Vì sao xoá bớt email có thể giúp cứu rỗi môi trường Trái Đất, hạn chế ô nhiễm khí CO2?
Xoá email thừa, bỏ đi sẽ góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng thế giới xanh, đặc biệt là khi cộng đồng cùng chung tay góp sức.
Câu chuyện về vụ cháy rừng Amazon khổng lồ đang ngày một xuất hiện nhiều hơn trên các mặt báo sau khi nhiều người cùng chung tay lên tiếng. Không chỉ có thực trạng đáng báo động về tình trạng vụ cháy, những biện pháp kêu gọi giúp sức và bảo vệ môi trường cũng đang được dấy lên hết sức gấp rút thông qua biến cố này.
Nếu bạn coi việc sống ở Việt Nam – nơi cách khu rừng Amazon nửa vòng Trái Đất – là một lý do bất đắc dĩ khiến khả năng trợ giúp bảo vệ môi trường của mình bị hạn chế thì đó quả thực là một suy nghĩ khá “nhầm nhọt”. Kể cả khi ngồi yên một chỗ, bạn cũng có thể góp phần giảm thiểu lượng khí thải ô nhiễm bằng cách rất đơn giản: Xoá bớt email thừa.
Tại sao email lại có liên quan tới lượng khí thải hay tình trạng ô nhiễm trên Trái Đất, nghe cứ vô lý thế nào vậy nhỉ? Thế nhưng, sự thực sau khi được nói ra sẽ khiến bạn phải thốt lên rằng “giá như mình biết sớm hơn” đó.
Về cơ bản, email và toàn bộ quá trình gửi, nhận chúng đều không trực tiếp xúc tiến tới việc thải khí CO2, nhưng các công cụ và thiết bị trung gian cần thiết thì có dính líu rất nhiều. Năng lượng chủ yếu là điện năng tiêu tốn cho các thiết bị này thực sự lớn, tính trung bình server lưu trữ dữ liệu 1 năm liên tục cho 1 người dùng văn phòng thông thường sẽ tạo ra 135 kg khí CO2. Con số này tương đương việc lái ô-tô đi hết quãng đường 322 km.
Email cũ không cần dùng đến và đáng bỏ đi là một chuyện, email rác tự động gửi đến tài khoản còn là một bài toán đau đầu gấp bội. Theo nhiều thống kê từ các công ty thông tin an ninh mạng, có tới xấp xỉ 3/4 lượng email gửi đến của mọi người là thư rác, spam.
Hàng chục tỉ KWh điện năng phải tiêu tốn mỗi năm cho tổng cộng hàng nghìn tỉ email rác trên Trái Đất, gây ra trên dưới 20 tấn CO2. Công cụ tự động lọc và xoá mail rác hiện nay chưa đủ tinh vi và cao cấp để ngăn chặn toàn bộ những hành vi này, khiến người dùng càng khó chịu hơn khi lại tiếp tục tiêu tốn thời gian, điện năng để tự tay xoá chúng.
Vậy còn chờ gì nữa mà không tự thiết lập thói quen nhỏ mà có võ ngay từ hôm nay, thường xuyên kiểm tra và xoá email rác mỗi ngày để thế giới ngày một xanh và thân thiện hơn nhỉ?
Theo Nhịp sống Việt
Tìm thấy dấu vết của dạng sắt mới từ vũ trụ ở Nam Cực
Một nhóm các nhà khoa học đã lấy 500 kg tuyết ở Nam Cực, làm tan chảy nó và rây qua các hạt còn sót lại. Phân tích của họ mang lại một bất ngờ: Tuyết chứa một lượng đáng kể một dạng sắt không có trên Trái Đất.
Các nhà khoa học khác trước đây đã phát hiện ra đồng vị sắt hiếm gặp đó trong lớp vỏ đại dương sâu. Được gọi là sắt-60. Nhưng sắt-60 trong lớp vỏ có khả năng định cư trên bề mặt Trái Đất hàng triệu năm trước, trái ngược với những gì được tìm thấy trong tuyết mới ở Nam Cực đã tích lũy trong hai thập kỷ qua.
Trạm nghiên cứu Kohnen ở Nam Cực là nơi sát với khu vực có các mẫu tuyết trong đó sắt-60 được tìm thấy.
Các vật thể ngoài vũ trụ từ bụi đến thiên thạch thường rơi xuống Trái Đất, nhưng chúng thường được làm bằng các vật liệu giống như hành tinh của chúng ta, vì mọi thứ trong hệ Mặt Trời, bao gồm cả Mặt Trời, được lắp ráp từ cùng một "tòa nhà" hàng tỷ năm trước. Nhưng sắt-60 không nằm trong số những vật liệu phổ biến đó, nên nó phải đến từ một nơi nào đó ngoài hệ Mặt Trời.
"Một thiên thạch là một sự kiện rất hiếm. Kích thước vật thể càng nhỏ thì nó càng phong phú. Các hạt bụi sẽ rơi xuống bề mặt Trái Đất thường xuyên hơn, nhưng lấy chúng ra từ vô số các hạt khác xung quanh là một nhiệm vụ khó khăn", nhà thiên văn học Avi Loeb của Harvard nói.
Tại Nam Cực, các nhà nghiên cứu cần tính đến các nguồn đồng vị trên Trái Đất có thể, như từ các nhà máy điện hạt nhân và thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Số lượng sắt-60 có thể được sản xuất bởi các lò phản ứng hạt nhân, các thử nghiệm và tai nạn như thảm họa năm 2011 ở Fukushima và các nhà nghiên cứu chỉ tính được một lượng rất nhỏ.
Các ngôi sao phóng ra một loạt các hạt nhỏ trong suốt cuộc đời của chúng, ngoài ra còn có tất cả ánh sáng và sức nóng. Nhưng khi các ngôi sao trẻ hơn, chúng thường thải ra các kim loại nhẹ hơn. Sắt-60 và "anh em họ" của nó, sắt-56 thường là nguyên tố cuối cùng mà một ngôi sao có thể tạo ra trong khi vẫn tạo ra năng lượng, và sau những bước cuối cùng của sự sống, nó phát nổ. Tuy nhiên, chỉ những ngôi sao nặng gấp hàng chục lần Mặt Trời của chúng ta mới có thể tạo ra đồng vị sắt. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là sắt-60 được tìm thấy ở Nam Cực có nguồn gốc từ bên ngoài hệ Mặt Trời.
Minh Long
Theo dantri.com.vn
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ cây xanh trên Trái Đất bị chặt hạ? Với tốc độ phá rừng ở thời điểm hiện tại, khoảng 200 năm nữa toàn bộ cây xanh trên Trái Đất sẽ bị chặt hạ. Vậy viễn cảnh tồi tệ nào sẽ xảy đến với con người khi phải sinh sống trên một hành tinh không còn cây xanh? Tầm quan trọng của cây xanh Chúng ta đều biết, cây xanh rất quan...