Vị thế Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
Việt Nam có quyền nói “Không” với bất kỳ ai khi bàn về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia…
Cái giá của độc lập, tự chủ…
Trước năm 1945, Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ, không có tên trên bản đồ thế giới. Dù Việt Nam được nhắc đến, biết đến nhiều hơn sau trận Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” hay trận “Điện Biên Phủ trên không” thì Việt Nam vẫn rất khó khăn khi phải lựa chọn lợi ích dân tộc, quốc gia giữa các siêu cường…
Trước năm 1975, Việt Nam đã là như thế. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc chiến tranh, thống nhất Tổ quốc đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới. Việt Nam có quyền nói “Không” với bất kỳ ai khi bàn về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia…
Đã qua rồi cái cụm từ “bàn về vấn đề Việt Nam” nghe nhức nhối con tim, mà giờ đây, đụng đến lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia Việt Nam thì quan điểm tự chủ của Việt Nam là trên hết. Thậm chí, đụng đến lợi ích khu vực cũng phải đạt được sự thỏa thuận của Việt Nam.
Có thể nói, máu của thế hệ ông cha ta đã đổ từ năm 1945 để thống nhất giang sơn, để bảo vệ Tổ quốc và biết bao công sức trí tuệ, chịu bao cực khổ gian nan để xây dựng đất nước của đồng bào ta…kết tinh lại cũng chỉ vì điều đó và đã đạt được điều đó.
Lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia là trên hết và để tạo ra cho quốc gia một vị thế đối ngoại độc lập, tự chủ, bảo đảm đạt được lợi ích tối đa trong các mối quan hệ quốc tế là không đơn giản…
Vị thế Việt Nam với tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông
Chúng ta không bàn đến chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông vì Việt Nam đang làm tất cả để bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền của mình trên Biển Đông là tất yếu và đã được khẳng định rõ ràng. Điều chúng ta quan tâm ở đây là vị thế Việt Nam trên Biển Đông, một vùng biển đang nóng lên bởi sự đụng độ lợi ích chiến lược của nhiều quốc gia trong đó có Mỹ và Trung Quốc…
Nếu như trước đây, Mỹ, Trung Quốc đã thỏa thuận với nhau để Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc thì ngày nay là điều không thể cho bất kỳ thực thể nào. Việt Nam đã xác lập chủ quyền, đương nhiên rồi, nhưng không những thế, Việt Nam cũng đã và đang trở thành một thế lực lớn trên Biển Đông mà Mỹ, Trung Quốc không thể không tính đến kết quả thành bại của chiến lược họ đề ra…
Sự xích lại gần Việt Nam của Mỹ trong lĩnh vực quân sự nhằm mục tiêu “bảo vệ tự do hàng hải” trên tuyến hàng hải Biển Đông đã nói lên điều đó.
Video đang HOT
Với Trung Quốc, chúng ta có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống nhưng chúng ta cũng nói rõ đang có sự tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông…Việt Nam, đặc biệt Trung Quốc, đều nhận thấy gây căng thẳng, không kiểm soát được bất đồng trên Biển Đông thì chẳng có lợi gì cho sự phát triển đôi bên.
Có thể nói, sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc là một chiến lược lớn nhằm định hình lại kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 bằng việc kết nối các nền kinh tế Á – Âu – Phi thông qua một mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ chưa từng có, thực chất, để chuyển đổi nền kinh tế đang sắp bão hòa tại Trung Quốc, do đó, nó cần rất nhiều quốc gia tham gia…
Việt Nam nằm trên tuyến hàng hải xuất phát và trở về các trung tâm kinh tế quan trọng phía Đông Trung Quốc, nếu gây bất ổn với Việt Nam thì “con đường biển” bị rắc rối ngay tại vị trí xuất phát.
Tuyến đường biển của Trung Quốc trong “một vành đai, một con đường”.
Dùng lực lượng quân sự để trấn áp chiếm toàn bộ Biển Đông trong đó có chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam sẽ không bao giờ có chuyện Việt Nam ngồi nhìn. Vì thế, hòa bình, bình đẳng với Việt Nam là sách lược khôn ngoan của Trung Quốc.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao lại như thế? Câu trả lời đơn giản, dễ hiểu là vì Việt Nam đã trở thành một thế lực lớn tại Biển Đông. Chấm hết.
Cảm ơn Đảng, Bác Hồ đã tạo ra một vị thế đất nước như hôm nay. Cảm ơn những thế hệ ông cha đi trước đã không tiếc máu xương để dành độc lập tự do cho Tổ quốc. Thế hệ Việt Nam hôm nay mãi ghi nhớ công ơn và nguyện bước tiếp con đường ông cha đã chọn, xây dựng một Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu”.
(Theo Đất Việt)
Bác dạy, trong cất nhắc cán bộ không nên làm như "giã gạo"
"Trong cuốn sách "Sửa đổi lối làm việc", Hồ Chủ tịch đã chỉ ra khoảng 50 chứng bệnh của cán bộ lúc bấy giờ. Đồng thời Bác cũng chỉ ra cách xử lý, đó là tự phê bình và phê bình - đây là thang thuốc hay nhất để sửa chữa những chứng bệnh trên" - PGS.TS Nguyễn Văn Giang - Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia HCM) khẳng định khi trao đổi với Dân Việt.
Sinh thời Hồ Chủ tịch luôn dành sự quan tâm đến công tác cán bộ. (Ảnh tư liệu).
Thưa ông, cách đây 70 năm, Hồ Chủ tịch viết cuốn sách "Sửa đổi lối làm việc". Cuốn sách đó có ý nghĩa thế nào với công tác cán bộ hiện nay?
- Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cách đây 70 năm có nhiều nội dung. Lúc đó Cách mạng Tháng Tám thành công chưa lâu, Đảng ta vừa cầm quyền nên cán bộ, đảng viên của chúng ta chưa biết cách lãnh đạo, kinh nghiệm và kiến thức để lãnh đạo chưa có. Chính vì thế trong cuốn sách này Bác viết rất kỹ về cách lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ. Đây được coi như cuốn sách gối đầu giường của đội ngũ cán bộ.
Đặc biệt trong cuốn sách Bác nói về vấn đề khuyết điểm của cán bộ, đảng viên mà Bác gọi là "các chứng bệnh". Theo nghiên cứu của tôi, Bác đã chỉ ra khoảng 50 chứng bệnh của cán bộ lúc bấy giờ, đồng thời Bác cũng chỉ ra tự phê bình và phê bình là "thang thuốc hay nhất để sửa chữa những chứng bệnh đó".
Hồ Chủ tịch là tấm gương lớn trong việc nói đi đôi với làm. (Ảnh tư liệu)
Điều đặc biệt nữa là trong cuốn sách, Bác đã dành khá nhiều trang để dạy cách làm công tác cán bộ. Người dạy rất bài bản, từ việc huấn luyện, đánh giá cán bộ đến cách lựa chọn, cất nhắc và chính sách cán bộ. Có thể thấy tác phẩm đó như cuốn sách giáo khoa về công tác cán bộ.
Đến nay tác phẩm này vẫn còn giữ nguyên giá trị về công tác cán bộ. Chắc chắn khi nghiên cứu chúng ta sẽ được gợi ý rất nhiều vấn đề trong cách đổi mới công tác cán bộ.
PGS -TS Nguyễn Văn Giang - Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng. (Ảnh: Lương Kết)
Theo ông nội dung trong Sửa đổi lối làm việc có tác dụng thế nào trong việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII?
- Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" có ý nghĩa nhiều mặt trong công tác xây dựng Đảng. Vừa qua trong phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tác phẩm này đã được tái bản và phát đến tận tay các cán bộ, đảng viên. Nếu đọc kỹ chúng ta thấy Bác viết rất hay và dễ hiểu.
Còn đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay, tác phẩm này rõ ràng là một tài liệu rất quan trọng. Ra đời cách đây 70 năm nhưng nội dung cuốn sách có nhiều chỉ dẫn cho việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn tình trạng tự diễn biến, tự chuyển biến mà chúng ta đang tiến hành.
Trong cuốn sách này, Bác nói rõ tư cách của Đảng, tư cách của đảng viên phải như thế nào. Bác chỉ ra các khuyết - đặc điểm của cán bộ, đảng viên đồng thời chỉ ra cách sửa chữa. Đó là dùng tự phê bình và phê bình, đúng như tinh thần của Nghị quyết T.Ư 4 mà chúng ta đang thực hiện.
Bác cũng trình bày rất kỹ về tự phê bình và phê bình: Từ khái niệm thế nào, mục đích, ý nghĩa cho đến cách phê bình... Những cái đó chúng ta có thể vận dụng cho cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII hiện nay.
Việc giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng đã được Hồ Chủ tịch chú trọng thế nào để giúp cho Đảng trong sạch, vững mạnh, thưa ông?
- Qua một loạt cách xử lý và các quyết định của Bác đối với cán bộ vi phạm khuyết điểm thời kỳ đó, chúng ta có thể thấy rất rõ tư tưởng của Người về vấn đề kỷ luật của Đảng. Trong cuốn sách "Sửa đổi lối làm việc", Bác nhấn mạnh phải yêu thương cán bộ vì không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm mà đào tạo được một người cán bộ tốt. Cán bộ là vốn quý của đoàn thể cho nên phải yêu thương cán bộ, phải cẩn thận cất nhắc cán bộ.
Bác dạy, trong cất nhắc cán bộ không nên làm như "giã gạo". Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời. Phải cho cán bộ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc; giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường thì điều kiện dễ chịu, khi đau ốm được chăm nom, gia đình họ khỏi khốn quẫn...
Nhưng khi cán bộ có vi phạm, Bác cũng rất nghiêm khắc. Bác nhấn mạnh phải dùng phê bình thẳn thẳng chỉ ra khuyết điểm, giúp cho cán bộ nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, nhưng không được dùng phê bình để bới móc, xử lý khuyết điểm cho nặng mà cốt để giáo dục, .
Còn như cán bộ cố tình vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng, Bác xử lý bằng tinh thần "thà chặt một cành sâu để cho cả cây xanh tốt". Tinh thần này thể hiện qua nhiều việc, như vụ xử lý đại tá Trần Dụ Châu năm 1950. Lúc đó, khi đang là Cục trưởng Cục quân nhu, vị đại tá này là người cũng có chút công lao, nhưng rồi ông ta đã phạm tội tham ô nghiêm trọng. Sau khi cân nhắc, Bác đã chuẩn y bản án tử hình mà Tòa án dành cho ông Trần Dụ Châu.
Bác chỉ thị ngay phải thi hành bản án sớm, đồng thời báo chí phải đến đưa tin ngay để bộ đội, nhân dân biết. Điều đó thể hiện sự kiên quyết của Chính phủ, không tha thứ cho cán bộ có sai lầm.
Hiện nay, Đảng ta vẫn chủ trương vừa mở rộng dân chủ nhưng vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Việc xử lý một số trường hợp cán bộ, cả với cán bộ cấp cao như vừa qua cũng đã gây được những hiệu ứng tích cực trong Đảng và quần chúng nhân dân. Tất nhiên dư luận chưa phải bằng lòng mà họ vẫn mong Đảng tiếp tục làm mạnh hơn nữa.
Nếu chúng ta làm tốt và nghiêm vấn đề kỷ luật đảng, phát hiện những vi phạm và xử lý nghiêm khắc, những việc đó chỉ có tác dụng làm Đảng tốt lên chứ không sợ như thế là làm xấu Đảng, kém Đảng.
Bác Hồ từng nói một đảng giấu diếm khuyết điểm là đảng hỏng. Càng thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm càng chứng tỏ là đảng chân chính, càng được nhân dân tin yêu.
Xin cảm ơn ông (!)
Vào năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc, với bút danh XYZ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm: Sửa đổi lối làm việc. Tác phẩm có 6 phần chính: Phê bình và sửa chữa; mấy điều kinh nghiệm; tư cách và đạo đức cách mạng; vấn đề cán bộ; cách lãnh đạo; chống thói ba hoa. Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán "chủ nghĩa cá nhân" vì đó là một thứ "vi trùng rất độc" nó sinh ra các khuyết điểm nghiêm trọng như bệnh tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, ham địa vị, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, bệnh "hữu danh vô thực", kéo bè, kéo cánh, bệnh cận thị không biết nhìn xa, trông rộng... Đồng thời, Người cũng vạch ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục.
Theo Danviet
Đắk Lắk: Bổ nhiệm em trai Bí thư làm lãnh đạo, chủ tịch huyện nhận kỷ luật Chiều 26/4, Hội đồng kỷ luật UBND huyện Buôn Đôn - Đắk Lắk bỏ phiếu kỷ luật ông Nguyễn Như Bút (Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện), ông Đặng Văn Bằng (Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy) và ông Y Nhom Kđoh (Trưởng phòng Nội vụ huyện). Lý do bỏ phiếu kỷ luật vì cả 3 ông trên có nhiều thiếu sót...