Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa
Khi nhắc tới tiến hóa, người ta vẫn luôn tin rằng đây là quá trình bạn không thể đi giật lùi.
Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng từ con người, một số loài động vật đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa.
Chúng ta đều biết rằng tiến hóa là một quá trình rất dài, ít nhất là nó được chia thành các đơn vị mười nghìn năm. Tuy nhiên, tình trạng này đã hoàn toàn thay đổi sau sự “trỗi dậy” của loài người.
Những thay đổi mà con người mang lại cho động vật là sự tiến hóa tinh tế nhờ vào chọn lọc và lai tạo, đôi khi chúng ta giúp nhiều loài động vật tăng tốc quá trình tiến hóa để có được những tính trạng ưu việt và đôi khi là tiến hóa ngược lại. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự tiến hóa ngược của động vật dưới sự ảnh hưởng của con người.
Đầu tiên, hãy nói về những con voi. Hiện tại chỉ có ba loài voi mà chúng ta có thể nhìn thấy trên Trái Đất. Chúng là voi đồng cỏ Châu Phi, voi rừng Châu Phi và voi Châu Á. Chúng đều có chung một tổ tiên và từng có nhiều loài anh em trong đại gia đình của mình.
Tổ tiên của các loài voi ngày nay có ngoại hình trung bình và vóc dáng tương đối ngắn. Chúng có vẻ ngoài khá giống với những con heo vòi Châu Á hiện đại. Mõm tương đối dài và có thể thích nghi với thói quen bán thủy sinh, nhưng chúng không hề có những chiếc vòi dài như loài voi hiện đại ngày nay.
Và ngày nay chúng ta biết được rằng loài voi đã tiến hóa để có những chiếc mũi dài và thành vòi như những gì chúng ta vẫn thấy và xem đấy là đặc điểm đại diện của loài voi, nhưng trên thực tế, ngoài chiếc vòi dài thì loài voi còn một đặc điểm nữa là sự biến đổi của hàm răng để có được cặp ngà dài.
Bắt đầu từ tổ tiên đầu tiên của loài voi, chúng có mũi và răng khá ngắn và thường đi liền với nhau, nhưng dần dần sự tiến hóa của chúng đã dần phá vỡ đi điều đó. Đến hàng chục triệu năm trước, trên Trái Đất đã bắt đầu xuất hiện nhiều loài động vật trong gia đình loài voi có đặc điểm răng được kéo dài ra thành những cặp ngà.
Chẳng hạn có thể kể đến như chi Deinotherium (khủng tượng) sở hữu cặp ngà cong ở cằm hướng xuống dưới, Platybelodon thì tiến hóa để có cặp răng kéo dài và được dùng như những chiếc xẻng để có thể ăn được những loài thủy sinh, loài Anancus thì có cặp ngà được tiến hóa và phát triển còn dài hơn cả chiều dài của cơ thể hay loài Tetralophodon tiến hóa để sở hữu 2 cặp ngà cả ở hàm trên và hàm dưới.
Deinotherium là một họ hàng thời tiền sử lớn của voi hiện đại ngày nay mà xuất hiện ở Trung Miocen và sống sót cho đến Pleistocen sớm. Trong thời gian đó nó đã thay đổi rất ít. Trong cuộc sống, thì có lẽ nó giống như con voi hiện đại, ngoại trừ thân của nó là ngắn hơn, và nó có răng nanh cong xuống gắn vào hàm dưới.
Platybelodon là một chi voi trong họ Gomphotheriidae của Bộ Có vòi. Nó sống vào thế Miocen, khoảng 15-4 triệu năm trước, và phân bố tại Châu Phi, Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Mặc dù từng phát triển mạnh, nó không tồn tại qua thế Miocen.
Anancus là một chi tuyệt chủng của loài đặc hữu Anancid ở Châu Phi, Châu Âu và Châu Á, sống trong thời đại Turamar của Miocene muộn cho đến khi tuyệt chủng của chi trong thời kỳ đầu của Pleistocene, khoảng từ 7, 1,5 triệu năm trước.
Video đang HOT
Tetralophodon là một chi voi tuyệt chủng thuộc họ Anancidae.
Thời kỳ thịnh vượng nhất của loài vòi thực sự có thể thấy được qua sự phát triển của những cặp ngà, nhưng trong suốt quá trình tiến hóa chiếc vòi dài của chúng so với những người anh em thời nguyên thủy dường như không có nhiều sự thay đổi bởi những loài voi ngày càng phải phụ thuộc nhiều vào chiếc vòi để sống sót bởi vậy không có lý do gì để chúng phải tiến hóa chiếc vòi khi đã có được độ dài lý tưởng.
Trên thực tế, cặp ngà ngoài chức năng bảo vệ hay tìm kiếm một vài loại thức ăn thì có còn có chức năng là một công cụ để tán tỉnh trong mùa giao phối. Ngà của voi đực càng dài thì sẽ càng được voi cái để mắt tới.
Theo thời gian xu hướng lựa chọn đối tượng phối ngẫu này của loài voi đã trở thành một lựa chọn tình dục và gen “răng” dài có nhiều khả năng được truyền lại. Sau hàng triệu năm tiến hóa thì loài voi đều có được cặp ngà khá “hùng vĩ” như những gì chúng ta được biết tới.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của loài người đã thay đổi tất cả. Có thể coi con người là kẻ thù tự nhiên duy nhất của voi trưởng thành, con người không chỉ săn voi mà còn săn bắt một cách có chọn lọc những cá thể có ngà dài hơn.
Chỉ trong vài trăm năm, việc săn bắn của con người đã thay đổi loài này. Ngày nay, trong Công viên voi quốc gia Addo ở Nam Phi, 98% số lượng voi cái ở đây đều không có ngà.
Ban đầu, ngà dài có nhiều lợi thế hơn trong chọn lọc tự nhiên bởi nó được coi là một lựa chọn tích cực trong sinh tồn. Tuy nhiên dưới sự can thiệp của việc săn bắn của con người thì việc sở hữu những cặp ngà dài sẽ mang lại tỷ lệ tử vong cao hơn.
Để sống sót, voi cũng thích nghi với loại sàng lọc này của con người, tiến hóa theo hướng không có ngà. Phải mất hàng triệu năm để phát triển cặp ngà từng chút từng chút một, nhưng nó đã nhanh chóng biến mất sau hàng trăm năm. Sự tiến hóa ngược này đối với loài voi mà nói thì nó thực sự rất “nhục nhã”.
Sau câu chuyện của loài voi thì có lẽ vẫn chưa đủ thuyết phục về sự ảnh hưởng của con người dẫn đến sự tiến hóa ngược. Vậy nên hãy tiếp tục với câu chuyện của loài ngựa.
Câu chuyện của loài ngựa đơn giản hơn nhiều so với loài voi. Tương tự như voi, tổ tiên của ngựa cũng rất nhỏ, chỉ bằng cỡ những con cáo ngày nay.
Trên thực tế, hầu hết các động vật có vú đã tiến hóa và phát triển để có kích thước ngày càng to lớn. Điều này là do các loài động vật có vú ban đầu rất nhỏ và chúng dần dần phát triển sau sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài khủng long.
Cụ thể với loài ngựa, sau khi một số khu rừng đã trở thành đồng cỏ vì biến đổi khí hậu. Chiến lược tiến hóa để tránh những kẻ săn mồi bằng kích thước nhỏ trong rừng không còn hữu ích. Và để có thể sinh sống một cách an toàn trên những đồng cỏ thì chạy thật nhanh sẽ có nhiều lợi thế hơn là ẩn nấp.
Mặt khác, kích thước cơ thể lớn hơn có nghĩa là mạnh hơn, tầm nhìn tốt hơn, khó bị săn hơn và có thể trốn thoát kịp thời khi phát hiện ra những kẻ săn mồi quanh đó.
Do đó, hướng tiến hóa của tổ tiên loài ngựa rất rõ ràng, đó là chạy nhanh hơn và lớn hơn.
Trên thực tế, ngoài sự tiến hóa về kích thước thì còn một đặc điểm không thể thiếu được đó chính là đôi chân bởi nó sẽ ảnh hưởng tới tốc độ chạy của chúng.
Chúng ta biết rằng phần lớn động vật bốn chân trên hành tinh của chúng ta có năm ngón. Ếch, thằn lằn và rùa có năm ngón chân ở mỗi bàn và các động vật có vú như mèo, chó và gấu cũng có năm ngón chân ở mỗi bàn. Xương vây ngực của cá voi cũng có năm ngón.
Nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ thấy con ngựa nào có ngón chân cả, thay vào đó là móng guốc. Trên thực tế, tổ tiên của loài ngựa cũng có những ngọn chân, chúng có 4 ngón ở hai bàn chân trước và 3 ngón ở 2 bàn chân sau.
Trong thời hiện đại, con ngựa chỉ còn một ngón chân ở mỗi bàn để đứng trên mặt đất. Trong thực tế, đây là tất cả các đặc điểm phát triển để tối ưu cho tốc độ chạy. Và ngày nay các nhà khoa học chia các con thú thành ba loại theo các kiểu chân khác nhau, cụ thể là vận động đi cả bàn chân, đi bằng ngón chân với gót chân được nâng lên vĩnh viễn và đi bằng móng của ngón chân ( móng chân ) với gót chân được nâng lên vĩnh viễn.
Nói chung, khả năng chạy đường dài của ba loại động vật này tăng theo thứ tự từ trái qua phải theo ảnh minh họa. Đại diện của động vật vận động đi cả bàn chân là loài gấu và các loài linh trưởng, những đôi chân của chúng không thích hợp để chạy trong một thời gian dài.
Đại diện của động vật đi bằng ngón chân là mèo và chó. Chúng chỉ có một nửa bàn chân trên mặt đất và hiển nhiên chúng sẽ có có khả năng chạy tốt hơn. Con người chúng ta có thể nâng nửa bàn chân lên trước khi chạy, nhưng thường thì sẽ tiếp đất với đầy đủ cả bàn chân, nhưng so với những người anh em trong gia đình đọng vật linh trưởng thì chúng ta vẫn có được khả năng chạy tốt hơn.
Còn những loài động vật có móng guốc như ngựa thì tiến hóa đôi chân của chúng thích hợp với việc chạy và có khả năng chạy đường dài tốt nhất. Chúng chỉ đi bộ với phần tương đương với phần đầu ngón chân của con người, và cấu trúc bàn chân của chúng cũng được kéo dài ra, chiếm một phần ba tổng chiều dài của chân.
Cấu trúc này có thể chịu được lực tác động lớn hơn, và cũng có thể đảm bảo rằng sải chân được tăng lên mà không mất tính linh hoạt. Tất cả các thay đổi này đều mang lại khả năng chạy mạnh mẽ hơn.
Với kế hoạch tiến hóa như vậy, sau hàng chục triệu năm tiến hóa, cuối cùng chúng đã trở thành loài ngựa như ngày nay, và vì hướng đi này đã quá thành công nên trên cây tiến hóa của loài ngựa không bị chia làm nhiều nhánh nhỏ như ở loài voi.
Những con ngựa đã tiến hóa để có được than hình lớn hơn và có tốc độ nhanh rất nhiều so với tổ tiên nhỏ bé của chúng sinh sống trong những khu rừng ẩm ướt.
Ban đầu, con người không hề coi ngựa là một loại sức mạnh động vật, thay vào đó chúng thường được xem là con mồi. Ở Bắc Mỹ, trước đây tồn tại rất nhiều ngựa hoang, nhưng chúng đã sớm bị tuyệt chúng trước sự săn bắt của loài người trước khi được thuần hóa.
Bằng chứng khảo cổ học hiện nay cho thấy việc thuần hóa ngựa xảy ra ở lục địa Á-Âu và thực dân Châu Âu đã đưa những con ngựa trở lại lục địa Bắc Mỹ sau khám phá ra lục địa mới này. Ngày nay, ngoại trừ một số loài ngựa hoang và ngựa vằn Châu Phi, hầu hết ngựa trên hành tinh của chúng ta đều đã được thuần hóa.
Con người đã thuần hóa ngựa hơn 5.000 năm và hiển nhiên con người cũng mang lại những thay đổi đối với chúng. Theo các mục đích khác nhau, con người đã cố tình nuôi và lai tạo ra nhiều giống ngựa khác nhau, một số có khả năng chịu lạnh, một số có khả năng chịu nhiệt, một số có tốc độ nhanh hơn và một số có sức chịu đựng cao hơn, một số to lớn hơn chạy chậm hơn nhưng lại có lực kéo lớn hơn.
Một số giống được sử dụng để đua, và có những giống ngựa lại trở thành thú cưng. Để giảm bớt sự nguy hiểm của loài ngựa và khiến chúng thân thiện với con người hơn, chúng ta đã phát triển và lai tạo ra những con ngựa lùn. Con trưởng thành của giống ngựa này có kích thước tương đương với những con chó cỡ trung bình, và con nhỏ nhất chỉ lớn hơn một chút so với những con cáo.
Bạn thấy đấy, những con ngựa đã tiến hóa theo hướng nhanh hơn và lớn hơn từ hàng chục triệu năm trước, nhưng con người đã thay đổi chúng trở lại hình dạng cơ thể trước đây. Và hiển nhiên đây cũng được xem là một sự tiến hóa ngược.
Vẫn còn nhiều sự thật thú vị về sự tiến hóa. Có lẽ đối với con người, tiến hóa là một chủ đề rất thú vị, nhưng nếu các loài động vật có thể suy nghĩ và tư duy như chúng ta, thì có lẽ trong mắt chúng, con người sẽ là những loài quái vật bởi chúng mất hàng triệu năm để tiến hóa nhưng vì con người mà chúng đã phải quay lại vạch xuất phát chỉ trong một thời gian ngắn.
Cá sấu từng muốn ở biển nhưng thất bại
Dù không có lỗ phun nước như các loài thú thủy sinh, một giống cá sấu cổ xưa từng quay lại sinh sống ở đại dương tương tự cá heo và cá voi.
Khoảng 400 triệu năm trước, động vật bắt đầu rời khỏi đại dương và phát triển mạnh trên đất liền. Nhưng sau thời gian dài tiến hóa, một số nòi giống lại rời bỏ thế giới mặt đất, gắn bó với đời sống hoàn toàn ở biển, ví dụ như cá heo và cá voi.
Một số họ hàng cổ xưa của cá sấu hiện đại, được gọi là thalattosuchia (cá sấu biển), cũng trở về đại dương từ khi khủng long còn rong ruổi khắp hành tinh. Tuy nhiên, cuối cùng chúng không thích nghi tốt để tồn tại.
Tiết lộ từ hóa thạch
Theo một nghiên cứu được công bố hôm 20/4 trong Kỉ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, cá sấu là đại diện duy nhất của nhóm thằn lằn chúa đã chuyển từ đời sống đất liền sang ở hẳn trong đại dương.
Một hóa thạch cá sấu biển được tìm thấy ở Đức. Ảnh: Sven Sachs.
Hóa thạch thalattosuchia nằm rải rác khắp thế giới. Các nhà nghiên cứu tin rằng quá trình chuyển từ đất liền ra biển của chúng bắt đầu khoảng 182 triệu năm trước. Trừ việc không có lỗ phun nước, những động vật kỉ Jura này đã tiến hóa để có làn da trơn, hình dạng cơ thể tương tự cá voi và cá heo ngày nay.
Để đi đến kết quả, Julia Schwab, nghiên cứu sinh về cổ sinh vật học tại Đại học Edinburgh và các đồng nghiệp đã tập trung vào hệ thống giác quan của cá sấu. Họ đã kiểm tra cấu trúc cứng của tai trong gọi là mê đạo xương.
Tai trong điều tiết sự thăng bằng, khiến cho nó trở thành "một trong những cơ quan cảm giác quan trọng nhất", Schwab nói. "Khi quan sát hình dạng tai trong ở một loài động vật, bạn có thể đưa ra nhiều kết luận về môi trường sống của chúng".
Kết quả chụp cắt lớp điện toán cho thấy những con thalattosuchia đã tiến hóa các ống tai dày hơn và mê đạo xương đặc hơn, có lẽ để thích nghi với sự chênh lệch áp suất trong nước.
Mê đạo xương của các động vật thuộc bộ cá voi cũng trải qua những thay đổi tương tự khi chúng tiến vào đại dương khoảng 50 triệu năm trước. Nhưng tổ tiên của cá voi và cá heo thích nghi nhanh với cuộc sống đại dương, còn thalattosuchia đã trải qua giai đoạn lưỡng cư kéo dài hàng chục triệu năm.
"Khám phá thú vị nhất của nghiên cứu này là trong phần lớn lịch sử của mình, những con thalattosuchia sống hoàn toàn ở biển vẫn giữ cấu trúc tai trong tương tự các họ hàng sống trên cạn", ông Andrea Cau, một nhà cổ sinh vật học, nhận xét.
Đặc điểm sinh sản không phù hợp
Các nhà nghiên cứu không biết chắc vì sao cá sấu kỉ Jura lại thích nghi chậm hơn, nhưng có thể là do bộ cá voi có lợi thế sinh sản.
Tai trong của cá sấu biển tiết lộ nhiều thông tin quan trọng về loài đã bị tuyệt chủng này. Ảnh: Julia Schwab.
"Cá sấu hiện đại đẻ trứng và chúng phải lên đất liền để làm việc này", Schwab giải thích. "Nếu bạn là loài động vật thích nghi hoàn toàn với cuộc sống trong đại dương và có chân chèo, thì thật khó để đẻ trứng trên bờ".
Có lẽ thalattosuchia phải tiến hóa cách sinh sản trước khi ở hẳn trong đại dương. Để chứng minh giả thuyết này, Schwab nói rằng có bằng chứng sơ bộ cho thấy hông của thalattosuchia mở rộng theo thời gian.
Nhóm tác giả có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm khác của hộp sọ, để tìm hiểu thêm những thay đổi giác quan ở một số loài động vật chuyển môi trường sống từ nơi này sang nơi khác.
"Việc xem xét các hệ thống giác quan rất quan trọng vì đó là chìa khóa để hiểu về quá khứ và những động vật cổ xưa", Schwab nói. "Đồng thời cũng hiểu cách tiến hóa của động vật trong tương lai".
Nguyễn Hiếu
Cá sấu cổ đại bắt chước cá voi để thích nghi với cuộc sống ở biển Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng thalattosuchia, một loài cá sấu cổ đại tự chuyển hóa một số đặc điểm giống cá voi và cá heo để làm quen với cuộc sống ở đại dương. Thalattosuchia được cho là đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên cạn của mình để trở thành những kẻ săn mồi dưới nước. Chúng sử dụng...