Vì sao xu thế webgame ăn theo manga lên ngôi tại VN?
Với những lợi thế từ cộng đồng manga mang lại, xu hướng phát triển của thể loại này hứa hẹn sẽ còn nở hoa trong tương lai.
Từ năm 2011, trào lưu game ăn theo truyện tranh đã bắt đầu được manh nhà với đại diện đầu tiên Pockie Ninja(ăn theo bộ truyện tranh Naruto và Bleach) của VTC Game. Cũng trong năm nay, 2 game ăn theo manga khác là MMORPG Dấu Ấn Rồng Thiêng và webgame Shinobi Online đã được khai mở. Đây có thể coi là những tín hiệu đầu tiên cho thấy sự bùng nổ của các game ăn theo manga tại Việt Nam.
Không ngoài dự đoán, sang đến năm 2012, trào lưu game ăn theo manga đã bước sang trang mới với chủ đề One Piece và nổi bật là sự thành công của Vua Hải Tặc, kéo theo các dòng sản phẩm tương tự như Hải Tặc 2, Đảo Hải Tặc ra đời. Đến năm 2013, bên cạnh Ngọc Rồng (dựa theo Dragon Ball) và Áo Giáp Vàng, chủ đề Naruto đang trở thành cái tên hot nhất cuối quý III khi có đến 4 sản phẩm phát hành ở thời điểm kề sát nhau.
One Piece là một trong những manga được khai thác nhiều nhất ở làng game Việt.
Tại sao lại chủ đề game phỏng theo manga lại được các NPH Việt ngày càng quan tâm đến vậy? Một những lý do quan trọng nhất có thể thấy được lợi ích từ cộng đồng mà thể loại game này mang lại. Hầu như các bộ truyện tranh hàng top trên thế giới đều có cộng đồng khá lớn tại Việt Nam như One Piece, Naruto, Dragon Ball… Các diễn đàn, fanpage của cộng đồng manga dường như chiếm áp đảo trong mạng xã hội và luôn có tính kế thừa.
Chẳng hạn, có những bộ truyện như 7 Viên Ngọc Rồng được xem là kỉ niệm không thể nào quên của thế hệ 7X, 8X nhưng vẫn có tính kế thừa với các thế hệ sau này. Vì vậy, cộng đồng này liên tục được phát triển về chiều rộng lẫn bề sâu. Các sản phẩm game ăn theo manga sẽ xâm nhập nhanh chóng và đủ sức hấp dẫn để lôi kéo họ sang trải nghiệm game.
7 Viên Ngọc Rồng – một bộ truyện “gối đầu giường” của nhiều thế hệ game thủ.
Sau khi nhận diện được đối tượng rộng lớn này, NPH sẽ tiếp cận cộng đồng khá dễ dàng thông qua các kênh truyền thông xã hội một cách tập trung nhất. Bên cạnh đặc thù các fanclub được phát triển hầu hết ở diễn đàn manga, anime, hiện nay fanpage là một trong những hình thức được ưa chuộng nhất cả các cộng đồng này, đặc biệt là mô hình Facebook tại Việt Nam. Facebook dần trở thành một công cụ linh hoạt, có thể thay đổi quy mô nhanh chóng phù hợp với số lượng fan ngày càng phát triển.
Video đang HOT
Cần phải nói thêm rằng, chủ đề tiên kiếm hiệp vẫn luôn là món ăn khoái khẩu của game thủ Việt trong bao năm qua. Bản thân cộng đồng yêu thích thể loại này ở VN cũng chiếm thị phần đông đảo. Tuy nhiên đến giờ, có vẻ như món ăn này đã khiến họ dần bị bội thực. Sự nổi lên gần đây của thế lực game ăn theo manga rõ ràng đã tạo ra một hơi thở mới cho làng game và cũng thu hút được nhiều sự quan tâm.
Chủ đề Naruto đang có những bước phát triển mạnh mẽ tại làng game Việt.
Với những đề tài ăn theo manga, game được xây dựng theo một hệ thống nội dung khác biệt so với game võ hiệp hay tiên hiệp thông thường, phải bám theo các đặc trưng của truyện như thế giới Ninja, cướp biển hay các thế lực đen tối. Người chơi, vốn là fan hâm mộ bộ truyện, luôn thích được hóa thân vào các nhân vật trong truyện, hào hứng khám phá những điểm giống và khác nhau so với nguyên tác. Đặc biệt, đa phần những câu chuyện của thế giới manga này đề còn dang dở (như One Piece, 7 Viên Ngọc Rồng, Naruto…), do đó các nhà phát triển game lẫn game thủ đều có cơ hội tạo nên những câu chuyện mới mẻ, nội dung sáng tạo theo cách của riêng mình.
Dù sao đi nữa, việc các NPH game Việt mang những game chủ đề manga về phục vụ cộng đồng tuy có nhiều cơ hội tốt để phát triển nhưng vẫn chỉ là khởi đầu cho một chu kỳ đầy gian nan phía trước. Giữ chân người chơi bằng phương thức vận hành tốt, biết cách chăm sóc cộng đồng mới là những thử thách thực sự dành cho các NPH này.
Theo VNE
Diễn đàn cấp cao CNTT và truyền thông Việt Nam
Với chủ đề "Công nghệ thông tin - nền tảng của phương thức phát triển mới nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia," Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin-Truyền thông Việt Nam lần thứ 3 năm 2013 đã khai mạc sáng 20/6 tại Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cùng gần 500 đại biểu tham dự diễn đàn.
Với phương châm Nhận diện xu thế-chia sẻ tầm nhìn-hoạch định chiến lược-tìm kiếm giải pháp, Diễn đàn là nơi gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao trong các lĩnh vực chủ chốt liên quan: các cơ quan hoạch định và thi hành chính sách ở Trung ương và địa phương; đơn vị cần ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh; các doanh nghiệp cung cấp giải pháp hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin-truyền thông...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá sau hai năm tổ chức, Diễn đàn đã tạo được uy tín lớn, đề xuất được những khuyến nghị có giá trị vào việc xây dựng chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Diễn đàn năm nay bàn về việc phát huy vai trò của công nghệ thông tin trong nâng cao năng lực cạnh tranh; tập trung vào các vấn đề xây dựng hạ tầng thông tin quốc gia, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và đẩy mạnh cải cách giáo dục, đào tạo. Đây là những vấn đề đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm giải quyết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp thích hợp về "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước," trong đó xác định công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của phát triển, góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, vn hóa, xã hội của đất nước.
Hơn 10 năm qua, công nghệ thông tin đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả cao, đóng góp trực tiếp gần 7% GDP của đất nước, đồng thời có tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội. Hạ tầng viễn thông và dịch vụ viễn thông Việt Nam đang từng bước phát triển để ngang tầm khu vực và thế giới. Mức độ triển khai Chính phủ điện tử của Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 4 trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Theo kết quả khảo sát Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2012, Việt Nam xếp vị trí thứ 83 trên tổng số 190 quốc gia được thực hiện đánh giá. Với kết quả này Việt Nam tăng 7 bậc so với năm 2010. Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore, Malaysia, Brunei. Việt Nam đã đứng trong Nhóm 10 nước hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và trở thành đối tác lớn thứ 2 của Nhật Bản. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã lọt vào danh sách 10 thành phố mới nổi về gia công phần mềm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh công nghệ thông tin là một lợi thế phát triển đặc biệt của Việt Nam trên nền tảng nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và được đào tạo cơ bản. Để phát huy lợi thế này, từ năm 2010, Chính phủ đã triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa các lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng thông minh cho sự phát triển hiện đại.
Tháng 6/2013, Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu dân cư 2013-2020 nhằm đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước, tạo thuận lợi cho mọi giao dịch của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Để công nghệ thông tin thực sự trở thành nền tảng của phương thức phát triển mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cùng nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm công nghệ thông tin là một nền tảng của phương thức phát triển mới trong các cấp quản lý, các ngành kinh tế xã hội, trong mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội.
Thủ tướng yêu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh và quản lý hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, coi đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát triển, tiến cùng thời đại. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, ban hành chuẩn thông tin quốc gia bảo đảm khả năng kết nối liên thông, đồng bộ, chú trọng công tác an ninh, an toàn và bảo mật thông tin quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, làm chủ các bí quyết, giải pháp công nghệ mới; ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương, doanh nghiệp và của cả quốc gia; xây dựng cơ chế chính sách tạo thuận lợi và hiệu quả cao nhất nhằm bảo đảm việc ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một yêu cầu tiên quyết trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi công trình, dự án đầu tư trong tiến trình phát triển.
Bên cạnh đó, cần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường công nghệ thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và xây dựng năng lực canh tranh vươn ra thị trường nước ngoài; tăng cường hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển công nghệ thông tin.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin được coi là nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội. Người đứng đầu tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về triển khai ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vì mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chân thành cảm ơn ngài Yukio Hatoyama nguyên Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản đã tới Việt Nam tham dự Diễn đàn; nhấn mạnh sự hiện diện của ngài Yukio Hatoyama tại diễn đàn mang ý nghĩa thiết thực nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ và tăng cường hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản; đồng thời thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả giữa hai nước về công nghệ thông tin và truyền thông.
"Việt Nam luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ, hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản, một cường quốc hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin và truyền thông," Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Phát biểu tại Diễn đàn, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã chia sẻ sự phát triển của chính sách khoa học công nghệ ở Nhật Bản, cho biết chính công nghệ chuyên sâu đã là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, nhanh chóng biến Nhật Bản thành một trong các nước dẫn đầu công nghệ thế giới.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cũng dành nhiều thời gian để phân tích công nghệ thông tin và truyền thông cùng ảnh hưởng của nó đến kinh tế và xã hội Nhật Bản.
Đề cập tới nhu cầu hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho rằng những kinh nghiệm mà Nhật Bản có được sẽ rất hữu ích đối với Việt Nam trong xây dựng hệ thống về hạ tầng công nghệ thông tin cũng như trong đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và trong nhiều lĩnh vực khác.
Nhấn mạnh việc đào tạo một đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin và truyền thông đóng góp vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho rằng Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có hình thức hợp tác, liên kết với các đối tác nước ngoài trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Theo Dantri
Hàng nghìn sinh viên tiếp cận cơ hội việc làm Sáng 19-5, Ngày hội việc làm thanh niên Thủ đô lần thứ V đã khai mạc tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngày hội việc làm tạo cơ hội tiếp xúc trực tiếp giữa sinh viên với doanh nghiệp tuyển dụng Ngày hội đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn bạn trẻ đến từ...