‘Vị thần bệ xí’ gây xôn xao cộng đồng mạng Nhật Bản: Trộm hơn 18 bồn cầu để bán kiếm tiền mưu sinh
Nhiều cư dân mạng Nhật Bản thừa nhận rằng họ không biết bồn cầu cũng có thể mang tới thanh lý tại cửa hàng đồ cũ.
Sự việc xảy ra mới đây ở thành phố Funabashi, thuộc tỉnh Chiba ở Nhật Bản. Mọi chuyện bắt nguồn từ tháng 10 năm ngoái, khi một đội xây dựng phát hiện những chiếc bồn cầu mới lắp đặt trong quá trình xây dựng một ngôi nhà đã biến mất sau ca trực cuối cùng.
Không lâu sau, một chiếc bệ xí khác cũng được báo cáo đã biến mất khỏi một ngôi nhà đang xây dựng khác. Kể từ đó, cảnh sát nhận được hàng loạt báo cáo, liên tục ghi nhận số lượng bồn cầu bị đánh cắp lên tới 18 chiếc.
Sự việc gây bất ngờ và bí ẩn tới mức các nhà điều tra đã đặt tên cho kẻ gây án là “The God of Toilets Case”.
Mãi tới đầu tuần này, cảnh sát cuối cùng mới điều tra ra và bắt giữ một nghi phạm. Đó là một nhân viên văn phòng 26 tuổi, tên là Ryusei Takada.
Takada trước đây đã làm việc tại một công ty xây dựng nhà cửa và có kinh nghiệm lẫn kiến thức về quy trình làm việc tại các công trường, cũng như các biện pháp an ninh được áp dụng. Đây cũng là lý do khiến hắn có thể phạm tội và ẩn giấu lâu tới như vậy.
Sau quá trình chất vấn, cuối cùng Takada đã thừa nhận hành vi. Người này cho biết đã lấy trộm bồn cầu mới, cũng như nhiều vật dụng khác từ các công trường xây dựng để bán chúng lại tại các cửa hàng đồ cũ, nhằm trang trải chi phí sinh hoạt.
Sự việc gây xôn xao mạng xã hội Nhật Bản, bởi thậm chí nhiều người còn không biết rằng các cửa hàng đồ cũ còn mua cả bồn cầu, càng khó tưởng tượng cảnh một người vác chúng tới bán và chủ cửa hàng đồng ý nhận mua.
Video đang HOT
Cảnh sát không công bố công khai cách họ đã theo dõi Takada, nhưng một số tin đồn cho biết các chủ cửa hàng đồ cũ trong khu vực thời gian gần đây đã bàn tán về một anh chàng dường như luôn có một nhà vệ sinh dự phòng y như mới nhưng thừa thãi và đang cần thanh lý.
Lấy vợ Việt, chồng Nhật bỏ việc lương cao về làm nội trợ kiêm YouTuber: Tổng thu nhập 1 tỷ đồng/năm, "không cao nhưng hạnh phúc"!
Trường hợp của anh Kenta và chị Vân khá hiếm ở Nhật Bản, nơi phụ nữ thường ở nhà làm nội trợ sau khi sinh con.
Tư duy khác lạ của đôi vợ chồng Nhật - Việt
Chị Vân (hay còn gọi là Mây) và anh Kenta (Papaken) gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2012 khi hai người cùng làm chung trong một quán ăn ở tỉnh Chiba (Nhật Bản). Khi ấy, chị Vân còn đang du học tại Nhật, còn Kenta đã tốt nghiệp và đang chờ xin việc.
Có cảm tình với cô gái Việt ngay từ cái nhìn đầu tiên, anh Kenta quyết định tỏ tình với đối phương ngay trước lúc chuẩn bị sang Trung Quốc du học. Sau khi chàng trai trở về, cặp đôi kết hôn vào năm 2014. Đôi vợ chồng hiện có với nhau hai người con, một trai (SN 2014) và một gái (SN 2017).
Ban đầu, Kenta làm việc cho một công ty điện tử lớn, thường xuyên đi công tác, phải đi sớm về khuya. Dù lương khá cao nhưng người chồng Nhật không có nhiều thời gian cho gia đình.
Gia đình anh Kenta - chị Vân.
Sau nửa năm suy nghĩ, anh Kenta quyết định nghỉ việc và nhận được sự ủng hộ của vợ.
"Anh muốn được ở bên gia đình và chăm sóc các con nhiều hơn, anh ý lúc nào cũng tiếc nuối vì các con lớn nhanh quá mà anh thì lại quá bận rộn, không thể ở bên dõi theo từng bước trưởng thành của con, vì thế nên anh quyết định nghỉ việc ở công ty. Còn môi trường và tính chất công việc của mình thì thoải mái hơn một chút, không phải làm thêm hoặc đi công tác dài ngày", chị Vân từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn.
Khoảng thời gian đầu gặp nhiều khó khăn khi Kenta chọn làm thêm vào ban đêm để có thời gian ở cùng gia đình vào ban ngày cũng như giúp đỡ vợ nhiều hơn. Tuy nhiên, cảnh thức đêm, ngủ ngày, giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn vì phải chăm sóc con của chồng khiến chị Vân không khỏi lo lắng.
Một thời gian sau, đôi vợ chồng đưa ra quyết định quan trọng, đó là anh Kenta chuyển sang làm freelance, song song với công việc nội trợ "toàn thời gian". Trong khi đó, chị Vân đi làm tại một công ty y tế với thu nhập khá tốt.
Tư duy và cách làm của đôi vợ chồng khá trái ngược với truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là tại đất nước Nhật Bản - nơi đa số phụ nữ Nhật ở nhà nội trợ sau khi sinh con.
" Các bạn bè và hàng xóm của tôi đều nói đàn ông trong gia đình họ ít khi làm việc nhà. Cũng có những người tò mò về quyết định này của chúng tôi, song tất cả đều không ảnh hưởng, bởi đây là lựa chọn dẫn đến hạnh phúc cho cả tôi và vợ", anh Kenta bày tỏ.
Nội trợ kiêm YouTuber toàn thời gian
Một ngày của anh Kenta bắt đầu từ khá sớm. Anh dậy nấu cơm cho vợ mang đi làm, sau đó đánh thức 2 con dậy. Mọi công việc chuẩn bị cho 2 bé đều do một tay ông bố đảm nhiệm, từ nấu bữa sáng, chuẩn bị quần áo, sách vở và đưa con đi học.
Các công việc nội trợ khác như giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, nấu cơm,... cũng được người chồng Nhật chăm lo tươm tất. Chị Vân thường trở về nhà lúc 19h30, sau đó ăn cơm, chơi với con và cho con đi ngủ.
" Chồng mình dậy lúc 7h, cho các con ăn và chuẩn bị cho các con đi học. 9h đưa bé nhỏ đến trường. 9h30 đưa bé lớn ra xe bus đi học. Anh về làm việc nhà, sau đó sẽ làm việc tại nhà hoặc đi gặp khách hàng. 16h đón bé lớn từ xe bus rồi 2 ba con đi đón bé nhỏ. Khi về nhà, chồng mình sẽ chơi cùng rồi tắm rửa cho các con và sau đó thì chuẩn bị bữa tối. Ăn xong anh sẽ rửa bát và dọn dẹp nhà cửa. Sau đó là thời gian riêng, anh ấy sẽ làm việc hoặc xem tivi giải trí gì đó rồi đi ngủ", cô gái Việt chia sẻ.
Để có thêm thu nhập cũng như lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp của gia đình, anh Kenta mở một kênh YouTube có tên "Papaken Family - Cuộc sống ở Nhật". Các video xoay quanh cuộc sống, những hoạt động hằng ngày của gia đình Nhật - Việt. Anh cũng học thêm tiếng Việt từ vợ để tự làm phụ đề cho video của mình.
Theo tiết lộ của chị Vân khoảng 1 năm trước, thu nhập của hai vợ chồng rơi vào khoảng 500 vạn yên (xấp xỉ 1 tỷ đồng) mỗi năm, chi tiêu hàng tháng khoảng hơn 60 triệu đồng.
"Khoản thu nhập ấy có thể là số tiền lớn ở Việt Nam, nhưng so với ở Nhật thì cũng không phải là quá nhiều, đủ để lo cho cuộc sống gia đình không phải thiếu thốn thôi", chị Vân cho biết.
Trước khi hoán đổi vị trí, một mình Kenta đi làm, thu nhập của gia đình vào khoảng 600 vạn yên (hơn 1 tỷ đồng). Tuy thu nhập ít hơn trước nhưng cả hai vẫn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc. Đôi vợ chồng hiếm khi xảy ra mâu thuẫn, nếu có cũng chỉ là bất đồng quan điểm nho nhỏ rồi nhanh chóng làm lành với nhau.
Kênh YouTube của anh Kenta hiện đã có hơn 83.000 người đăng ký và nhận được sự quan tâm lớn của khán giả Việt Nam và người Việt tại xứ hoa anh đào. Chị Vân gần đây cũng kinh doanh thêm bằng việc bán hàng hiệu secondhand, vận chuyển từ Nhật về Việt Nam.
Không hổ danh "đất nước ngoài hành tinh" trong mắt du khách, Nhật Bản chính là nơi sở hữu đoàn tàu treo ngược dài nhất thế giới hiện nay Tưởng chỉ có trong các tác phẩm hoạt hình hay phim ảnh, đoàn tàu treo ngược này lại là một phương tiện giao thông khá phổ biến đối với nhiều người dân Nhật Bản. Không phải tự dưng mà người ta đặt cho Nhật Bản danh xưng "đất nước ngoài hành tinh", bởi lẽ nơi đây sở hữu quá nhiều điều kỳ lạ...