Vị thuốc từ hoa
Các loại hoa quen thuộc xung quanh bạn có thể là những vị thuốc “kỳ diệu” để chữa bệnh
Có thể sử dụng với dạng nấu nước uống như nước giải khát hoặc sắc uống để chữa đ au đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau mắt, cao huyết áp, sốt. Mỗi ngày có thể dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu uống, hoặc giã nát đắp mụn nhọt.
Hoa sứ
Có tác dụng hạ huyết áp, chữa ho, tiêu đờm, tiêu thũng, liều dùng 6-12g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Người ta còn dùng nước sắc hoa sứ chữa cảm sốt, kiết lị.
Hoa hồng
Có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, giải độc, dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ho viêm họng, lở loét mồm, liều dùng 3-6g/ngày dưới dạng thuốc sắc. Tinh dầu hoa hồng pha nước tắm có tác dụng an thần.
Video đang HOT
Thường dùng ướp trà uống hoặc dùng 2-4g hoa khô sắc uống chữa kiết lị, chữa mất ngủ hoặc dùng để rửa mắt.
Thường được trồng làm cảnh hoặc hàng rào, mọc nhiều ở vùng núi miền Bắc và Tây Nguyên, có tác dụng tiêu độc, trị ghẻ lở, nhọt độc ngứa, dị ứng, thấp khớp, một số nghiên cứu chứng minh nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn…
Tinh dầu hoa bưởi có rất nhiều thành phần, có thể đến 41 thành phần. Người ta nhận thấy tinh dầu hoa bưởi có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm (phế cầu), tụ cầu vàng…
Hoa khế
Dùng chung với lá khế, cành non, nấu sôi dùng để xông hoặc tắm chữa lở loét, dị ứng.
Tuy nhiên, có những loại hoa có độc phải được bác sĩ chuyên khoa kê toa hoặc hướng dẫn sử dụng như hoa cà độc dược dùng để chữa ho hen, chống co thắt chữa các cơn đau dạ dày, nôn ói, có thể sắc uống, thuốc bột hoặc cuộn tròn thành điếu để hút; hoa sói dùng để ướp trà uống, cần lưu tâm về liều lượng, có thể gây độc.
Một vài loại hoa ít được biết đến, nhưng cũng là vị thuốc:
Hoa hòe
Vị đắng trong hoa hòe có từ 6-30% là rutin, một chất làm bền thành mạch, người ta thường sử dụng để điều trị trong cao huyết áp, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết do vỡ mao mạch, điều trị ho ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam. Liều dùng 5-20g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Có thể sao khô để dành pha uống như nước trà.
Dùng lá và hoa giã nhỏ trộn với muối đắp lên mụn nhọt sẽ giúp giảm đau và chóng vỡ mủ.
Hoa mào gà
Sắc uống mỗi ngày từ 8-16g, chữa đi tiêu ra máu, hoặc dùng 10g hoa sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lần uống 1-2g chữa lị ra máu, tiêu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.
Theo Hervietnam
Dùng mía chữa bệnh thật hay!
Mía là một vị thuốc rất tốt cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Dưới đây là những bài thuốc từ mía do Lương y Phạm Như Tá hướng dẫn:
Theo y học cổ truyền thì mía có vị ngọt, tính mát, có những công dụng như: thanh nhiệt (làm mát cơ thể), điều hòa chức năng dạ dày, nhuận trường, giải rượu, sinh tân dịch (tạo nước cho cơ thể), chữa sốt cao, trị kiết lỵ, trị ho (do nhiệt), bổ tâm tỳ...
Xưa nay y học cổ truyền thường dùng mía để điều trị các chứng khô miệng lưỡi, tân dịch thiếu, táo bón, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, tiểu tiện khó, sốt cao...
Dưới đây là những bài thuốc được y học cổ truyền, và dân gian hay dùng để trị một số bệnh:
- Với những chị em trong giai đoạn mang thai, cơ thể có tình trạng phù (phù nhẹ) thì có thể dùng một ít thân mía rửa sạch, lóc bỏ vỏ đem nấu nước uống trong ngày, có thể uống nhiều lần trong ngày.
- Với phụ nữ mang thai hay bị nôn ói do ốm nghén thì dùng một ít thân mía, rửa sạch, lóc bỏ vỏ ép lấy nước rồi cho vào một tí gừng tươi, khuấy đều để dùng.
- Trường hợp trẻ em hay ra mồ hôi trộm thì nên cho trẻ dùng nước mía thường xuyên.
- Nếu bị tình trạng tiểu gắt, đau buốt nhẹ, có thể dùng một ít thân mía, rửa sạch, lóc bỏ vỏ, rồi cho vào ấm nấu cùng với một ít lá mã đề tươi. Nấu chín, lấy nước uống trong ngày. Còn nếu bị tình trạng khó tiểu thì có thể dùng một ít thân mía, một ít râu bắp và một ít xa tiền thảo, đem nấu lấy nước uống trong ngày.
Ngoài ra, dân gian còn dùng mía vào một số bài thuốc khác như: củ gừng tươi rửa sạch, đập dập lấy một ít nước rồi đem gia vào ly nước mía nguyên chất, trộn đều để dùng cho những người bị viêm dạ dày; người bị táo bón ngoài việc ăn uống nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước còn có thể dùng phương pháp lấy nước mía trộn với một ít mật ong và uống vào lúc bụng đói, uống 2 lần trong ngày.
Theo Khánh Vy
Thanh Niên
Cây mật gấu trị ung thư Cây mật gấu thuộc họ hoàng liên gai. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt, vị rất đắng như mật gấu, vì vậy mới có tên là cây mật gấu. Theo Đông y, cây mật gấu có vị đắng tính mát, vào 4 kinh: phế, vị, can, thận có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm se. Người ta...