Vì ta cần một người ở bên
Ly hôn đã không còn là “mốt” nữa, giờ đây, thứ mà nhiều người mong muốn, là có một người bạn đồng hành, cùng sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống!
Trào lưu “boomerang”
Có một sự thay đổi bất ngờ đang diễn ra ở cộng đồng người trẻ Nhật Bản, đặc biệt là với phụ nữ.
Văn phòng mai mối và tư vấn hôn nhân chuyên nghiệp Marry Me ở Nhật Bản đang khá bận rộn, cô nhân viên Miyuki Uekusa sau khi hối hả với các cuộc điện thoại liên tiếp cho biết, các tháng gần đây, những cuộc điện thoại gọi đến nhờ xin tư vấn mai mối qua công ty tăng tới 30% so với thời điểm chưa xảy ra cơn động đất mạnh gần 9 độ rich-te gây sóng thần kinh hoàng hồi tháng 3 vừa qua.
Miyuki nói: “Trước khi cơn động đất xảy ra, nhiều người trẻ chỉ nghĩ về hôn nhân một cách rất mơ hồ, nhưng sau khi chứng kiến những thảm họa thiên tai, phần lớn họ bắt đầu cảm nhận được nỗi sợ cô đơn và muốn tìm một người bạn đời.”
Một chuyên gia trang điểm 49 tuổi tên là Yoko vừa ghé qua văn phòng trung tâm Marry Me để đăng ký làm thành viên mới, với hi vọng kiếm một tấm chồng. Mặc dù lệ phí tham gia không hề rẻ: 1.200 đô la (tương đương với gần 25 triệu đồng) phí đăng ký ban đầu và mỗi tháng phải trả 120 đô la, Yoko cho biết, trước đây cô chưa có ý định kết hôn song những tai họa thiên nhiên kinh khủng đã khiến cô phải suy nghĩ lại.
Ngành công nghiệp trang sức Nhật Bản cũng báo cáo doanh số bán nhẫn đính hôn và nhẫn cưới tăng mạnh mẽ. Anh Koji Fujimoto – chủ shop Concept Jewelry Works, một cửa hàng trang sức cao cấp ở Tokyo, cho biết từ sau thảm họa động đất sóng thần, lượng người mua nhẫn đã tăng lên 20%. “Nhiều cặp tình nhân muốn mua một vật kỷ niệm mãi mãi cho tình yêu của họ”. – Anh Koji nói.
Tại tiệm áo cưới Aldobrandini nổi tiếng ở Nhật, cô gái trẻ Maki Maruta đang thử mặc chiếc váy cưới đầu tiên trong đời. Cô nói: “Những cơn thịnh nộ của thiên nhiên đã khiến tôi nhận ra giá trị quan trọng của gia đình. Tôi cần một người bạn đời đồng hành với mình trong suốt quãng đời.”
Việc mọi người trở nên xích lại gần nhau không chỉ có ở Nhật, tại Mỹ ngày càng có nhiều người trẻ trở về nhà sống cùng ông bà, cha mẹ sau khi tốt nghiệp chứ không “tự lập” – điều mà họ từng rất mong mỏi và muốn thực hiện.
Kể từ sau khi tốt nghiệp đại học, hai cô con gái của ông bà Eric và Bonnie Olson (ở Pittsburgh, bang Pennsylvania) không thường xuyên sống ở nhà. Nhưng hiện tại, cô Veronica 23 tuổi và bạn trai lại trở về sống cùng cha mẹ. Chị gái của Veronica là Victoria 27 tuổi thì vẫn lái xe về thăm cha mẹ vào mỗi cuối tuần.
Video đang HOT
Những người trẻ như Veronia đang là điển hình đại diện cho trào lưu “boomerang”, thuật ngữ để chỉ những người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên, sau khi tốt nghiệp, không ra ở riêng mà sống cùng cha mẹ. Kết quả là, tại Mỹ, số lượng những gia đình đa thế hệ (được định nghĩa là hộ gia đình với ba hoặc nhiều hơn ba thế hệ cùng chung sống) đang tăng lên, hiện cứ 10 người trẻ từ 18 – 35 tuổi thì có 1 người trở về sống cùng người thân.
Những người trẻ thích “Về nhà”
Những thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là cơn động đất sóng thần khủng khiếp hồi tháng 3 vừa rồi tại Nhật đã khiến những người trẻ thay đổi suy nghĩ và nhìn nhận lại giá trị gia đình.
Những thứ tự ưu tiên trong cuộc đời họ đã thay đổi: tình yêu và hôn nhân đã đứng trước công việc và sự nghiệp. Trước đây, những người trẻ vốn chỉ tập trung vào công việc và tận hưởng cuộc sống độc thân thì nay, trái tim và suy nghĩ của họ dường như đang nhường chỗ cho cuộc sống gia đình.
Nhìn cảnh những cặp vợ chồng hay gia đình ở bên nhau trong những giờ khắc thảm họa, nhiều phụ nữ vốn tôn sùng cuộc sống độc thân đã thực sự xúc động và nhận ra sự quan trọng của một mái ấm, một mối quan hệ gia đình. Nhiều cô gái trẻ đã bật khóc và sợ rằng rất có thể họ sẽ chết trong thảm họa thiên nhiên khi bên cạnh không có một người bạn đời.
Tại Mỹ, những khó khăn về kinh tế là nguyên nhân chính khiến nhiều người trẻ có xu hướng trở về nhà chứ không sống tự lập như trước.
Ban đầu, những cô gái, chàng trai mới lớn rời tổ ấm một cách háo hức, tràn đầy tinh thần lạc quan để sống tự lập nhưng không lâu sau đó, họ lại xách vali về nhà khi cuộc sống bên ngoài nảy sinh nhiều khó khăn.
Họ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như bị mất việc, không kiếm nổi việc làm, chi phí nhà ở cao, không thể chi trả các hóa đơn hàng tháng, bị stress vì cô đơn trong thời gian dài…
Hiện nhiều thanh niên Mỹ đang gánh những khoản nợ khổng lồ. Mặt khác, họ cũng phải đối mặt với thị trường việc làm bấp bênh: Trong tháng 7 năm 2010, tỉ lệ thanh niên thất nghiệp ở Mỹ tăng đến 19% khiến họ không thể chi trả các khoản nợ, và việc sống cùng gia đình là cách giúp họ cắt giảm chi phí hàng ngày. Theo số liệu từ một tổ chức nghiên cứu, có 49 triệu người Mỹ hiện đang sống cùng cha mẹ và ông bà.
Sống trong gia đình nhiều thế hệ còn giúp các thành viên cảm thấy gần gũi và tình cảm hơn nhờ chia sẻ những mối quan tâm chung, những khó khăn và thành công trong cuộc sống, nhờ đó giảm được các căn bệnh xã hội phổ biến hiện nay như trầm cảm, stress.
Trường hợp của chàng trai 23 tuổi Michael Doughty là một ví dụ. Michael tốt nghiệp đại học năm 2009, sau đó đi làm cho một công ty với mức lương khá, có một căn hộ xinh xắn đủ tiện nghi và xe hơi riêng. Hai năm sau, tức ở vào thời điểm hiện tại, anh quay trở về sống cùng cha mẹ để tiết kiệm chi tiêu do cuộc sống ngày càng khó khăn. Michael cho biết, việc sống cùng cha mẹ giúp anh giảm bớt được áp lực về tiền bạc và được chia sẻ tình cảm với những người thân.
Không chỉ ở Mỹ, những người trẻ ở nhiều nước khác, từ Âu sang Á như Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Canada… cũng đang có xu hướng trở về nhà sống cùng người thân thay vì tự lập với cuộc sống riêng. Họ chăm sóc ông bà, cha mẹ, mỗi thành viên dành nhiều thời gian cho nhau nhiều hơn, đi du lịch cùng nhau, tự nấu nướng ở nhà và cùng tận hưởng niềm vui sống…
***
Rõ ràng, xu hướng này là tín hiệu đáng mừng trong xã hội hiện đại, khi người trẻ đôi khi vì quá bận rộn cho công việc và những mối quan tâm khác mà quên mất những người thân yêu bên cạnh mình. Hoặc cũng có thể việc tận hưởng những niềm vui và sở thích cá nhân khiến họ không cảm thấy cần một người bạn đời để chia sẻ, để nắm tay nhau đến sáng. Thì nay, đối mặt với các thảm họa thiên nhiên và trải qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống đã giúp họ nhìn lại giá trị đích thực của gia đình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chuyện tình éo le
Dũng đến dự đám cưới với hai tâm trạng và tư cách khác nhau: Niềm vui của một người bạn thân và nỗi đau khổ của một người yêu khi người ấy đi lấy chồng.
Anh chẳng bao giờ nghĩ tình bạn của 3 người lại có ngày éo le như thế.
Dũng, Ngọc và Dương là bạn thân của nhau suốt những năm tháng cấp 3 và đại học. Có lẽ cái vẻ đoan trang và nết na của Ngọc làm cho cả Dũng và Dương đều không thể nào kìm nén nổi tình cảm của mình. Cả hai đem lòng yêu Ngọc. Sự nhạy cảm của một người con gái đủ để Ngọc biết điều đó. Nhưng tình yêu chỉ có một mà thôi. Ngọc hướng trái tim về phía Dũng. Họ yêu nhau. Một tình yêu thật đẹp. Dương lẳng lặng rút lui khỏi cuộc tình ấy. Bởi với Dương, ở đời này, ngoài tình yêu, anh còn một thứ khác cần nâng niu và trân trọng, đó là tình bạn hơn 10 năm qua của ba người.
Dương chấp nhận là một người bạn thân, một "chuyên gia gỡ rối" trong tình yêu của Dũng và Ngọc. Mỗi lần hai người có gì hiểu lầm, xích mích hay giận dỗi, Dương đều lắng nghe và tìm cách giải quyết giúp. Ngọc và Dũng đều là những người bạn mà anh thấy rằng may mắn lắm mình mới có được. Nhưng cũng không tránh khỏi những phút giây Dương thấy nghẹn đắng nơi cổ họng, thấy tim mình rớm máu vì tình yêu của họ.
Dũng đi du học nước ngoài hai năm để hoàn thành nốt tấm bằng Thạc sĩ. Ngày Dũng đi, Ngọc khóc như mưa. Dũng ôm lấy người yêu: "Đợi anh về em nhé, sẽ nhanh thôi mà. Anh về chúng mình sẽ cưới". Dũng nắm lấy tay Dương người bạn chí cốt: "Hãy chăm sóc Ngọc giúp mình, mình nhờ cậy ở cậu đấy". Dương không nói gì, chỉ nhìn bạn rồi khẽ gật đầu. Cả hai đều hiểu, đó là lời hứa thiêng liêng.
Tình bạn hơn 10 năm và sự tin tưởng vào nhân cách của nhau khiến cả Dũng và Dương đều không có một chút mảy may e ngại nào. Dũng không bao giờ lo sợ Dương sẽ "cướp" mất Ngọc, dù anh biết Dương cũng đem lòng yêu cô. Còn Dương cũng không bao giờ có ý định lợi dụng bạn đi xa để chiếm lĩnh tình cảm.
Từ ngày Dũng đi, Dương thay bạn làm mọi việc. Lúc Ngọc ốm, Ngọc buồn, Ngọc vất vả Dương đều bên cạnh giúp đỡ. Mỗi lần Ngọc gục đầu vào vai Dương khóc vì nhớ Dũng, anh như một người anh trai, vỗ về an ủi, dù con tim anh cũng cần có ai đó làm như vậy. Gần 2 năm trôi qua, những cuộc điện thoại, tin nhắn của Dũng với Ngọc thưa dần, thay vào đó, Dương lúc nào cũng hiện hữu trong cuộc sống của Ngọc. Anh như một người bạn, một người anh trai và cả một người yêu.
Anh rũ bỏ những dằn vặt ám ảnh mình mà tiếp nhận sự thật có phần đau đớn đó... (Ảnh minh họa)
Dương không thay lòng đổi dạ và Ngọc cũng vậy. Nhưng người ta vẫn nói đấy thôi: xa mặt cách lòng. Hơn thế nữa, trong những thời điểm khó khăn nhất, Ngọc cần sự giúp đỡ và che chở của người yêu mình nhất, thì cái mà Ngọc nhận được lại chỉ có từ người bạn thân mà thôi.
Cha Ngọc phải đi cấp cứu bệnh viện. Người phát hiện và đưa ông tới viện là Dương. Người đóng tiền viện phí cho ông là Dương. Và người truyền cho ông những giọt máu để cứu sống ông cũng là Dương. Sau lần đó, mọi người trong gia đình Ngọc đều cảm kích anh. Và tất nhiên lòng biết ơn nhiều nhất là từ Ngọc.
Bố mẹ Ngọc muốn cô lấy Dương, cái lí do mà họ đưa ra thật sự chẳng thể nào tốt hơn được nữa: "Con yêu Dũng, nhưng giờ Dũng ở quá xa con. Chẳng biết ngày trở về liệu tình yêu đó có còn vẹn nguyên không? Con cũng đến tuổi lập gia đình rồi. Mấy năm qua, ai là người bên con, giúp con và giúp gia đình này có lẽ con rõ hơn ai hết. Tình yêu có thể đến sau hôn nhân con ạ. Nhất là khi con và Dương đã là bạn tốt của nhau và Dương yêu con".
Ngọc suy nghĩ mãi rồi quyết định đồng ý. Xét cho đến cùng, người con gái dù mạnh mẽ đến đâu vẫn cần có người đàn ông bên mình để được bao bọc và che chở. Mà người đàn ông làm việc đó với Ngọc lúc này là Dương. Ngọc nói với Dương quyết định của mình. Nhưng Dương yêu cầu chờ Dũng về. Anh không muốn là người cướp người yêu của bạn. Thời gian qua anh làm mọi việc đều chỉ vì anh là bạn Dũng và cũng là bạn Ngọc. Nếu ngày hôm nay Ngọc quyết định yêu anh vì anh có thể mang lại hạnh phúc cho Ngọc, anh sẽ không từ chối. Nhưng anh cần nói rõ điều đó với Dũng.
Ngày Dũng về nước. Cả ba người hẹn gặp nhau ở quán cà phê quen thuộc. Câu chuyện được bắt đầu thật dài và Dũng nhanh chóng nhận ra điều mà Dương và Ngọc muốn nói. Anh im lặng một hồi và nói: "Mình tôn trọng quyết định của Ngọc, chỉ có cô ấy mới biết ai là người mang lại hạnh phúc cho mình". Ngọc nhìn Dũng, nước mắt chứa chan: "Em xin lỗi".
Dũng đau khổ, anh có cảm giác mình bị lừa dối, bị phản bội. Nhưng rồi anh học cách chấp nhận sự thật theo hướng tích cực nhất. Nếu ngày trước Dương có thể toàn tâm toàn ý đóng vai trò một người bạn khi Ngọc chọn anh là người yêu thì ngày hôm nay anh cũng nên làm như vậy khi Ngọc chọn Dương làm chồng. Anh rũ bỏ những dằn vặt ám ảnh mình mà tiếp nhận sự thật có phần đau đớn đó.
Dũng đứng vào một góc khuất trong đám cưới, nhìn hai người bạn thân của mình hân hoan tiếp khách. Dũng khẽ thở một tiếng thật dài, rồi mỉm cười. Anh đến bên bàn tiệc, nâng ly rượu chúc mừng Ngọc và Dương "Chúc hai bạn trăm năm hạnh phúc".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhờ gió gửi tới hư không 10 ngày rồi anh nhỉ. 10 ngày đắng lòng lúng túng khi sáng mở mắt ra con hỏi bố, chiều chưa ra khỏi trường con đã hỏi bố, tối trước khi đi ngủ con hỏi bố (và biết đâu đêm cũng nằm mơ thấy bố). Nhiều lúc con nhớ bố, con đến bên mẹ năn nỉ mẹ gọi điện cho con nói chuyện...