Vị thuốc quý từ hoa quả (1): Quả nhót không chỉ là gia vị nấu canh mà còn giúp trị nhiều bệnh hay gặp phải
Hầu hết mọi người chỉ nghĩ quả nhót là món ăn vặt với vị chua chua, ngọt ngọt chấm với muối ớt. Thế nhưng, loại quả chỉ cần nhắc đến cũng khiến nhiều người ứa nước miếng này còn là gia vị nấu canh và còn giúp trị nhiều bệnh hay gặp phải dưới đây.
Hiện nay đang là mùa nhót. Hầu hết mọi người chỉ nghĩ quả nhót là món ăn vặt với vị chua chua, ngọt ngọt chấm với muối ớt. Thế nhưng, loại quả chỉ cần nhắc đến cũng khiến nhiều người ứa nước miếng này còn là gia vị nấu canh và là vị thuốc quý từ hoa quả giúp trị nhiều bệnh.
Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, cây nhót được trồng phổ biến ở nước ta không chỉ lấy quả ăn mà các bộ phận của cây như quả, rễ, lá… đều được dùng như một vị thuốc trong Đông y. Mọi người có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Với tính vị chua, chát, tính bình. Nhót chủ trị ỉa chảy, tả lỵ mạn tính; hen suyễn, khạc nhổ ra máu; thổ huyết và đau họng, khó nuốt. Liều dùng: quả 5-7 quả/ngày; lá khô là 30g/ngày; rễ nhót là 40g/ngày.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ thêm một số món ăn, thức uống, bài thuốc được sử dụng từ nhót như:
* 1. Nấu canh giấm ăn: Dùng quả nhót tùy theo liều lượng dùng của gia đình để nấu
* Chữa ỉa chảy: Dùng quả nhót xanh 10 quả, rễ nhót 40g, rễ mơ lông 20g… sắc uống 1 thang mỗi ngày chia làm 3 lần.
Video đang HOT
* Chữa kiết lỵ mạn tính: Quả nhót chín 7 quả; lá khổ sâm 10 g, lá mơ lông 25g sắc uống1 thang /ngày, chia 03 lần. Lưu ý uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.
* Chữa ho: Quả nhót xanh 10 quả, quả quất 10 quả, trần bì 10 sắc uống 1 thang/ ngày chia làm 3 lần.
* Chữa ho, hen, khó thở: Quả nhót 6 – 12g sắc uống hoặc tán bột pha nước uống trong ngày.
* Chữa hen suyễn, khạc nhổ ra máu: Lá nhót khô 30g, lá bồng bồng 5 lá sắc uống.
* Chữa thổ huyết và đau họng, khó nuốt: Rễ cây nhót 30 g sắc uống
* Chữa hen phế quản: Quả nhót 10, tỳ bà diệp 06, cúc bách nhật 06. Sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc liên tục 5- 7 ngày.
Mặc dù quả nhót có nhiều tác dụng nhưng chuyên gia lưu ý mọi người khi ăn cần chú ý do nhót có vị chua, chát. Mọi người cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày. Thời điểm ăn hợp lý là nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút. Khi mắc bệnh mà cơ thể phát lạnh, mọi người cũng không nên ăn nhiều trái cây có vị chua chát như xoài, nhót…
Dược thiện bổ thận ôn dương, phòng trị cảm cúm
Cảm cúm rất hay gặp khi thời tiết thay đổi, gây khó chịu cho người bệnh với các triệu chứng như sợ lạnh, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi kèm theo ho.
Người bệnh cần nghỉ ngơi, sử dụng thuốc đúng cách và ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể trong thời gian này. Sau đây là một số món ăn thuốc bổ thận ôn dương, dưỡng tâm khí, phòng trị cảm cúm rất hiệu quả.
Nước gừng mật ong trộn bột hạnh nhân đào nhân (Trung Quốc thực liệu đại toàn): đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Nghiền nát đào nhân và hạnh nhân, trộn với nước gừng, mật ong vừa đủ, ăn. Dùng tốt cho người hen suyễn mạn tính.
Cháo kinh giới phòng phong (Trung Quốc dược thiện đại quan): kinh giới 10g, phòng phong 12g, bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g, gạo tẻ 80g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã; gạo nấu cháo. Khi cháo được cho nước thuốc và đường trắng vào đun sôi đều. Dùng tốt cho người bị ngoại cảm sợ lạnh, sợ gió, đau đầu.
Cháo hành phòng phong (Phòng phong chúc - Thiên kim nguyệt lệnh):phòng phong 12 - 16g, gạo tẻ 60g, hành sống 2 củ. Phòng phong sắc lấy nước, cho gạo vào nấu cháo, cháo chín cho hành sống đã vào đảo đều. Dùng cho người bị đau sưng khớp (phong thấp).
Gừng khô tán bột ngâm rượu tốt cho người cao tuổi tê bại tay chân, đau tức ngực...
Canh tân di phổi lợn (Tân di chư phế thang - Lâm sàng thực liệu phối phương): phổi lợn 300g, tân di 10g, thương nhĩ tử 20g, bạch truật 15g, phục linh 15g. Phổi lợn rửa sạch thái lát; các dược liệu cùng cho trong túi vải xô nấu nhừ, vớt bỏ túi bã dược liệu, thêm gia vị làm canh. Ngày ăn 1 lần, liên tục 5 - 10 ngày. Dùng cho người bị ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, quên lẫn, niêm mạc mũi sưng nề, xuất tiết ít.
Lợi đàm trà (Lâm sàng thực liệu phối phương): chi tử 20g, bạc hà 6g, thương nhĩ tử 12g, tân di 12g. Dược liệu tán vụn, pha hãm cùng với chè. Ngày uống 1 ấm. Đợt dùng 7-20 ngày. Dùng cho người viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sung huyết sưng nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi chân má.
Canh trứng tân di bạc hà ty qua đằng (kinh nghiệm dân gian): ty qua đằng 60g, tân di 10g, trứng gà 2 quả. Ty qua đằng cắt đoạn rửa sạch; tất cả cho vào nấu, trứng gần chín lấy ra bóc vỏ lại cho vào nấu tiếp, thêm bạc hà tươi 10g nấu canh ăn. Ngày 1 lần, đợt dùng 5- 10 ngày. Dùng cho người bị viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sung huyết sưng nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi chân má.
Quýt hấp đường phèn (kinh nghiệm dân gian): quýt hoặc quất 2 quả, bóc tách thành từng múi, lấy vỏ 1 quả thái lát nhỏ mảnh và cho vào trong cốc cùng với quýt đã bóc thành múi, thêm 30g đường phèn, chưng cách thuỷ. Ăn múi và uống nước 1 lần vào buổi tối. Dùng cho người bị viêm khí phế quản, viêm họng, ho nhiều đờm, mất tiếng khản giọng, nuốt đau.
Nước gừng cải củ (kinh nghiệm dân gian): cải củ 250g (thái lát), gừng tươi 15-20g (thái lát), thêm ít đường đỏ sắc lấy nước uống. Dùng cho người viêm khí phế quản, viêm họng nhiều đờm.
Thông xị thang (kinh nghiệm dân gian): hành tươi cả rễ 30g, gừng tươi 8g, đạm đậu xị 12g, rượu nhạt 30ml. Hành rửa sạch thái lát; gừng đập giập; thêm 500ml nước, đun sôi, cho tiếp rượu vào, khuấy đều, gạn lấy nước thuốc uống nóng làm vã mồ hôi. Dùng tốt cho người bị cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau tức vùng ngực, không có mồ hôi, sợ gió sợ lạnh kèm theo đau bụng buồn nôn, tiêu chảy.
Nước mắm ngon (kinh nghiệm dân gian): uống 1 - 2 thìa nước mắm nguyên chất (10 - 20ml). Trị cảm lạnh, đau quặn bụng (hư hàn phúc thống).
Rượu can khương (Can khương tửu - Dưỡng lão phụng thân thư): can khương (gừng khô) tán bột mịn 15g, rượu 32o 60ml hâm nóng, thêm chút bột tiêu, uống. Dùng cho người cao tuổi tê bại tay chân, đau tức vùng ngực, lạnh khắp người.
Cháo gừng nghệ (Thọ thể tản biên): bột gừng khô 3g, bột nghệ 3g, gạo tẻ 100g, gạo tẻ vừa đủ nấu cháo. Trị tỳ vị hư hàn, đau quặn vùng thượng vị, nôn ói tiêu chảy (có thể thêm chút đường).
Bánh bột bạch truật can khương (Trung Quốc dược thiện đại quan): gừng khô 60g, bạch truật 120g, đại táo bỏ hạt 250g. Tất cả tán bột mịn, thêm ít hồ nước nhào thành bánh, hấp chín, ăn khi đói, 2 ngày ăn 1 lần. Dùng tốt cho người bị tiêu chảy do hư hàn.
Cháo can khương phục linh cam thảo (kinh nghiệm dân gian): gừng khô 5g, phục linh 15g, cam thảo 3g, gạo tẻ 100g. Dược liệu sắc lấy nước, cho gạo tẻ vào nấu cháo. Ngày 1 lần, chia ăn sáng chiều. Dùng tốt cho bệnh nhân hen phế quản, viêm khí phế quản do lạnh.
Hoa phù dung thanh nhiệt, giải độc Phù dung còn được gọi là mộc liên, địa phù dung, sương giáng hoa, đại diệp phù dung... tên khoa học là Hibiscus mutabilis L. Lá và hoa phơi hoặc sấy khô. Ảnh minh họa Trong Đông y, hoa phù dung vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết (làm mát huyết và cầm máu), tiêu...