Vì sao xử lý tiêu cực, tham nhũng, kê khai tài sản phải để dân biết?
Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, trước đây một số vấn đề liên quan đến cán bộ không công khai nên người dân không biết để giám sát. Nếu chỉ kêu gọi chung chung nhưng không cung cấp thông tin thì người dân không có cơ sở để giám sát. Quyết định mới của Ban Bí thư đã lấp khoảng trống này.
Thay mặt Ban Bí thư, ông Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành Quyết định 99. (Ảnh: Đàm Duy)
Mới đây, ông Trần Quốc Vượng – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Thành viên Thường trực Ban Bí thư – đã ký Quyết định số 99-QĐ/TW (viết tắt Quyết định 99) ban hành Hướng dẫn khung để các cấp uỷ, tổ chức Đảng trực thuộc T.Ư tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Đáng chú ý, trong hướng dẫn khung có quy định nhiều nội dung phải công khai để nhân dân biết giám sát.
Theo đó, công khai 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; 19 điều quy định đảng viên không được làm.
Công khai kết luận kiểm toán, kiểm tra, thanh tra; kết quả giải quyết những vấn đề bức xúc, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân; kết quả xử lý các vụ, việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí đã được kết luận; hoạt động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật).
Công khai bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cán bộ, đảng viên; bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người phải kê khai theo quy định.
Đánh giá về một số nội dung của Quyết định 99, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng: Đó là từng bước để công khai, minh bạch những công việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý để người dân giám sát.
Video đang HOT
“Đây là vấn đề rất cần thiết, bởi vì có công khai, minh bạch thì người dân có cơ sở để giám sát, còn như chỉ kêu gọi nhân dân giám sát nhưng họ không biết gì về cán bộ lãnh đạo, quản lý thì khó giám sát. Người cán bộ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật hình sự bị xử lý ở mức độ nào cũng phải công khai cho người dân biết. Đối với tài sản của cán bộ lãnh đạo, quản lý và đối tượng phải kê khai theo quy định của Nhà nước thì cũng phải được công khai cho người dân biết để theo dõi tính trung thực, tính chính xác của việc kê khai…”, PGS Phúc nói.
Vẫn theo PGS Phúc, Quyết định 99 của Ban Bí thư cũng để phát huy dân chủ trong Đảng gắn dân chủ ngoài xã hội. “Việc người dân tham gia giám sát đó cũng là quá trình tham gia vào xây dựng Đảng, giúp cho quá trình thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”, PGS Phúc phân tích.
Theo PGS Phúc, trước đây vấn đề phát huy vai trò của nhân dân được nêu khá chung chung, giờ đã được cụ thể hóa. Ông so sánh, việc này cũng giống như quy định mới đây của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, đều được cụ thể hóa, công khai để người dân giám sát.
“Làm sao phải mở rộng dân chủ trong Đảng, dân chủ ngoài xã hội, làm thế nào để người dân quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị. Làm sao để người dân coi việc của Đảng cũng như việc của dân, làm tốt vấn đó thì sẽ củng cố niềm tin của người dân với Đảng. Quyết định 99 của Ban Bí thư cũng là bước đi hướng tới mục tiêu trên”, PGS Phúc nhìn nhận.
Những nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết và trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức ĐảngNội dung công khai- Công khai 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; 19 điều quy định đảng viên không được làm; các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI, khoá XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; các chủ trương, chính sách, quy chế, quy định để thể chế hoá, cụ thể hoá nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII.- Kết luận kiểm toán, kiểm tra, thanh tra; kết quả giải quyết những vấn đề bức xúc, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân; kết quả xử lý các vụ, việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí đã được kết luận; hoạt động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật).- Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân; quy trình, thủ tục giải quyết công việc; danh tính, chức vụ, quyền hạn, thông tin liên hệ, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của tổ chức, công dân.- Bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cán bộ, đảng viên; bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người phải kê khai theo quy định.Hình thức công khaiCông khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng; cổng thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị; thông qua họp báo, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ; thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội; gửi văn bản hoặc bằng các hình thức khác. Trích Hướng dẫn khung ban hành cùng Quyết định 99 ngày 3.10 của Ban Bí thư
Theo Danviet
Ông Nguyễn Xuân Anh thôi Ủy viên T.Ư, bị cách chức Bí thư Đà Nẵng
Sau khi thảo luận và cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành T.Ư Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020; và cho thôi giữ chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
Ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. (Ảnh: VNE)
Bí thư Đà Nẵng mắc hàng loạt vi phạm nghiêm trọng
Ngày 6.10, Hội nghị Ban chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 6 khóa XII bước vào ngày làm việc thứ ba, T.Ư đã tiến hành bỏ phiếu thi hành kỷ luật với ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, thành viên Thường trực Ban Bí thư đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy: Trên cương vị người đứng đầu cấp uỷ thành phố, đồng chí Nguyễn Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ; cá nhân đồng chí đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm; vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; vi phạm tiêu chuẩn cấp uỷ viên.
Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Xuân Anh là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Sau khi thảo luận và cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020; và cho thôi giữ chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
Gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban thường vụ
Ông Nguyễn Xuân Anh (SN 1976, quê xã Hòa Tiến, Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Ông khai có bằng tiến sĩ hệ chính quy, chuyên ngành quản trị kinh doanh tại California Southern University nhưng trường này chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng, nên bằng cấp của ông không hợp pháp.
Trước đó trong thông báo kết luận số 17 của Ủy ban Kiểm tra TƯ nêu rõ: Đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm sau:
Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, ông Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ông Xuân Anh vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm của đồng chí đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy.
Ngoài ra, nguyên Bí thư Đà Nẵng kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
Ông Xuân Anh cũng thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Tại phiên họp thứ 18 sau đó, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và đồng chí Nguyễn Xuân Anh theo thẩm quyền.
Theo Danviet
Sai phạm nghiêm trọng mà chỉ khiển trách liệu đã đủ? Sau 6 tháng thanh, kiểm tra sai phạm trong việc "bổ nhiệm thần tốc" bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản Sở Xây dựng Thanh Hóa, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy tỉnh này đã phát hiện 55 trường hợp bổ nhiệm thừa, trái quy định. Cụ thể, đến ngày 31/12/2015, Sở Xây...