Vị thuốc lạ từ sấu
Chúng ta thường chỉ có thói quen dùng quả sấu để nấu ăn, làm mứt, nước uống, ít ai biết sấu có thể làm thuốc, ngay cả hoa, lá và vỏ sấu.
Sấu có tên gọi là Sấu đắng hay Long cóc, thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mùa hoa vào tháng 5-7, mùa quả vào tháng 8-10. Sấu ra hoa quả nhiều hàng năm. Sấu vừa mọc hoang dại, vừa được trồng. Tái sinh chủ yếu từ hạt.
Trong tự nhiên, có những cây Sấu hàng trăm năm tuổi, cao đến 600m. Ở các đô thị lớn, cây Sấu được trồng dọc theo 2 bên đường vừa tạo cảnh đẹp, vừa lấy bóng mát, vừa có trái ăn. Chủ yếu Sấu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, Sấu cũng có ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Tây nguyên.
Tại thủ đô Hà Nội, phố Phan Đình Phùng có những hàng Sấu đã ngót 100 tuổi, phố này còn được gọi là “Phố sấu”. Quả Sấu chín có giá trị dinh dưỡng như sau: Nước 80%, Acide hữu cơ 1%, Protide 1,3%, Glucide 8,2%, Celulose 2,7%, Canxi 100mg%, Photpho 44mg%, Vitamin C 3mg%.
Tính vị công năng:
Quả sấu có vị chua, ngọt, hơi chát, mùi thơm, đặc trưng, tính mát. Có tác dụng kiện tỳ, tiêu thực sinh tân, chỉ ho, tiêu đờm.
Bộ phận dùng để làm thuốc: quả, hoa lá, vỏ của thân và rễ cây sấu. Quả sấu có công dụng giải nhiệt, chỉ khát dùng khi miệng khô, ngứa cổ, ho, nổi mề đay, lở ngứa, sưng tấy.
Video đang HOT
Cách sử dụng: mỗi lần 4-6g cùi (thịt) quả sấu. Sắc nước, hâm sôi hoặc dùng sống với muối đường.
Hoa sấu: chữa ho, dùng hoa sấu cùng với mật ong chưng cách thủy uống trong ngày, đặc biệt dùng chữa ho cho trẻ em rất tốt.
Lá sấu: lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử, vết thương lâu lành.
Vỏ rễ: trị sưng, viêm tuyến sữa, áp xe vú.
Ngoài ra, trong cuộc sống thì sấu xanh thường được sử dụng nấu ăn có tác dụng như những món ăn – bài thuốc rất quen thuộc. Khi luộc rau muống, người dân Bắc bộ hay dùng sấu xanh đánh dấm nước canh bằng vài quả sấu xanh, khiến nước canh có vị chua, ngọt dịu mát làm giải nhiệt và tăng cường tiêu hóa lại rất ngon miệng. Sấu làm ô mai, sấu hấp với đường, sấu ngâm đường làm nước giải khát hương vị thơm dễ chịu.
Bài thuốc có sấu:
1. Chữa nhiễm độc thai nghén: Quả sấu (9 quả sấu xanh già quả) nấu với cá diếc hay thịt vịt ăn trong ngày. Sử dụng 3-7 ngày thay canh.
2. Chữa ho, viêm họng, viêm thanh quản:
- Cùi quả sấu 4-6g, ngâm muối hoặc sắc nước, thêm đường phèn hay mật ong rồi uống. Ngày 2-3 lần.
- Hoa sấu 8-20g sắc uống ngày 2 lần, uống nóng đối với trẻ em nên cho thêm mật ong hay chưng cách thủy hoa sấu với mật ong, chữa ho rất tốt.
Theo Bác sĩ gia đình
Các bài thuốc độc đáo từ dừa
Nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Còn xơ quả đem xé sợi vê thành điếu thuốc, hút ba ngày liên tục, bệnh viêm xoang sẽ đỡ.
Y học cổ truyền coi dừa là vị thuốc lạ, kỳ thú. Ngoài tác dụng nêu trên, nước dừa còn làm dịch truyền, dịch pha chè - thuốc khi cần thiết.
Xơ dừa được đốt tồn tính (cháy đen nhưng không ra bột), uống ngày 4g - 10g với rượu hay sắc uống, giúp chữa gân xương đau nhức.
Cùi dừa ích khí, bổ dưỡng, nhuận tràng. Khi ngực và vùng thượng vị đau dữ dội và đột ngột, lấy cùi dừa đốt tồn tính, tán bột, dùng 4g uống với rượu, cơn đau sẽ giảm.
Để chữa đau dạ dày, người ta lấy 200ml nước dừa già trộn 150g hạt bí đỏ, đun nhỏ lửa cho cạn rồi ăn.
Sọ dừa đốt tồn tính, tán mịn giúp chữa chảy máu cam, nôn. Mỗi lần uống 4g bột dừa với rượu hoặc nước chín.
Hoa dừa có tác dụng chữa sốt. Lấy hoa cái non nghiền nát thành bột nhão, đắp lên trán, sau đó dùng vải sạch thấm nước dừa đắp lên trán và mắt để hạ nhiệt.
Rễ dừa chữa kinh nguyệt không đều, chảy máu. Nước hãm rễ dừa tươi hay khô là thuốc chữa lỵ và viêm gan. Rễ dừa non phối hợp với một số vị thuốc nam khác có khả năng chữa tiểu khó, tiểu dắt, vàng da.
Bạn cũng có thể dùng nước dừa tươi chải đầu hằng ngày, tóc sẽ mượt mà, đen bóng. Lấy nước dừa trộn với dịch ép tỏi tây, bạn sẽ có một dung dịch dưỡng da an toàn và hiệu quả.
Theo BS Phạm Hồng Nga
Đất Việt
Những cây thuốc quý cho phụ nữ Những cây thuốc dưới đây đều là những cây thuốc quý rất tốt với nhiều bệnh của chị em phụ nữ, các bạn hãy tham khảo để biết rõ hơn về công dụng của chúng nhé! Ích mẫu Cây ích mẫu mọc hoang ở nhiều nơi và được bà con ở một số vùng trồng để làm thuốc. Theo y học cổ truyền,...