Vị thế Biển Đông và bản lĩnh Việt Nam
Biển Đông càng nóng, Việt Nam càng độc lập tự chủ. Đó chính là bản lĩnh, tự tin, là vị thế của Việt Nam.
Nếu như trước đây quân xâm lược có một đội quân đông gấp bội, vũ khí phương tiện nhiều gấp bội (phần cứng) là kẻ thù hung hăng ra mặt gây chiến.
Tuy nhiên, với tư tưởng đó, các cuộc xâm lược Việt Nam hết lần này đến lần khác của các thế lực phương Bắc đều bị đánh bại, chứng tỏ điều trên không quyết định sự thành bại của cuộc chiến mà chính “thiên, địa, nhân” (phần mềm) mới có vai trò quyết định.
Ngày ngay, ngoài vai trò của “thiên, địa, nhân” mang giá trị cốt lõi ra thì so sánh lực lượng để hạ quyết tâm chiến tranh, chiến dịch, lại khó hơn xưa rất nhiều. Bởi trong thời đại vũ khí công nghệ cao thì “đông, nhiều” không có ý nghĩa mà chất lượng vũ khí (sự tiên tiến hiện đại) ai hơn ai thì mới so sánh đúng thực chất về “phần cứng”.
So sánh lực lượng về “phần cứng” đúng thực chất đã khó, trong khi nó lại thay đổi, biến chuyển không ngừng dưới tác động của “phần mềm”. Chẳng hạn như thế địa lý, cách sử dụng…có thể biến ít thành nhiều, có thể biến vũ khí chiến thuật thành cấp chiến lược…Cho nên, chủ quan, bất chấp là trả giá đắt.
Cậy đông không là lợi thế…
Lực lượng quân sự Trung Quốc vượt trội về số đông nhưng có 2 điểm lưu ý cơ bản khi so sánh lực lượng khiến cho sự tính toán chiến lược của Trung Quốc gặp khó, nan giải nếu họ “làm loạn” Biển Đông.
Trung Quốc tuy “đông, nhiều” nhưng không thể mạo hiểm tập trung lực lượng “đông, nhiều” cho hướng Biển Đông.
Chẳng hạn, Trung Quốc có hơn 70 tàu ngầm tại Hạm đội Nam Hải, nhưng đưa hết vào tác chiến ở Biển Đông lại là chuyện khác, nó phụ thuộc vào “nên hay không nên”, “được hay không được”… Rồi Trung Quốc phải đề phòng Nhật Bản và ngay cả Đài Loan nữa… Do đó lực lượng tuy đông, nhiều, nhưng bị phân tán.
Video đang HOT
Mặt khác, nếu Trung Quốc triển khai lực lượng đông, nhiều, tác chiến trên chiến trường Biển Đông cũng không phù hợp. Càng đông, nhiều, thì càng bất tiện khi tác chiến, càng dễ bị đối phương tiêu diệt bởi các loại vũ khí và hình thức tác chiến phi đối xứng.
Tàu tên lửa Molniya Việt Nam được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới ngoài Nga sở hữu cả 3 loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến và đáng sợ nhất thế giới. Trong đó có một loại dưới âm là Kh-35E trang bị cho hệ thống tên lửa Uran-E lắp trên tàu mặt nước và phóng từ các máy bay Sukhoi, 2 loại siêu âm là Yakhont trang bị cho hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P và Klub phóng từ tàu ngầm Kilo.
Như vậy so sánh lực lượng trên Biển Đông thì “đông, nhiều” chỉ mang tính tương đối. Chiến tranh có một quy luật là “mạnh thắng, yếu thua”, nếu từ sự tương đối để kết luận ai mạnh, ai yếu, trên Biển Đông là không có cơ sở khoa học và nếu hành động thì đó là hành động phiêu lưu.
Với sự giúp đỡ “vô tư” của Nga, những loại tên lửa này có thể tạo ra nhiều biến thể đánh mục tiêu trên biển, trên không và trên đất liền từ rất nhiều phương tiện phóng. Không chỉ tàu ngầm KILO mới phóng được Klub mà ngay cả tàu tên lửa nhỏ như Molnya cũng có thể và do đó, nó thay đổi lớn tính năng kỹ chiến thuật của con tàu hay phương tiện phóng từ một vũ khí chiến thuật đã trở thành một vũ khí chiến lược.
Vì thế, nếu như trước đây, chỉ quan tâm đến KILO hay những loại vũ khí bí mật nào đó có tính chất “vũ khí chiến lược” của Việt Nam là đủ, thì hiện nay không thể như vậy nếu như không muốn trả giá đắt.
Thực ra, Việt Nam không thiếu gì loại tên lửa bắn xa hơn Klub, sức hủy diệt mạnh hơn Klub, nhưng như trên đã nói, “nhà nhà, người người” đều sử dụng được tên lửa Klub nên tên lửa Klub đã tạo ra sự nguy hiểm cho đối phương mọi lúc, mọi nơi.
Tiếp theo là thế trận. Với đặc điểm luôn phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều khi phải đối đầu với các đạo quân xâm lược trong các cuộc chiến tranh BVTQ, nghệ thuật quân sự Việt Nam đánh giặc bằng cả lực và thế, nhưng đặc biệt coi trọng việc lập thế ta, phá thế địch. Lập thế ta, phá thế địch không chỉ là hành động của Việt Nam trong tác chiến mà ngay cả trong thời bình, trong lúc tình hình căng thẳng ở Biển Đông lên cao khi Trung Quốc đã lộ rõ dã tâm muốn chiếm toàn bộ Biển Đông.
Nhìn vào bàn cờ chiến lược Biển Đông dễ nhận thấy trong thời gian qua Việt Nam đã rất bình tĩnh, tự tin tổ chức xây dựng lực ( mua sắm, chế tạo vũ khí phương tiện), bố trí lực (xây dựng các căn cứ sân bay bến cảng, các điểm đứng chân phục vụ cho tác chiến ) và sẵn sàng sử dụng lực (xây dựng các phương án tác chiến, lối đánh sở trường…), đã tạo ra một thế phòng thủ chủ động, thế chia cắt bao vây… khi tác chiến xảy ra.
Có thể nói, một thế trận vững chắc, cơ động, chuyển hóa mau lẹ, hiểm hóc, phức tạp nhưng thống nhất hỗ trợ lẫn nhau trên 3 hình thái chiến lược, chiến dịch và chiến đấu đã được hình thành trên Biển Đông Việt Nam.
Muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh. Chuẩn bị cho chiến tranh (về mặt quân sự) là xây dựng thế, lực và thế trận vững chắc, mạnh, hiểm hóc đủ sức răn đe mạnh với kẻ thù tiềm tàng. Chỉ có như thế mới thực hiện được đối sách quốc phòng “độc lập tự chủ, không theo ai chống ai, chỉ là bạn chứ không liên minh quân sự”…
Xem ra tuyên bố của Đảng, Nhà nước Việt Nam rằng: Biển Đông càng căng thẳng Việt Nam càng độc lập tự chủ, đã thể hiện bản lĩnh, tự tin về sức mạnh của mình.
Theo Lê Ngọc Thống
Đất Việt
Trung Quốc quyết tạo lợi thế tại Nam Cực
Trung Quốc đang có những động thái rõ ràng tại Nam Cực trong nỗ lực xác lập vị trí ảnh hưởng tối đa đối với vùng đất chưa xác định chủ quyền cuối cùng của thế giới.
Tàu phá băng Tuyết Long được Trung Quốc triển khai đến Nam Cực - Ảnh: Reuters
Đó là nhận định của tờ New York Times, trong bài viết ngày 4.5 có tựa đề "Theo đuổi những lợi ích chiến lược, Trung Quốc xây dựng sự hiện diện tại Nam Cực".
Dù Bắc Kinh phải đến năm 1985 mới thiết lập trạm nghiên cứu Nam Cực đầu tiên, các nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của nước này tại vùng đất của chim cánh cụt đang tăng mạnh và hiện đã qua mặt những kế hoạch của các nước khác.
"Với việc khai trương trạm nghiên cứu thứ tư hồi năm ngoái, và đã chọn được điểm thứ 5, cũng như đầu tư vào tàu phá băng thứ hai và các máy bay, trực thăng hoạt động trên băng, hoạt động của Trung Quốc tại châu lục này đang được triển khai ở tốc độ nhanh nhất so với 52 bên ký kết vào Hiệp ước Nam Cực", theo tờ NYT.
Hiện Mỹ duy trì 6 trạm nghiên cứu tại đây, trong khi Úc có 3 trạm. Theo Hiệp ước Nam Cực, các bên ký kết đồng ý rằng châu lục này luôn mở rộng cửa cho các sứ mệnh nghiên cứu khoa học mang mục đích hòa bình, và loại trừ khả năng quân sự hóa Nam Cực.
Dù Trung Quốc vẫn tuân thủ các điều khoản của hiệp ước, giới quan sát tình hình Nam Cực cho rằng chính quyền Bắc Kinh đang tận dụng "chiêu bài" nghiên cứu để giành được lợi thế chiến lược trong trường hợp quốc tế thông qua hoạt động khai thác thương mại tại đây.
"Đây là một phần của mô hình rộng hơn của cách tiếp cận trọng thương trên khắp thế giới", Peter Jennings, giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Úc nhận xét. "Động lực quan trọng nhất đối với chính sách của Trung Quốc là làm sao bảo đảm được nguồn cung năng lượng và thực phẩm dài hạn", chuyên gia Jennings cho biết.
Lệnh cấm khai thác dầu mỏ và khoáng sản tại Nam Cực sẽ hết hạn vào năm 2048, trừ phi Nghị định thư về Bảo vệ Môi trường một lần nữa được các bên thông qua. Trong trường hợp hiệp ước hết hạn và không có gì thay thế, Nam Cực có thể trở thành nguồn dầu khí dồi dào kế tiếp của địa cầu.
Ước tính khu vực này có khoảng 200 tỉ thùng dầu, bên cạnh túi nước ngầm lớn nhất thế giới.
Sự đầu tư hiện tại của Trung Quốc có thể giúp nước này đạt được vị thế không đối thủ trong việc khai thác tài nguyên tại lục địa vào năm 2048.
Phi Yến
Theo Thanhnien
Ông Putin đã thắng ông Obama trong vụ Iran? 'Những lợi ích về kinh tế và chính trị từ việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran đã được cụ thể hóa với Nga, trong khi ngờ vực đang bao quanh Mỹ", Bloomberg viết. Ông Putin (trái) đã có bước đi đầu tiên vào thị trường Iran - Ảnh: Reuters Việc Nga đồng ý bán hệ thống tên lửa S-300 cho Iran đang...