Vì sao vùng đất ‘tứ linh’ ở Bến Tre được du khách tìm kiếm nhiều?
Du lịch Cồn Phụng nằm trong danh sách Google Year In Search 2023 – Một năm tìm kiếm của Google vừa công bố.
Điểm độc đáo của nơi đây là du khách có thể tự cho cá ăn bằng cách cho nó … bú bình!
Cồn Phụng nằm trong bộ “Tứ linh”: Long, Lân, Quy, Phụng nổi tiếng ở Bến Tre, với vẻ đẹp hoang dã và thơ mộng. Ngoài ra, cồn Phụng còn chinh phục khách du lịch với nhiều trải nghiệm đậm chất miền sông nước hấp dẫn.
Một ngày tham quan Cồn Thới Sơn – Cồn Phụng, du khách có thể trải nghiệm xuôi dòng sông Tiền ngắm cảnh sông nước miền Tây và 4 dãy cù lao: Long, Lân, Quy, Phụng, sau đó đi xe ngựa trên đường làng; ngồi xuồng chèo khám phá rạch dừa nước cùng phong cảnh đơn sơ miệt vườn. Khi lên bờ, du khách tản bộ trên đường quê vào thưởng thức trái cây miền Tây, giao lưu đờn ca tài tử Nam Bộ; ghé thăm trại nuôi ong mật của người dân địa phương; và đặc biệt là thưởng thức kẹo dừa truyền thống – đặc sản Bến Tre…
Du khách vào tận vườn để tự hái trái cây ăn.
Trong vườn có nhiều loại trái cây đặc sản miền Tây để du khách lựa chọn.
Vào năm 2012, Hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long đã có chuyến khảo sát điểm du lịch Cồn Phụng (xã Tân Thạch – Châu Thành) và sau đó công nhận đây là 1 trong 7 điểm du lịch tiêu biểu của khu vực. Tiêu chí để xét chọn là khu du lịch đạt các điều kiện, tiêu chuẩn, lao động.
Trong đó, điểm du lịch phải có giao thông thuận tiện, qui mô từ 2ha trở lên, khu vệ sinh đạt chuẩn du lịch, hàng năm tiếp nhận 70.000 lượt khách trở lên, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường trong lành, giá cả hợp lý, đội ngũ lao động đạt chuẩn.
Du khách thích thú tham gia đua xuồng.
Xuồng đưa du khách len lỏi giữa cánh rừng với hai bên là hàng dừa nước thơ mộng.
Xuồng ba lá là phương tiện mà du khách sẽ sử dụng để đi sâu vào khám phá Cồn Phụng. Chèo xuồng ba lá là trải nghiệm đặc trưng mà ở miền Tây sông nước nói chung và ở cồn Phụng – Bến Tre nói riêng. Với trải nghiệm này, bạn sẽ được lướt chậm rãi qua những con rạch nhỏ. Đồng thời, ngồi thư giãn trên chiếc xuồng ba lá và tận hưởng làn gió mát rượi cũng là “quà tặng” mà bạn sẽ nhận được. Người lái đò sẽ giới thiệu với bạn về những sự tích ly kỳ và văn hóa của người Nam Bộ.
Du khách cũng có thể tham quan Khu di tích Đạo Dừa, diện tích rất rộng, khoảng 1.500m2 với nhiều kiến trúc đặc sắc.
Điểm ấn tượng trong kiến trúc của khu di tích Đạo Dừa đó chính là hệ thống 9 cột trụ cao lớn hình rồng uy nghiêm. Cũng vì nét kiến trúc đặc biệt ấy mà nơi đây được biết đến với tên gọi sân Chín Rồng.
Video đang HOT
Trải nghiệm hấp dẫn tiếp theo trong chuyến du lịch cồn Phụng đó là tham quan làng nghề nuôi ong lấy mật. Nghề nuôi ong lấy mật đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương từ bao đời nay.
Đặc biệt, du khách không thể bỏ qua việc tham quan xưởng sản xuất kẹo dừa. Bến Tre được mệnh danh là xứ dừa với rất nhiều chế phẩm từ loại trái cây này và nổi tiếng nhất trong số đó là kẹo dừa. Vì thế với hành trình tour du lịch cồn Phụng – Bến Tre, chắc chắn không thể thiếu được trải nghiệm thăm quan xưởng sản xuất kẹo dừa.
Du khách tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa, đặc sản Bến Tre.
Những cây kẹo dừa dài được cắt nhỏ và bao gói đem bán cho du khách thưởng thức.
Tại đây còn bán nhiều loại trái cây đặc sản miền Tây.
Bãi biển hoang sơ ở miền Tây đông nghịt người dịp lễ 2.9
Bãi biển Thạnh Phú ở miền Tây dù còn rất hoang sơ nhưng nó lại thu hút được du khách đến vui chơi trong dịp lễ Quốc khánh 2.9.
Một góc nhỏ tại bãi biển hoang sơ ở miền Tây mang tên Thạnh Phú vào dịp lễ Quốc khánh 2.9. Ảnh T.Đ
Theo ghi nhận của chúng tôi vào ngày 3.9, dù là một địa điểm còn khá hoang sơ ở miền Tây, nhưng bãi biển Thạnh Phú (Bến Tre) lại đông nghịt người.
Ấn tượng với "chợ" nằm trên biển
Nhiều du khách ấn tượng với "chợ" nằm trên bãi biển Thạnh Phú. Bãi biển còn rất hoang sơ nên các dịch vụ mua bán, kinh doanh hầu như đều tự phát. Thay vì trưng bày hàng hóa trên bờ hay đường vào khu du lịch, người dân địa phương "tràn" xuống bãi biển bán đủ loại hải sản.
Bãi xe đông đúc từ phương tiện gắn máy đến ô tô. Ảnh T.Đ
Dòng người tấp nập đến bãi biển. Ảnh T.Đ
Mua 1 kg cua gạch và 1 kg mực với giá chưa tới 500.000 đồng, chị Lê Thị Ngọc Trâm (23 tuổi, ngụ Q.4, TP.HCM) bộc bạch: "Tôi mới tắm biển xong, bước vài bước là tới chỗ bán hải sản, rất thuận tiện mà còn được người bán chế biến theo yêu cầu. Nơi đây bán nhiều đồ tươi như ốc, nghêu, hào... giá cả hợp với túi tiền".
Bày bán hải sản từ đường vào đến xuống biển. Ảnh T.Đ
Trong dịp lễ Quốc khánh 2.9, chị Trâm cùng với gia đình về Bến Tre chơi 3 ngày 2 đêm, trong đó bãi biển Thạnh Phú là điểm dừng chân cuối cùng. "Nói về giá cả, hải sản tại đây khá rẻ. Điều này khiến tất cả thành viên gia đình hài lòng. Đây là lần thứ 4 tôi đến biển Thạnh Phú", Trâm cho hay.
"Chợ" hải sản nằm ngay trên biển. Ảnh T.Đ
Đa dạng hải sản tươi sống, giá phù hợp với túi tiền khách. Ảnh T.Đ
Sau khi thưởng thức hải sản, du khách xuống tắm biển ngay. Ảnh T.Đ
Hàng quán tràn xuống bờ biển . Ảnh T.Đ
Du khách chen chúc tại các hàng quán
Trên chiếc xe gắn máy cùng với người yêu, anh Lê Chí Thiện (28 tuổi, quê Tiền Giang) đã vượt đường xa hơn 100 km để đến đây vui chơi dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9.
Theo anh Thiện, con đường ra biển Thạnh Phú được tráng nhựa, rất thuận tiện cho việc di chuyển cộng với không khí xanh mát bởi rừng đước hai bên đường. Anh cho hay bản thân rất bất ngờ khi chứng kiến cảnh đông nghịt người tại một vùng biển phù sa, hoang sơ như thế.
Dù đây là biển phù sa nhưng thu hút nhiều du khách . Ảnh T.Đ
"Dù làn nước biển nơi đây không xanh mướt, nhưng tôi cảm nhận được vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên cộng thêm sự chan hòa, mến khách của người dân mua bán, mang đến cho du khách cảm giác thoải mái, yên lành", anh Thiện cho biết.
Bán hải sản ngay trên biển . Ảnh T.Đ
Gia đình vui chơi dịp lễ 2.9 tại bãi biển Thạnh Phú . Ảnh T.Đ
Vô cùng thoáng đãng và mát mẻ
Biển Thạnh Phú là vùng biển phù sa pha lẫn cát nên không có làn nước trong xanh hay bờ cát trắng trải dài ở bờ biển. Tuy nhiên, khi đến đây du khách vẫn cảm nhận được những cơn gió mát lành, chạm vào những con sóng để tâm hồn thấy thư thái, an nhiên....
Trong dịp lễ 2.9, khi đến biển Thạnh Phú, ngoài việc ngâm mình với làn sóng phù sa, một số người trẻ còn đến tham quan Lăng Ông Nam Hải hay đi dạo tại con đường Hồ Chí Minh ra biển, để cảm nhận từng cơn gió thiên nhiên mát rười rượi.
Con đường Hồ Chí Minh trên biển kéo dài ra tận biển . Ảnh T.Đ
Hàng dương xanh mát rượi ngay bờ biển Thạnh Phú
Người trẻ vui chơi, chụp hình tại bãi biển Thạnh Phú . Ảnh T.Đ
"Sau khi hòa mình với làn nước phù sa và thưởng thức các món hải sản tươi ngon, gia đình chúng tôi cùng nhau đi dọc bãi biển Thạnh Phú. Khác xa không gian chật chội, chen lấn ở nội thành, nơi đây vô cùng thoáng đãng và mát mẻ. Mọi người không chỉ tha hồ chạy nhảy, vui đùa mà còn có cơ hội gần gũi, khám phá thiên nhiên", chị Nguyễn Thị Thùy Dương (34 tuổi, ngụ Long An) chia sẻ khi đến bãi biển Thạnh Phú dịp lễ 2.9.
Bãi biển hoang sơ Thạnh Phú ở miền Tây nằm ở Quốc lộ 57 thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, Bến Tre, cách trung tâm TP.Bến Tre khoảng 70 km, cách TP.HCM khoảng 156 km.
Thân thương khung cảnh miền quê Bến Tre mùa nước lũ Những ngày cuối năm, vùng quê xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre lại vào mùa nước nổi. Nước không dâng cao, không quá gối, mà 'xâm xấp' mặt đường, tạo nên khung cảnh bình dị, thân thương, gợi nhớ đến ký ức vùng quê yên bình trong tâm trí của bao người. Ảnh: Trần Ngọc Công Lý Những...