Vị thế Nga tại châu Phi: Bây giờ hoặc không bao giờ
Nga quan tâm xây dựng tầm ảnh hưởng của mình với châu Phi, trong bối cảnh lục địa đen đã chán ghét Trung Quốc và Mỹ thì bỏ quên
Nga quan tâm đến châu Phi
Tại Diễn đàn Nga – châu Phi ngày 22/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow đang rất quan tâm tới hợp tác ngoại giao, kinh tế với các nước châu Phi và sẽ là cầu nối quyết liệt nhất để xúc tác đối thoại giữa nhóm BRICS với châu Phi.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, quan hệ hợp tác giữa Nga với các đối tác châu Phi đang rất hiệu quả. Moscow không chỉ đang giúp các quốc gia châu Phi phát triển kinh tế mà còn góp phần ổn định hòa bình, chính trị tại lục địa đen.
“Sự ổn định và phát triển của châu Phi góp phần vào sự ổn định của toàn cầu. Và Nga tin rằng đang làm tốt trong vai trò sát cánh cùng nhiều quốc gia châ Phi” – ông Lavrov cho biết.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh thêm, quan hệ hợp tác giữa Nga và châu Phi không bị ảnh hưởng bởi những biến động của tình hình thế giới. Ngoài ra, với vai trò là ủy thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Nga sẽ tiếp tục đóng góp trong việc đề ra chiến lược và thực hiện các hoạt động gìn giữ hoà bình ở châu Phi.
Người tị nạn chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại bang Kordofan, Sudan
Trước đó, hôm 6/10, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov cũng cho biết Moscow sẽ tiếp tục đóng góp cho các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các nước châu Phi một cách thân thiện, không có ý áp đặt bất kỳ mô hình địa chính trị nào lên các quốc gia thuộc lục địa này.
Cách Nga xây dựng lòng tin chiến lược
Sự chân thành của Moscow với lục địa đen đang khiến nhiều quốc gia châu Phi hài lòng. Nhiều chuyên gia đánh giá Moscow đang làm sống lại các mối quan hệ bị đóng băng mà Liên bang Xô Viết trước đây đã thực hiện được.
Cách xây dựng lòng tin của Nga với các quốc gia châu Phi cũng có nhiều điểm thú vị. Ví dụ như với trường hợp của Công hòa Trung Phi (CAR). Thời điểm đầu năm 2018, CAR kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp chính quyền nước này chống lại lực lượng nỏi dậy, Pháp đề nghị cung cấp một lô vũ khí cũ bị tịch thu từ Somalia.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Nga phản đối điều này và gửi tặng luôn cho CAR 9 máy bay chở đầy vũ khí cùng các nhà quân sự hàng đầu để huấn luyện binh sĩ nước này. Ngoài việc gửi vũ khí và hỗ trợ đào tạo quân sự, Nga đã mở thêm một văn phòng đại diện của Bộ quốc phòng Nga tại Cộng hòa Trung Phi.
Không chỉ giúp đỡ CAR, Nga còn đẩy mạnh hợp tác quân sự với nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Phi cận Sahara như Nigeria, Zimbabwe, Ethiopia…
Vào tháng 3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov có chuyến công du dài ngày tới 5 quốc gia châu Phi. Tới tháng 6, ông tham dự một hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi và tới thăm Rwanda, chủ tịch Liên minh châu Phi. Tháng 10, Nga mở Diễn đàn Nga – châu Phi vừa qua.
Sau mỗi chuyến thăm này là đi kèm với hàng loạt dự án đầu tư của Nga như dự án nhà máy điện hạt nhân với Ethiopia, nhiều dự án về nông nghiệp và an ninh lương thực cũng như cơ sở hạ tầng giao thông.
Ngoài ra, Nga liên tiếp trúng thầu tại các mỏ kim cương, bạch kim, than đá, quặng sắt ở Zimbabwe, Nam Phi, Sudan, Chad…
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi tại lễ ký thỏa thuận Hợp tác Chiến lược và Đối tác Toàn diện
Ngoài việc hợp tác kinh tế, bằng tiềm lực quân sự của mình, Nga cũng từng bước hiện diện quân sự tại châu Phi và giúp đỡ nhiều chính quyền chống lại các lực lượng thù địch. Câu chuyện của Cộng hòa Trung Phi là một ví dụ điển hình.
Từ những hợp tác quân sự và bảo trợ quân sự này, Nga bước đầu có những căn cứ quy mô lớn ngay tại châu Phi. Nga cũng đang lên kế hoạch xây dựng một trung tâm hậu cần tại một cảng ở Eritrea.
Dấu mốc quan trọng nhất, ngày 17/10, sau cuộc hội đàm diễn ra ở thành phố Sochi của Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi đã ký thỏa thuận Hợp tác Chiến lược và Đối tác Toàn diện. Đây là thỏa thuận hợp tác ở mức cao nhất giữa hai nước.
Bây giờ hoặc không bao giờ
Nhiều nhà phân tích cho rằng cách mà Nga tiếp cận với châu Phi là khôn ngoan và dễ dàng xây dựng niềm tin với các chính quyền sở tại. Nó khác xa với cách mà Trung Quốc đang làm.
Có thể nói, Bắc Kinh tiến vào châu Phi sớm hơn mốc thời gian mà Moscow quay trở lại tìm kiếm vị thế từ ngày Liên Xô của mình. Tuy nhiên cách làm của Bắc Kinh khiến những chính quyền châu Phi cảm thấy chán ghét.
Trước đây, nhiều quốc gia châu Phi không có nhiều sự lựa chọn nên họ thường gật đầu hợp tác Bắc Kinh. Hàng trăm tỷ USD của Trung Quốc đã đổ vào lục địa đen này. Nhưng họ cũng mang đi những tài sản tương tự như khai thác nguyên liệu thô bừa bãi, sử dụng nhân công rẻ mạt và bóc lột.
Ngoài ra, nhiều quốc gia đang cáo buộc Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao bẫy nợ để tìm kiếm lợi ích chính trị ở lục địa này. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới dự báo các khoản cho vay của Trung Quốc có thể làm tăng nợ của châu Phi lên gấp đôi trong 5 năm tới. Trung Quốc hiện nắm giữ tới 14% nợ của châu Phi.
Với sự xuất hiện của Nga, họ đã có thêm một lựa chọn. Moscow không có tiềm lực tài chính như Bắc Kinh, nhưng họ có kinh nghiệm ngoại giao với tầm nhìn dài hạn hơn cách gã khổng lồ châu Á đang thực hiện.
Trong bối cảnh Pháp, Đức và một số quốc gia châu Âu đã hướng tới châu Phi như một thị trường đầy tiềm năng, việc Nga đặt quan tâm cao nhất cho châu lục này để khôi phục tầm ảnh hưởng toàn cầu của mình là hợp lý và kịp thời.
Tân Phong
Theo baodatviet
Nga xoay trục châu Á và châu Phi: Mỹ lại mệt...
Nga sẽ không ngừng tăng cường hợp tác hơn nữa với các nước châu Phi và châu Á trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực quân sự.
Nga tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực châu Á và châu Phi. Mục tiêu chiến của chiến lược này là duy trì sự ổn định trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Nga tiếp tục tăng cường sự ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Trong chương trình kế hoạch hợp tác quân sự quốc tế của Nga, tàu chiến chống tàu ngầm Severomorsk đã hoàn thành nhiệm vụ của nó ở cảng biển Pemba thuộc cộng hòa Mozambique. Thông tin này đã được dịch vụ báo chí của Hạm đội Biển Bắc xác nhận.
Nguồn tin này tiết lộ rằng, tàu chống ngầm của Nga cùng với phi hành đoàn đã tham gia vào cuộc tập huấn đặc biệt, trong đó có bài tập tìm và phát hiện các mục tiêu dưới nước. Các bài tập về phòng thủ, tấn công cũng như sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia cũng đã được thực hiện.
Trên chiến hạm quân sự này cũng đã diễn ra một cuộc gặp giữa đại sứ đặc mệnh toàn quyền Alexander Surikov của Liên bang Nga với đối tác của họ tại Cộng hòa Mozambique.
Tổng cộng tàu chiến này của Nga đã vượt qua hơn 18,5 nghìn kilômet đường biển và ghé thăm 3 cảng biển nước ngoài. Sau đó con tàu này sẽ tới Madagascar, và ghé thăm các cảng biển của các nước châu Á và châu Phi.
Liên quan đến động thái này của Nga, trong cuộc phỏng vấn với tờ "Slovo và delo" (một tờ báo chuyên về chính trị), phó tổng biên tập tạp chí "Châu Á và châu Phi ngày nay" Oleg Teterin đã nói rằng, Nga đang muốn tăng cường hơn nữa hợp tác quân sự với các nước trên thế giới.
"Rõ ràng Nga đang muốn tăng cường sự hiện diện của quân đội Nga cũng như tầm ảnh hưởng của Nga trên toàn thế giới. Và trong tương lai gần Nga sẽ tích cực phát triển mối quan hệ với các nước châu Á và châu Phi", chuyên gia này nói.
Tuy nhiên ông cho rằng, trước mắt Nga chú trọng hơn tới các nước châu Phi và sau đó sẽ tới các nước châu Á. Họ sẽ hợp tác không đơn giản chỉ trong lĩnh vực quân sự mà còn trên nhiều lĩnh vực khác.
Trước đó trong một tuyên bố mới đây Phó thủ tướng Nga Medvedev đã gọi Ai Cập là "đối tác chính" của Moscow ở khu vực Trung Đông và châu Phi. Thủ tướng Nga cũng đã tiết lộ về việc ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Nga và Ai Cập.
Động thái này của Nga diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh đang dần mất lợi thế ở khu vực Trung Đông và vùng biển Địa Trung Hải. Việc Nga giành ưu thế ở khu vực này cũng như tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xung quanh, đồng thời chuyển hướng sang châu Á cho thấy họ bắt đầu tuyên chiến với người Mỹ.
Việc đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong những năm gần đây và đặc biệt là những thành quả mà Nga đạt được ở Syria đã chứng minh sức mạnh quân sự vượt trội của Nga. Và cũng giống như Mỹ, đã đến lúc họ quan tâm và nâng tầm ảnh hưởng của họ khu vực châu Phi và châu Á - nơi có nhiều nguồn lực và rất dồi dào.
Động thái này của Nga có thể khiến tình hình trên biển sẽ trở nên căng thẳng hơn khi trong tương lai càng có nhiều lực lượng cùng xuất hiện trong một khu vực.
Nguyễn Đông
Theo baodatviet
Nữ công dân Nga mỉa mai khi bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ Yelena Khusyaynova, nữ công dân Nga bị Mỹ cáo buộc can thiệp cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ nói bà tự hào khi một kế toán đơn thuần của Nga có thể quyết định ai trở thành Tổng thống Mỹ. "Tôi là Elena Khusyaynova, kế toán của một trang web mới của Nga có tên Federalnoye Agentstvo Novostey" (Cơ quan Thông tấn...