Vì thương bạn trai, tôi chấp nhận làm “bình phong” của anh
Tôi đồng ý với anh tôi sẽ là “bình phong” của anh cho đến khi tôi tìm được người yêu mới thì 2 chúng tôi chia tay nhau.
Tôi 23 tuổi, có người yêu hơn tôi 2 tuổi. Chúng tôi quen nhau qua 1 dự án làm chung. Tính tổng thời gian cả quen cả yêu nhau thì được gần nửa năm. Trong tất cả thời gian làm quen, tán tỉnh và yêu nhau, anh ấy không hề động chạm tôi một lần nào. Không chủ động nắm tay, ôm hôn cho đến khi tôi phải đặt câu hỏi như là “ Sao anh không nắm tay em”, “Sao anh không ôm em”, “sao anh không hôn em”.
Tôi thực sự rất bất ngờ, có chút bàng hoàng khi biết người mình yêu thuộc giới tính thứ ba. (Ảnh minh hoạ)
Sau đó tôi nhận được câu trả lời rằng, anh tôn trọng tôi nên không muốn làm điều ấy khi chưa được tôi cho phép. Sau khi tôi nói rằng anh có thể chủ động những việc như vậy vì yêu nhau thì những việc đó là bình thường thì anh cũng nắm tay, cũng ôm hôn tôi. Nhưng bản thân tôi lại cảm thấy rằng những hành động đó của anh chỉ mang tính chất cho có lệ, gọi là có.
Tôi băn khoăn mãi, cho đến khi tôi không chịu được nữa, tôi thẳng thắn hỏi anh có thật anh đang yêu tôi không, tôi cảm giác như anh yêu tôi chỉ để cho mọi người thấy rằng anh có người yêu chứ tình cảm anh dành cho tôi không hề là thật vậy.
Nghe tôi nói, anh im lặng rồi nhìn tôi, mắt bắt đầu đỏ và rơi lệ. Tôi bất ngờ vì trước giờ tôi chưa từng thấy anh xúc động mạnh đến thế này. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, anh nói tiếp: “Em không làm anh khóc, nhưng anh thấy có lỗi với em vì anh không hề yêu em, anh yêu… một người con trai khác, thực ra anh là gay. Anh rất sợ cảm giác mọi người sẽ chê cười anh, bọn anh yêu nhau được hơn 1 năm nhưng vì sợ nên anh quyết định tìm một người ra làm bình phong, đó là em. Anh thực sự xin lỗi”.
Đúng là tôi thực sự rất bất ngờ, có chút bàng hoàng khi biết người mình yêu thuộc giới tính thứ ba. Nhưng khi nghe anh ấy vừa khóc vừa nói, nhớ lại những lúc anh âu yếm tôi miễn cưỡng, tôi không hề cảm thấy mình giận anh như tôi tưởng tượng. Tất cả cảm xúc của tôi khi đó chỉ là thấy thương anh.
Anh xin lỗi tôi rất nhiều. Chúng tôi nói chuyện với nhau cả đêm. Bỗng dưng từ người yêu, tôi trở thành “bình phong” của anh lúc nào không biết. Tôi có một chút buồn, nhưng tôi thấy thương anh nhiều hơn là giận dữ hay thất vọng. Tôi vẫn đồng ý với anh tôi sẽ là “bình phong” của anh cho đến khi tôi tìm được người yêu mới thì 2 chúng tôi chia tay nhau.
Khi anh ấy tâm sự tôi mới biết là những người như anh ấy có cuộc sống khó khăn hơn người bình thường rất nhiều. Bên ngoài lúc nào cũng tỏ ra phải nam tính mạnh mẽ, nhưng bên trong yếu đuối, luôn sợ định kiến của xã hội. Cũng phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, bạn bè, tư tưởng…
Video đang HOT
Tôi tâm sự lên đây một phần muốn các bạn hiểu cho những con người như anh. Một phần cũng muốn nghe suy nghĩ của các bạn. Nếu các bạn rơi vào hoàn cảnh giống tôi, các bạn sẽ đưa ra quyết định như thế nào?./.
Theo vov.vn
"An Insight Into Reality" - hướng tới cộng đồng người Việt nghèo ở Campuchia
Những khuôn mặt thất thần, những ánh mắt mơ hồ, cuộc sống khó khăn, chật vật là những gì hiện lên trên những bức ảnh được trưng bày tại cuộc triển lãm mang tên "An Insight Into Reality" do nhóm du học sinh Việt Nam tại Mỹ và Việt Nam thực hiện với mục đích hướng tới cộng đồng người Việt nghèo sống ở Campuchia.
Triển lãm "An Insight Into Reality"
Tôi khá bất ngờ khi bước chân vào triển lãm "An Insight Into Reality" và càng bất ngờ hơn trong câu chuyện với Lê Bùi Khánh Linh, cô sinh viên năm thứ 2, đang du học tại Mỹ, người sáng lập dự án The Stateless. Một cô gái nhỏ nhắn và có vẻ bề ngoài nhút nhát nhưng lại khá dứt khoát, cương trực trong từng lời nói khi Khánh Linh thuyết trình về ý tưởng và cả khoảng thời gian dài từng bước thực hiện dự án của mình. Bùi Khánh Linh cho biết: "Thường các dự án tập trung vào trẻ em nghèo với các hoạt động như: tặng quà, dạy tiếng Anh xây dựng cơ sở vật chất... nhưng nhóm của Linh muốn làm một điều gì đó mới mẻ hơn và lớn hơn thế. Qua sách báo, truyền hình, Linh nhận thấy vấn đề nhân quyền rất được quan tâm và nhìn vào cộng đồng người Việt ở nước nước thì vấn đề quốc tịch đối với người Việt ở Campuchia đang đặt ra nhiều câu hỏi? Cuộc sống của người Việt ở vùng Biển Hồ, Siem Reap và Phnom Penh tại Campuchia luôn sống trong sự mơ hồ cũng chính là thông điệp mà dự án Dự án The Stateless muốn truyền tải trong buổi triển lãm này".
Du khách tham quan Triển lãm "An Insight Into Reality"
The Stateless Season 1, hè 2019 được tổ chức trong phạm vi địa bàn Việt Nam và Phnom Pênh, Siêm Riệp, Campuchia. Đây là một dự án được tạo dựng và quản lý bởi các du học sinh đến từ trường John Bapst, ME, US và Texas A&M University cùng sự đóng góp của các thành viên đến từ vô số trường trung học và đại học tại Mỹ và Việt Nam. Dự án với trọng tâm nghiên cứu, nhằm giúp đỡ những người gốc Việt sinh sống tại Campuchia không có quốc tịch hoặc đang gặp khó khăn về mặt duy trì thẻ xanh được cấp bởi chính quyền Campuchia. Đồng thời tạo ra cơ hội để các bạn trẻ hiểu hơn về vấn đề này thông qua các trải nghiệm bổ ích. "An Insight Into Reality" trưng bày gần 50 bức ảnh phản ánh về cuộc sống của người Việt ở vùng Biển Hồ, Siem Reap và Phnom Penh, Campuchia là kết quả của chuyến đi thực tế vào đầu tháng 7 vừa rồi của Dự án The Stateless.
Lê Bùi Khánh Linh., người sáng lập Dự án The Stateless
Lê Bùi Khánh Linh tự tin chia sẻ: "Linh đọc ở đâu đó một cuốn sách có viết đại ý rằng: khi nhỏ thì chúng ta cần phải tập trung học hành. Tuổi trẻ chúng ta phải tạo lập sự nghiệp, phấn đấu kiếm tiền để khi lớn tuổi, chúng ta có thể trao lại những gì chúng ta có, cho xã hội thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, tài chính cho những người kém may mắn hơn. Điều đó đã thôi thúc Linh và là động lực để Linh cùng các bạn du học sinh quyết tâm thực hiện dự án, mặc dù biết vấn đề quốc tịch là vấn đề nhạy cảm và ở tầm quốc tế sẽ rất khó khăn. Song Linh và các thành viên trong nhóm Dự án The Stateless 2019 mong muốn mang lại một công trình nghiên cứu cụ thể về cuộc sống của những người không có quốc tịch tại địa bàn Campuchia với hai khu vực chính là Biển Hồ, Siem Reap và Phnom Penh, qua đó nâng cao hiểu biết cũng như mong muốn hỗ trợ của người dân đối với vấn nạn này. Dự án kỳ vọng có thể có một nền móng vững chắc và hiểu biết đầy đủ về vấn đề để có thể mở rộng, tìm hiểu về vấn nạn này cũng những những vấn đề cấp thiết về quyền con người không chỉ tại Campuchia, mà còn tại các quốc gia khác. Đồng thời dự án cũng hướng tới một mùa hè bổ ích cho các bạn thanh thiếu niên đang học tập tại Việt Nam cũng như nước ngoài, bồi dưỡng các kỹ năng nghiên cứu, giao tiếp, và hoạt động dự án - những kỹ năng quan trọng mà các thanh thiếu niên nên có.
Một số hình ảnh được nhóm The Stateless ghi lại trong chuyến thực địa tại Campuchia
Là một thông dịch viên cho Campuchia trong chiến tranh, ai cũng nghĩ, người đàn ông này sẽ được hưởng trợ cấp chính phủ sau chiến tranh, nhưng hiện nay ở tuổi 70, ông vẫn phải tự mình bươn chải kiếm sống bằng nghề phu hồ. Ông kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời không vợ, không con, ông phải tự lo những sinh hoạt hàng ngày, những vấn đề kinh tế cũng như sức khỏe. Đa phần những người dân nơi đây không được đến viện khi ốm đau bởi tiền viện phí quá cao và mọi người hầu như không có bảo hiểm vì không có đầy đủ có giấy tờ.
Ở bến Sọi có một xóm hẹp với con đường hài hun hút, nơi ánh sáng len lỏi qua những thanh gỗ mục chăng làm hàng rào tạm bợ. Nhưng căn nhà 20m2 nối tiếp nhau, một bầu không khí ngột ngạt, khó thở. Con xóm này là nơi ở cho rất nhiều người gốc Việt không có quốc tịch tại Phnom Penh. Tuy nhiên, con xóm này nằm trong danh sách quy hoạch và bị giải tỏa. Câu hỏi đặt ra là rồi họ sẽ đi về đâu?
Ông Q và bà T sinh sống ở Biển Hồ hơn 30 năm. Cuộc sống lênh đênh ở vùng sống nước trên chiếc bè 20m2. Tuy may mắn hơn rất nhiều người dân khác tại Biển Hồ vì có thẻ cư trú tại Campuchia, nhưng cuộc sống với nghề giăng lưới, buôn bán dựa vào điều kiện thiên nhiên đã khiến việc gia đình ông duy trì chiếc thẻ xanh khó khăn. Không có tiền là sẽ bị đuổi về nước. Ông Bà cũng cho biết, khu vực Biển Hồ sắp tới sẽ có nhiều hộ gia đình bị giải tỏa, cuộc sống của người dân nơi đây rất nhiều vất vả.
Chị Y là môt người mẹ trẻ khoảng 20 tuổi và có tới 3 đưa con. Chồng chị đi làm xa nhà, công việc của chị chủ yếu là gỡ lưới cho những hộ gia đình khác. Cũng như mọi nhà trên sông, nhà chị là bè lợp mái nhỏ, chỉ chừng 5m2. Cuộc sống khó khăn. Khi được hỏi chị có ý định làm quốc tịch hay lên bờ hoặc quay về Việt Nam. Câu trả lời của chị là đã quen với điều kiện thế này và chị cũng không có đủ kiến thức để hội nhập khi lên đất liền sinh sống.
Chùm ảnh những đứa trẻ, thế hệ thứ 2, thứ 3 không biết tương lai sẽ ra sao
Theo vanhien.vn
Chuyện về những cô gái làm 'nghề' khiêu dâm online: 'Tôi có 2 lựa chọn: Khoe hàng hoặc chết đói' Cuộc sống khó khăn, không có đủ tiền nuôi con cái đã khiến nhiều người phụ nữ bước chân vào con đường khiêu dâm online để mưu sinh. "Nghề" khiêu dâm online Khiêu dâm online đã trở thành một phần của ngành công nghiệp tình dục trong suốt hơn một thập kỷ qua. Tại đó, những khách hàng sẽ trả tiền để được...