‘VỊ THUỐC BÁU VẬT’ TRONG SÁCH CỔ CỨU SỐNG HÀNG VẠN BỆNH NHÂN XƯƠNG KHỚP
Lương y Bình đã công bố những vị thuốc vốn là “báu vật” trong sách cổ có lịch sử hơn 400 năm của người Dao cứu cánh bệnh nhân khắp cả nước…
Những ngày qua, sau khi chúng tôi đăng loạt bài về thảo dược trị các bệnh về xương khớp của lương y Triệu Thị Bình (Bản Yên Sơn – xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội), tới tấp là những cuộc điện thoại, lá thư của bạn đọc trong khắp cả nước là bệnh nhân phản hồi họ đã gặp thầy, hợp thuốc… đẩy lùi bệnh tật. Cũng từ đây, lương y Bình đã công bố những vị thuốc vốn là “báu vật” trong sách cổ có lịch sử hơn 400 năm của người Dao cứu cánh bệnh nhân khắp cả nước…
Họ đã khỏi bệnh thế nào?
Trong tuần qua, báo Gia đình & pháp luật nhận được một lá thư kỳ diệu mà khi đăng lên rất có ích cho những bệnh nhân bị bệnh xương khớp. Đó là lá thu ghi lại câu chuyện về hành trình chữa bệnh đầy gian nan của cô Nguyễn Thị An (53 tuổi, Tiên Lãng, Hải Phòng) khiến người đọc dở khóc, dở cười. Trong thư cô An viết, sau một lần trượt chân ngã dập mông xuống đất, cô An bị đau dọc khắp từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau liên tục khi đi, cô đã uống nhiều loại thuốc, thậm chí cả thuốc giảm đau liều cao nhưng khi tác dụng của thuốc hết, cơn đau lại kéo tới.
“Dạo gần đây, cơn đau lưng thường xuyên xuất hiện, rất khó chịu, gây vẹo lưng, còng lưng và dáng đi không bình thường. Những cơn đau lưng âm ỉ, đau triền miên, kinh niên. Đặc biệt ở vùng thắt lưng ở cổ, vai gáy thường đau mạnh hơn khiến tôi mất ăn mất ngủ, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến mọi công việc và sinh hoạt. Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến tôi cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được. Đi khám tôi được bác sĩ chỉ tôi phải nằm bệnh viện điều trị nhiều ngày, nhưng tôi rất đắn đo. Cạnh nhà tôi có một chị hơn tôi vài tuổi, cũng từng tiêm thuốc và nằm viện 3 tháng, nhưng bệnh không khỏi mà giờ đây chị ấy chỉ nằm một chỗ, để chồng con phục vụ, trông rất tội”, cô An chia sẻ.
Hoa trinh nữ được Lương Y Bình chăm sóc.
Lý do khiến cô không muốn chữa bệnh bằng Tây y còn vì tiền thuốc khá tốn kém và phải nằm điều trị tại bệnh viện, rất bất tiện và làm ảnh hưởng đến công việc của mỗi người trong gia đình. “Tôi đọc được bài báo trên tờ Gia đình & pháp luật về lương y Bình nên ghi lại số điện thoại rồi gọi lấy thuốc ngay. Tôi uống đến tháng thuốc thứ hai rồi, thấy không còn dấu hiệu tê chân tay, những cơn đau từ đốt sống lưng đến các chi cũng chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện khiến tôi rất yên tâm. Lần này tôi lên lấy thuốc thêm cho mình và cho hai người cùng làng cũng bị bệnh xương khớp”, cô An chia sẻ rồi đưa cho chúng tôi xem những tấm phim Xquang chiếu chụp của hai người bệnh ở nhà.
Cũng trong tuần qua, chúng tôi nhận được cuộc điện thoại đầy cảm động của ông Trịnh Văn Bôn (66 tuổi, Các Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa), ông Bôn cho biết, ông bị gai cột sống hơn 3 năm nay, những cơn đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng. Nhiều lúc ông cảm thấy đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân. Khi đi lại hay vận động nhiều càng khiến cơn đau tăng lên. Sau khi biết mình bị bệnh, ông Bôn đã nhiều lần đi châm cứu, uống các loại thuốc tây đắt tiền, “Thời gian đầu dùng thuốc tây và châm cứu tôi tưởng như đã khỏi hẳn nên rất mừng. Nhưng cứ dừng uống thuốc khoảng 1 tuần thì cơn đau lại xuất hiện. Tôi uống nhiều thuốc Tây quá, lại sẵn có bệnh dạ dày nên không chịu nổi những biến chứng sang gan, thận”, ông Bôn chia sẻ.
Video đang HOT
Thấy cách chữa bằng thuốc Tây không hiệu quả, ông Bôn đã đi nhiều nơi đến các bệnh viện, nhà thuốc và lang băm,…tìm hỏi những bài thuốc khác nhau nhưng càng uống càng thêm biến chứng nguy hiểm. Ông đã đắp nhiều loại thuốc lá, thuốc cán viên,…nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh.
Tình cờ, một người bạn cũ gặp lại, biết ông Bôn bị gai cột sống liền ghi lại số điện thoại của lương y Bình, người đã chữa khỏi căn bệnh đi chẳng được, ngồi chẳng yên này của bản thân mình cho bạn.”Tôi có được thông tin của lương y Bình kèm theo lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của người bạn già đã khỏi bệnh nhờ thuốc của lương y thì mừng như vớ được vàng. Tôi gọi điện lấy thuốc uống thuốc của lương y Bình được 1 tháng rồi, thấy không còn cảm giác đau lưng khi ngồi hay tê mặt ngoài bàn chân, tê hai bàn tay như trước nữa. Đi đứng cũng thoải mái hơn. Hôm qua, tôi gọi điện lấy luôn hai tháng thuốc nữa để uống cho khỏi dứt điểm”, ông Bôn chia sẻ.
“Báu vật” trong sách cổ giúp người bệnh bị xương khớp
Ngay sau khi nhận được phản hồi cảm động của bà An, ông Bôn và hàng trăm bệnh nhân đã gọi điện lấy thuốc của nam người Dao của lương y Bình, báo Gia đình & pháp luật chuyển thông tin của bệnh nhân lên Ba Vì cho bà Bình. Trong cuộc trò chuyện này, lương y Triệu Thị Bình lại tiết lộ thêm, thời gian qua, Trung ương và nhiều tổ chức quốc tế đã về đây nghiên cứu, tôn vinh các báu vật cây cỏ của Ba Vì, cũng như báu vật trong truyền thống hái thuốc trị bách bệnh của bà con. Trong hợp tác xã thuốc Nam, mỗi gia đình hầu như đều có một vườn thuốc Nam nên đang cô gắng chung tay với nhau gieo trồng dược thảo sạch.
Lương y Bình cho biết, vùng rừng núi Ba Vì hay còn gọi là Tản Viên Sơn sở hữu hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu. Hiện tại, gia đình lương y Bình nắm giữ cuốn gia phả ghi lại những phương thuốc chữa hàng trăm loại bệnh. Cuốn sách cổ, trong đó có ghi chép nhiều bài thuốc quý, nhiều cách chữa bệnh độc đáo, bí truyền mà gia đình đang lưu giữ đã tồn tại ít nhất 400 năm trước. Trong tháng 11 này, vì lợi ích chung cho làng nghề thuốc Nam người Dao Ba Vì, lương y Bình đã cho công bố “tài liệu mật” trong bài thuốc chữa bệnh xương khớp hiệu của nhất trong Hợp tác xã để những bà lang khác cùng tham khảo.
Trong tài liệu, kinh nghiệm mà lương y Bình công bố, hàng trăm lang y trong bản Yên Sơn lại được một phen ngạc nhiên khi biết đến công dụng của cây xấu hổ để chữa bệnh mất ngủ nhưng không biết đây còn là loại thảo dược chữa đau nhức xương khớp lâu ngày rất tốt.
Theo gia phả của lương y Bình công bố, cây xấu hổ họ trinh nữ (mimosacae) còn được gọi với những tên khác như trinh nữ, cỏ thẹn, mắc cỡ, hom tu thảo… Xấu hổ là loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi lớn, cao khoảng 30 – 40cm. Thân cây gồm nhiều cành mọc lòa xòa, có lông và gai nhỏ. Lá là dạng kép, thường cụp lại khi đụng phải. Hoa xấu hổ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng, có 4 cánh 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8.
Theo ý lý của lương y Triệu Thị Bình, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi sơ, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Nhiều người biết đến công dụng của cây xấu hổ để chữa bệnh mất ngủ nhưng không biết đây còn là loại thảo dược chữa đau nhức xương khớp lâu ngày rất tốt. Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, cho vào bài thuốc trị xương khớp sắc uống trong ngày. Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp… hiệu quả bất ngờ. Hiện tại, nhiều nhà khoa học đã đặt vấn được “mổ xẻ” điều kỳ lạ trong sự kết hợp cây xấu hổ với hơn 100 vị thuốc tạo ra bài thuốc nam chữa bệnh xương khớp hiệu quả nhất từ trước đến nay. Từ đó, các nhà khoa học muốn nhân rộng, giúp hàng vạn bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp như lương y Bình đang hành y cứu người.
Lương y Triệu Thị Bình xin thông báo, với uy tín chữa bệnh xương khớp của mình được người bệnh trong khắp cả nước chứng minh là hiệu quả. Thời gian qua có nhiều người giả mạo lập face, zalo giả mạo để bán thuốc của lương y Bình. Trong đó, thời qua rất nhiều người bệnh đã phản ánh đến lương y Bình có người dùng số điện thoại giả mạo bán thuốc, vậy lương y Bình công bố để bà con trên cả nước cảnh giác…
Lương y Triệu Thị Bình công bố 2 số điện thoại duy nhất cho bạn đọc gọi điện để tư vấn, lấy thuốc của lương y Triệu Thị Bình là: 0982. 749. 646 – 0981 096 720
Nhất Sơn
Theo khoe365.net
Thận trọng khi dùng thuốc chống viêm không steroid
Hiện nay các bệnh có liên quan đến xương khớp khá phổ biến, đặc biệt loại bệnh này thường xảy ra ở những người cao tuổi.
Một trong những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị triệu chứng giảm đau là thuốc chống viêm không steroid. Thuốc có thể gây nên những phản ứng có hại về đường tiêu hóa, có khi rất nặng và được xem như một biến cố của việc dùng thuốc. Vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc để tránh những tai biến.
Cơ chế ảnh hưởng có hại của thuốc
Theo nhà khoa học Manigand, các phản ứng có hại của thuốc chống viêm không steroid (NSAID: non-steroidal anti-inflammatory drug) chiếm tỉ tệ từ 20 - 25% các phản ứng của các loại thuốc nói chung. Trên thực tế loại thuốc này được dùng khá phổ biến và có nhiều nơi mua thuốc không cần có đơn thuốc của bác sĩ; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có thể dễ dàng tự mua thuốc và điều trị. Các nhà khoa học ước tính mỗi ngày trên thế giới có khoảng 30 triệu người bệnh sử dụng loại thuốc chống viêm không steroid.
Các phản ứng có hại của thuốc chống viêm không steroid gây nên thường do 4 cơ chế: thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp chất prostaglandin nội sinh, chất này là yếu tố rất cần thiết cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại các tác nhân tấn công vì prostaglandin kích thích bài tiết chất nhầy, bài tiết bicarbonat; duy trì lưu lượng máu đến niêm mạc và còn có khả năng giảm tiết acid chlorhydric. Thuốc có độc tính có liên quan đến liều lượng. Thuốc có thể gây nên phản ứng quá mẫn liên quan đến từng cơ địa của cá thể. Thuốc có khả năng phát sinh tạo ra các chất chuyển hóa trung gian. Ngoài ra, phản ứng có hại của thuốc cũng có thể do các yếu tố thuận lợi khác gồm: tuổi và giới tính như người cao tuổi và nữ giới dễ bị ảnh hưởng; người nghiện rượu và thuốc lá; người mắc một số bệnh có sẵn như bệnh lý về dạ dày, xơ gan, giảm tiểu cầu, viêm khớp dạng thấp... Đồng thời trong điều trị có sự phối hợp nhiều loại thuốc chống viêm không steroid với nhau, phối hợp thuốc chống viêm không steroid với aspirin hoặc với thuốc chống đông cũng có thể gây nên những phản ứng có hại.
Chảy máu tiêu hóa là nguy cơ tai biến được ghi nhận ở những người sử dụng thuốc chống viêm không steroid
Trên lâm sàng, khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid ghi nhận tác dụng phụ có thể nhẹ như ợ nước, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa... hoặc ở mức độ vừa như đau vùng thượng vị kiểu nóng rát, cơn đau tăng lên sau mỗi lần uống thuốc và thường kèm theo triệu chứng nôn. Thực tế thấy các phản ứng có hại ở mức độ nhẹ và mức độ vừa này xảy ra với tỉ lệ từ 10 - 30% trường hợp ở những toa thuốc được bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên cũng có lúc gặp những tai biến nặng khi dùng thuốc chống viêm không steroid nhưng ít hơn như chảy máu tiêu hóa và thủng dạ dày với tỉ lệ thấp từ 0,5 - 3%; mặc dù chiếm tỉ lệ thấp nhưng tất cả các cơ sở y tế cũng phải cần thận trọng, chú ý để phát hiện, xử trí phù hợp nhằm tránh hững hậu quá đáng tiếc có thể xảy ra.
Các phản ứng có hại cần thận trọng
Ngoài các phản ứng phụ ở mức độ nhẹ và mức độ vừa khi dùng thuốc chống viêm không steroid đã nêu ở trên; trong quá trình điều trị cần quan tâm đến tai biến nặng do thuốc gây nên như chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày và các thương tổn khác ở đường tiêu hóa.
Tỉ lệ thủng dạ dày có thể chiếm đến 60% các trường hợp đối tượng bệnh nhân có sử dụng thuốc chống viêm không steroid trước đó vài ngày hoặc vài tuần
Chảy máu tiêu hóa là nguy cơ tai biến được ghi nhận ở những người sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Qua nghiên cứu, đối tượng này thường chiếm số lượng gấp đôi so với nhóm đối chứng và xảy ra gấp 4 lần ở những người bệnh sẵn có các cơ địa, yếu tố thuận lợi đã nói ở trên. Trong thực tế, khó có được một con số chính xác về biến cố này nhưng các nhà khoa học ước lượng tỉ lệ tai biến có thể xảy ra khoảng 1/6.000 đơn thuốc được kê cho người sử dụng. Nguy cơ chảy máu tiêu hóa xảy ra có thể có tỉ lệ khác biệt tùy theo loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng như Azapropazon, Piroxicam, Indomethacin, Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen...
Thủng dạ dày cũng là một tai biến khó xác định mối liên quan về nhân quả giữa ảnh hưởng của thuốc chống viêm không steroid đối với biến cố này. Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên những người bệnh thủng dạ dày ghi nhận tỉ lệ thủng dạ dày có thể chiếm đến 60% các trường hợp đối tượng bệnh nhân có sử dụng thuốc chống viêm không steroid trước đó vài ngày hoặc vài tuần; tuy vậy nhận xét này chưa mang tính thuyết phục và không được nhiều người chấp nhận. Ngoài ra, tai biến thủng dạ dày và chảy máu dạ dày cũng có thể là biến chứng của một ổ loét sẵn có hoặc không được biết đến trước khi dùng thuốc chống viêm không steroid. Trên thực tế, chỉ có phương pháp nội soi dạ dày mới xác định được căn nguyên của bệnh lý dạ dày và cần tiến hành thủ thuật này càng sớm càng tốt để xử trí phù hợp vì bệnh lý sẽ được hồi phục nhanh. Các nhà khoa học nhận thấy có khoảng 20% bệnh nhân dùng thuốc chống viêm không steroid có những biểu hiện của viêm dạ dày do thuốc dưới dạng thương tổn ban đỏ, phù nề, sung huyết; có chấm chảy máu là nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa; có vết trợt hoặc vết loét làm chảy máu nhiều và có thể gây thủng dạ dày. Các vết trợt thường cạn, bờ có nhiều vòng và trên nền của một loại viêm dạ dày lan tỏa. Các vết loét cấp tính thường nhỏ, đơn độc hoặc có nhiều ổ và thường ở vùng hang vị, tiền môn vị hoặc trên bờ cong lớn của dạ dày. Đối với một ổ loét cũ, hình ảnh thường thấy có bờ rõ, phù nề, quy tụ các nếp nhăn niêm mạc; dấu hiệu phù nề và sung huyết biểu hiện sự trỗi dậy của một ổ loét cũ do dùng thuốc chống viêm không steroid. Nhiều nhà khoa học đã tổng kết qua công tác nghiên cứu về mối liên quan nhân quả giữa bệnh loét dạ dày và việc dùng thuốc chống viêm không steriod nhận thấy bệnh loét dạ dày và dạ dày-tá tràng chiếm tỉ lệ khoảng 15 - 20% số trường hợp bệnh nhân dùng thuốc; tai biến chảy máu và thủng dạ dày xảy ra cho 1,5% người có sử dụng thuốc; có khoảng 34% bệnh nhân vào bệnh viện để chữa bệnh loét dạ dày sau thời gian đã dùng thuốc này đều đặn, kéo dài; có đến 78% bệnh nhân tử vong do biến chứng của bệnh loét dạ dày là những người đã thường dùng thuốc chống viêm không steroid. Ngoài ra, những người cao tuổi dùng liên tục thuốc thường có nguy cơ tử vong do biến chứng của bệnh loét dạ dày tăng gấp 4 lần so với người thường. Ở Anh Quốc đã thống kê số bệnh nhân tử vong do biến chứng của bệnh loét dạ dày có liên quan đến việc dùng thuốc chống viêm không steroid cũng gần bằng số bệnh nhân tử vong do bệnh hen phế quản. Ở Hoa Kỳ cũng đã ghi nhận số bệnh nhân bị biến chứng tiêu hóa do dùng thuốc chống viêm không steroid bằng 1/2 số bệnh nhân AIDS... Chính vì vậy việc dùng thuốc chống viêm không steroid cần đặc biệt thận trọng, quan tâm để chủ động ngăn ngừa những tai biến hay biến cố có thể xảy ra, trong đó có một số trường hợp đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Ngoài các phản ứng có hại trầm trọng như chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày như đã nêu ở trên; thuốc chống viêm không steroid còn có thể gây nên các phản ứng không mong muốn ở các nơi khác của bộ máy tiêu hóa. Tại miệng, họng thường gặp trường hợp viêm lợi, sưng tuyến nước bọt mang tai. Tại thực quản có thể gây viêm thực quản, có khi làm loét thực quản; vấn đề này thường có liên quan đến cách uống thuốc. Tại ruột non thường hiếm gặp hơn, thuốc chống viêm không steroid có thể gây loét hỗng tràng đưa đến hẹp; một số nhà khoa học ghi nhận khoảng 70% các trường hợp dễ có trạng thái viêm ruột non ở những người bệnh dùng lâu dài thuốc chống viêm không steroid. Tại ruột già, một số trường hợp thuốc có thể gây rối loạn cơ năng dưới dạng đau bụng, đi tiêu chảy phải cần ngừng thuốc ngay; các bệnh lý có sẵn như bệnh Crohn, viêm loét ruột già chảy máu có thể có đợt làm cho bệnh tiến triển thêm do dùng thuốc chống viêm không steroid. Tại trực tràng, nếu dùng thuốc chống viêm không steroid loại thuốc đạn hay tọa dược đặt hậu môn có thể gây nên sự nóng rát, có cơn mót rặn trực tràng ở một số bệnh nhân.
Lời khuyên của thầy thuốc
Cần lưu ý rằng cách điều trị và phòng ngừa các phản ứng có hại của thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt ảnh hưởng đối với đường tiêu hóa là không nên phối hợp các thuốc chống viêm không steroid với nhau hoặc phối hợp với thuốc aspirin, thuốc corticoid. Thực tế ghi nhận sự phối hợp các loại thuốc chống viêm không steroid với nhau sẽ không có tác dụng kết hợp có lợi mà ngược lại chỉ làm tăng nguy cơ xảy ra biến cố và tai biến do việc dùng thuốc. Cộng đồng người dân, các cơ sở y tế cần thận trọng vấn đề này khi trên thực tế các loại thuốc chống viêm không steroid ngày càng được sử dụng nhiều để điều trị triệu chứng chống viêm, giảm đau do những bệnh lý có liên quan đến xương khớp khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở người cao tuổi nhằm chủ động phòng ngừa tai biến có thể xảy ra.
TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH
Theo suckhoedoisong.vn
7 triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như đau mỏi cổ, tê bì, cứng cổ... xảy ra nhiều. Tuy nhiên nhận biết những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 đặc trưng khi khởi phát có vai trò quan trọng nhất. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ 7 triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột...