Vì sao “xã hội đen” hợp pháp ở Nhật?
Mafia Nhật Bản hoạt động theo cách châu Âu hay Mỹ cảm thấy không thể tin được. Các tạp chí, truyện tranh, phim ảnh vẫn tung hô những anh hùng xã hội đen. Những ông trùm khét tiếng không khác gì ngôi sao hạng A.
Băng đảng Yamaguchi, một trong những băng nhóm hung tợn và lớn nhất toàn cầu có thu nhập hằng năm ước tính đạt 6 tỉ đôla từ thuốc phiện, bảo kê, cho vay nặng lãi và kể cả thị trường chứng khoán Nhật.
Hình ảnh thường thấy của yakuza Nhật: Xăm kín người!
Năm nay có hơn 2.000 thành viên trong tổng số 23.400 người rời khỏi băng nhóm khiến cảnh sát Nhật bị đặt vào tình trạng báo động. Họ sợ rằng một cuộc thanh trừng giữa các phe cánh đối lập như thập niên 1980 sẽ lại xảy ra một lần nữa.
Các thành viên của tổ chức yakuza – mafia Nhật Bản – ở một chừng mực nào đó vẫn vô tội trước pháp luật. Tìm kiếm một băng đảng khét tiếng cũng không khó khăn gì ở đất nước Mặt trời mọc.
Yakuza đặt trụ sở chính ngay tại con phố mua sắm Ginza nổi tiếng. Miếng kim loại khắc dòng chữ Sumiyoshi-kai ở cửa cho biết đây là nơi một băng nhóm yakuza khét tiếng không đang cư ngụ. Tất cả các thành viên đều có card visit và đăng kí với cảnh sát đàng hoàng. Một số thậm chí còn có cả lương hưu hay trợ cấp.
Các thành viên yakuza với hình xăm phủ toàn bộ cơ thể
Yakuza xuất thân từ những kẻ trộm cắp và cờ bạc từ thời Edo (năm 1603-1868) rồi trở thành một hệ thống tội phạm toàn quốc. Trong thời kì hiện đại hóa nước Nhật, chúng thâm nhập thậm chí còn sâu hơn vào nền kinh tế. Sau Thế chiến thứ hai, yakuza phất lên nhanh chóng ở thị trường chợ đen.
Video đang HOT
Thời đỉnh cao năm 1960, tổ chức tội phạm này có trên 184.000 thành viên. Yakuza thời điểm đó có liên hệ mật thiết với các chính trị gia bảo thủ và từng được đảng Dân chủ tự do LDP sử dụng như một con bài khắc chế các phe cánh tả. Mối quan hệ đó đến này vẫn chưa bị xóa sổ hoàn toàn.
Chính lịch sử lâu đời này phần nào giải thích vì sao yakuza vẫn không bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, dưới sức ép khi Mỹ muốn Nhật kiểm soát mạnh tay hơn nữa các băng nhóm tội phạm có tổ chức, yakuza đã bị trấn áp vô cùng khốc liệt.
Sắc lệnh ngăn ngừa yakuza được đưa ra 3 năm trước tuyên bố cấm mọi công ty có làm ăn dính dáng tới mafia. Các doanh nghiệp từ ngân hàng tới cửa hàng nhỏ đều phải đảm bảo rằng không có bất kì khách hàng nào có liên hệ với xã hội đen. Các thành viên yakuza không thể mở được tài khoản ngân hàng.
Bố già băng đảng Yamaguchi dự một đám tang năm 1980
Dù vậy vẫn không có quy định cụ thể nào để xử lý các ổ nhóm tội phạm. Cảnh sát tin rằng những sắc lệnh đưa ra phần nào khiến yakuza phải chùn tay. Theo lời của Hiroki Allen, một tư vấn tài chính và an ninh có nghiên cứu về yakuza, ít nhất bây giờ chúng đã được kiểm soát và tuân thủ luật. Ông nói: “Mấy kẻ du côn vào đồn cảnh sát giờ không còn dám phản kháng như trước nữa. Nếu một kẻ nào đó gây tội, bạn chỉ cần gọi cảnh sát và toàn bộ đường dây của chúng sẽ bị xử lý triệt để”.
Kết quả là yakuza vẫn hoạt động theo cách châu Âu hay Mỹ cảm thấy không thể tin được. Các tạp chí, truyện tranh, phim ảnh vẫn tung hô những anh hùng xã hội đen. Những ông trùm khét tiếng không khác gì ngôi sao hạng A. Dù số thành viên đã sụt giảm kỉ lục ở mức 53.500 người nhưng theo Cơ quan Cảnh sát toàn quốc, các công việc tay chân vẫn chỉ dành cho những lao động tự do không có tiền án. Số mafia ẩn dật chủ yếu tham gia vào các đường dây kiếm tiền “bẩn” từ lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Điều này khiến việc phát hiện ra chúng là vô cùng khó khăn.
Yakuza cũng tham gia vào vụ dọn dẹp sau khi nhà máy hạt nhân Fukushima phát nổ và chắc chắn sẽ kiếm được món hời lớn nếu nhúng tay vào các công trình phục vụ Olympic 2020. Nhật Bản dù sao vẫn thích các tổ chức tội phạm “được tổ chức” hơn là những kẻ vô kỉ luật!
Theo Danviet
Kinh tế Nhật Bản sẽ lao đao nếu băng mafia số một tan rã?
Yamaguchi-gumi, băng mafia lớn nhất Nhật Bản, tổ chức tội phạm giàu nhất thế giới, đang trên bờ vực chia rẽ. Theo giới chuyên gia, chuyện băng đảng được so sánh là 'tập đoàn tư nhân lớn nhất Nhật Bản' chia rẽ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
"Bố già" Shinobu Tsukasa, hay còn gọi là Kenichi Shinoda - thủ lĩnh băng mafia lớn nhất Nhật Bản - Ảnh: AFP
Theo CNBC, băng mafia (hay còn gọi là yakuza) Yamaguchi-gumi là tổ chức tội phạm lớn nhất Nhật Bản, giàu nhất thế giới với hơn 23.000 thành viên, chiếm 43,7% thành viên băng nhóm tội phạm có tổ chức ở quốc gia Đông Á.
Hiện tại, băng Yamaguchi-gumi do Kenichi Shinoda, 73 tuổi, cầm đầu. Ở khoảng thời gian đánh dấu 100 năm hoạt động, tổ chức này đối mặt với mâu thuẫn nội bộ gay gắt.
The Japan Times cho hay bất đồng nội bộ băng xã hội đen này hiển hiện khi 3.000 thành viên đã rời khỏi nhóm Yamaguchi-gumi. Phe cánh mới xuất hiện là Kobe Yamaguchi-gumi vừa tuyên bố hoạt động hôm 7.9. Dẫn đầu nhóm mới là Kunio Inoue, người được cho là đã bày tỏ sự thất vọng của mình với cách cầm đầu "cực kỳ ích kỷ" của thủ lĩnh 73 tuổi.
Bên cạnh các mối nguy về chuyện "nội chiến tắm máu", căng thẳng nội bộ của nhóm mafia khét tiếng Nhật Bản còn làm dấy lên lo ngại về việc các nguồn thu nhập của nhóm này sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến thế giới doanh nghiệp khổng lồ của Nhật Bản. Yamaguchi-gumi nổi tiếng với việc sở hữu và kiểm soát vô số công ty.
Nhật Bản hiện lo ngại về "nội chiến tắm máu" của xã hội đen - Ảnh: AFP
Eric Messersmith, giảng viên tại Viện nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Quốc tế Florida nhận định: "Một tổ chức lớn như Yamaguchi-gumi chắc chắn có một số tác động nhất định đến nền kinh tế Nhật Bản nói chung".
Ngay lúc này, Messersmith cho rằng nếu tình hình không leo thang, các tranh chấp nội bộ có thể chỉ gián đoạn nhỏ đến lợi nhuận của Yamaguchi-gumi.
"Đa số các công ty đa quốc gia lớn có truyền thống cách ly với các hoạt động của băng đảng, nhưng điều này cũng còn tùy. Các hãng lớn sở hữu nhiều văn phòng thương mại quốc tế, như Marubeni chẳng hạn, đã tiếp xúc với các công ty bình phong của yakuza, dù họ có biết điều đó hay không", ông Messersmith nói.
Có một điều chắc chắn với cơ số các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nhiều ngành nghề từ giải trí, tài chính đến công nghệ thông tin, bất động sản, Yamaguchi-gumi thống trị nền kinh tế lớn thứ ba thế giới một cách không chính thức.
Tạp chí Fortune ước tính doanh thu ròng của băng xã hội đen này lên đến 80 tỉ USD trong năm ngoái, cao nhất trong thế giới tội phạm có tổ chức và hơn hẳn đế chế ma túy khét tiếng Mexico Sinaloa Cartel.
Trang web của băng Yamaguchi-gumi - Ảnh: AFP
"Chỉ tính riêng hoạt động rửa tiền, các thành viên Yamaguchi-gumi ước tính đã tạo ra 10 tỉ yên trong năm ngoái. Và đó mới chỉ là con số khi báo cáo đang trong tiến trình thực hiện. Khó mà xác định Yamaguchi-gumi thật sự kiểm soát bao nhiêu tài sản. Rất khó để thống kê chính xác", Jake Adelstein, chuyên gia quốc tế về các yakuza ở Tokyo cho biết.
Còn Robert Alan Feldman, nhà kinh tế trưởng tại Morgan Stanley MUFG Securities, thì từng gọi Yamaguchi-gumi là tập đoàn cổ phần tư nhân lớn nhất Nhật Bản.
Căng thẳng xảy ra ở nhóm xã hội đen lớn nhất đến vào thời điểm không hề thích hợp cho Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe. Hồi tuần trước, hàng nghìn người dân đã xuống đường phố Tokyo để phản đối sự thay đổi trong chính sách an ninh.
Thành lập vào năm 1915, băng Yamaguchi-gumi sẽ kỷ niệm 100 năm hoạt động vào năm nay. Như 20 băng xã hội đen khác trên khắp đất nước, Yamaguchi-gumi có logo tổ chức, văn phòng và danh thiếp để chứng minh công khai hoạt động của họ gắn chặt với nền kinh tế quốc gia.
Những năm gần đây, sau khi ra tù, "bố già" 73 tuổi Kenichi Shinoda đã và đang thực thi các quy tắc đạo đức trong tổ chức, cấm các thành viên sử dụng hoặc buôn bán ma túy. Thông tin này được đăng tải trên trang web chính thức của băng Yamaguchi-gumi.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Bên trong nhà tù nguy hiểm đến quản giáo cũng... không dám vào Nhà tù Penas Ciudad Barrios được coi là xã hội El Salvador thu nhỏ, nơi các phạm nhân đối xử với nhau bằng "luật rừng". Những người quản giáo không nhúng tay can thiệp chuyện nội bộ giữa các băng nhóm trong tù mà chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài. Penas Ciudad Barrios là một nhà tù ở thủ đô San...