó mang về nhà khác? Nó lấy người khác rồi, nó còn quan tâm tới tụi bay chắc?”.
Sau đó, hai đứa em vẫn còn cố bảo vệ tôi, nhưng bị mẹ chồng tôi nói cho im lặng. Tôi vô cùng thất vọng khi nghe được cuộc đối thoại này và hiểu được ý tứ của mẹ chồng tôi.
Quả thực hồi trước, khi mở cửa hàng, tôi có bán hết số của hồi môn, vay mượn khắp nơi một ít và lấy một số tiền không nhỏ từ tiền chồng tôi cho. Nhưng bao năm qua, cửa hàng không phải cứ vứt tiền vào đó là làm ăn được. Công sức tôi bỏ ra nhiều như thế nào, chỉ tôi mới hiểu.
Khi tôi quyết định đi bước nữa, tôi cũng tính sẽ trả lại mẹ chồng tôi một cửa hàng, vì đó là nguồn tài chính duy nhất của bà. Còn hai cửa hàng kia, tôi nghĩ chẳng có gì là lạ khi nó là của tôi. Tôi không phải là người tham lam, bạn trai hiện tại của tôi cũng là người kiếm được tiền. Nhưng tôi cũng muốn tính toán cho con mình sau này một chút.
Mấy hôm nay tôi vẫn tránh mặt mẹ chồng, tôi không biết phải làm sao để đối mặt với họ nữa. Hai em chồng vẫn gọi điện hỏi han tôi như không có việc gì xảy ra. Song tôi nghĩ, họ có lẽ cũng bị lời mẹ chồng tôi nói làm dao động. Mọi người có cách nào để giải quyết chuyện này một cách nhẹ nhàng nhất không? Tôi không muốn sau chuyện này mà tình cảm bị rạn nứt.
Theo Tintuc
Đặc nhiệm đạp ngã xe đôi nam nữ cướp ví tiền của du khách
Nam thanh niên cho xe áp sát người đàn ông ngoại quốc để cô gái ngồi sau giật chiếc ví, phóng vụt đi. Tuy nhiên, họ bị đặc nhiệm truy đuổi, đạp ngã ngay sau đó.
Rạng sáng 17/4, tổ tuần tra đặc nhiệm của Công an quận 1 (TP HCM) làm nhiệm vụ trên các tuyến đường trung tâm, phát hiện đôi nam nữ chạy xe máy có dấu hiệu khả nghi.
Cường và Mỹ tại cơ quan điều tra. Ảnh: Quốc Thắng.
Đến trước số 3 đường Huyền Trân Công Chúa (phường Bến Thành, quận 1), bộ đôi bất ngờ áp sát, giật chiếc bóp da của nam thanh niên người Singapore rồi tháo chạy. Cảnh sát đặc nhiệm cũng rú ga phóng theo.
Chỉ vài trăm mét sau, tại giao lộ Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Du, các trinh sát vượt lên, ép xe chúng vào lề đường. Nam thanh niên cố vọt lên thì bị cảnh sát đạp ngã xe.
Tên cầm lái vùng chạy bộ thì bị một chiến sĩ lao theo, khống chế. Cô gái ôm bóp tiền của du khách bỏ chạy nhưng cũng không thoát. Tang vật được trả lại cho bị hại.
Tang vật bị cảnh sát thu giữ. Ảnh: Quốc Thắng.
Danh tính của bộ đôi được xác định là Nguyễn Phú Cường (49 tuổi) và Phan Kim Mỹ (23 tuổi). Chúng khai, do ở gần nhà nên rủ nhau đi "ăn hàng".
Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, hai người này thuộc băng nhóm chuyên cướp giật tài sản của người nước ngoài. Chúng thường hoạt động vào khoảng nửa đêm cho đến sáng. Vụ việc đang được làm rõ.
Quốc Thắng
Theo VNE
Cảnh sát 141 nhặt được ví tiền, tìm người dân trả lại Trong quá trình làm nhiệm vụ, chiến sỹ thuộc tổ công tác Y9/141 CATP Hà Nội nhặt được một chiếc ví bên trong có nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng và một số tiền mặt... Theo đó, vào đêm 11-4, tổ công tác đặc biệt Y9, do Thượng úy Nguyễn Hồng Thành làm tổ trưởng, chốt tại nút giao thông Trần Thái...