Vì sao vụ kiện Biển Đông có thể thay đổi cục diện châu Á?
Một hội đồng 5 chuyên gia về luật biển sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định cuối cùng về vụ kiện Biển Đông.
Vào năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan), cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS).
Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài này nhưng rõ ràng kết quả của vụ kiện có mối quan hệ chặt chẽ với thương mại toàn cầu, hòa bình thế giới và sự ảnh hưởng của Trung Quốc như một cường quốc mới nổi.
Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là vấn đề đang được dư luận chú ý. (Ảnh minh họa)
Nội dung kiện của Philippines
Có 3 điểm chính trong đơn kiện mà Philippines đệ lên Tòa quốc tế.
Thứ nhất, Philippines muốn tòa đưa ra quyết định rõ ràng về các khái niệm đảo, đá, thực thể chìm hay nửa chìm nửa nổi. Điều này nghe có vẻ như không quan trọng trong một vụ kiện giữa hai quốc gia đệ đơn lên tòa quốc tế nhưng theo UNCLOS, những thực thể tương ứng với khái niệm trên quyết định khả năng tạo ra quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa xung quanh nó.
Ví dụ, một đảo được công nhận tạo ra Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng tới 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Quốc gia sở hữu đảo này được quyền kiểm soát toàn bộ các tài nguyên đi theo gồm hải sản, dầu và khí đốt.
Điều quan trọng là những đảo nhân tạo như những đảo mà Trung Quốc đang xây dựng không được tính như trường hợp trên.
Thứ hai, Philippines muốn tòa quốc tế phân định chính xác vùng biển tranh chấp ở Biển Đông thuộc về quốc gia nào, theo UNCLOS. Những kết luận này có thể phủ nhận và bác bỏ tính pháp lý những yêu sách của Trung Quốc.
Cuối cùng, Philippines muốn tòa án xác định rõ ràng rằng Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Philippines bằng những hoạt động xây dựng và đánh bắt hải sản trái phép trên biển.
Thái độ, lập trường của Trung Quốc
Ngay từ đầu, Chính phủ Trung Quốc duy trì quan điểm không tham gia vào quá trình tố tụng này. Theo quy định của công ước UNCLOS, Trung Quốc được phép làm điều này.
Khi ngày phán quyết của vụ kiện sắp tới, Bắc Kinh đã lên tiếng khẳng định rằng nội dung trọng tâm của vụ kiện trọng tài là chủ quyền lãnh thổ đối với một số cấu trúc trên biển ở Biển Đông, vụ kiện nằm ngoài phạm vi của UNCLOS, đồng thời nhiều lần lặp lại rằng Trung Quốc không công nhận phát quyết của tòa án.
Video đang HOT
Thêm vào đó, Trung Quốc tiếp tục chiến dịch tuyên truyền nhằm khẳng định chủ quyền lịch sử với vùng biển này bằng việc yêu cầu cơ quan thông tấn quốc gia Tân Hoa Xã liên tục đăng tin, bài thể hiện quan điểm của Trung Quốc với tần suất dày đặc. Tuy nhiên, dư luận quốc tế nhận định rằng những quyết định của tòa sẽ chống lại quan điểm của Trung Quốc.
“Tôi không khẳng định chắc chắn 100% nhưng đa số dư luận đang đứng về phía Philippines”, Euan Graham, chủ tịch chương trình an ninh quốc tế tại Viện Nghiên cứu Chính sách quốc tế Lowy Australia nói.
UNCLOS là gì?
Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS) được ký kết năm 1982, quy định quyền và trách nhiệm của các nước trong việc sử dụng biển, thiết lập hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương.
Trong vụ kiện Biển Đông, phần quan trọng nhất trong UNCLOS là định nghĩa chính xác những thực thể mà mỗi quốc gia kiểm soát.
Một quốc gia kiểm soát một đảo sẽ có hải phận 12 hải lý cũng như Vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) lên tới 200 hải lý. Quốc gia này được phép khai thác tài nguyên trong vùng EEZ đó.
Một đá sở hữu bởi một quốc gia cũng tạo ra hải phận 12 hải lý nhưng không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, theo UNCLOS. Trong khi đó, một bãi cạn nửa nổi nửa chìm sẽ không có giá trị chủ quyền.
Những khái niệm không rõ ràng này đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông và trong vụ kiện của Philippines nhắm vào Trung Quốc.
Điều này cũng lý giải vì sao các quốc gia liên quan tuyên bố sở hữu các đảo và đá ở vùng Biển Đông để hợp pháp hóa những yêu sách của mình.
Cả Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đã tham gia ký công ước UNCLOS nhưng cũng có nhiều quốc gia không tham gia ký, bao gồm cả Mỹ.
Vì sao Biển Đông lại trở thành vấn đề nóng?
Biển Đông là một trong những khu vực nhạy cảm chính trị nhất trên thế giới, phán quyết của PCA sẽ là lần đầu tiên một tòa án quốc tế xét xử về những yêu sách chủ quyền chồng lấn ở khu vực.
Ít nhất 5 quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Đã nhiều lần các đụng độ xảy ra giữa quốc gia tranh chấp, trong đó có vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với một số tàu tuần dương của Trung Quốc khi tàu này đang tìm cách rượt đuổi ngư dân Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough.
Nếu Bắc Kinh cố tình phớt lờ hoặc chống lại phán quyết của tòa án, các chuyên gia cho rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng tới sự ổn định trong khu vực và hòa bình ở vùng biển vốn đã không mấy yên ổn.
Biển Đông cũng là hành lang giao thương quốc tế với giá trị thương mại hàng hải lên tới 5,3 ngàn tỷ USD mỗi năm.
Phán quyết của tòa án giải quyết được điều gì?
Về mặt pháp lý, Trung Quốc không thể chối bỏ phán quyết của PCA vì có thể xảy ra những hệ lụy về mặt ngoại giao nếu nước này không tuân theo phán quyết.
“Người ta nói rằng Trung Quốc không tuân theo phán quyết chính là tự phá hoại vị thế mà nước này đang theo đuổi để duy trì một trật tự có luật lệ”, Ian Storey, nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore nhận xét. “Vì thế hậu quả chính là danh tiếng của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, sẽ không có các biện pháp mạnh mẽ nào để buộc Trung Quốc phải thực thi nó. Lực lượng của Liên Hợp Quốc không thể can thiệp buộc Trung Quốc phải thực thi những điều khoản trong phán quyết.
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho biết sau khi phán quyết được đưa ra, phía Philippines có thể trở lại các tòa án khác của Liên Hợp Quốc và đề nghị những biện pháp khác cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, buộc nước này phải thực thi.
Nhưng một điều quan trọng khác cần ghi nhớ là tòa án không có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan tới chủ quyền của các đảo và đá ở Biển Đông – vấn đề cốt lõi của cuộc tố tụng. UNCLOS chỉ giải quyết các vấn đề liên quan tới vùng biển xung quanh chúng.
Về cơ bản, phán quyết giúp làm rõ UNCLOS, làm rõ việc Trung Quốc đã hiểu sai, áp dụng sai UNCLOS và từ đó bác bỏ cơ sở pháp lý trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, giúp xác định cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn hay đường chữ U, đường lưỡi bò” vô giá trị.
Theo Người Đưa Tin
Quan hệ Anh EU "hậu Brexit" sẽ ra sao?
Cho đến hiện tại, việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vẫn chỉ là khả năng 50:50. Bên cạnh những ý kiến cho rằng Anh cuối cùng sẽ không đành lòng dọn khỏi "ngôi nhà chung" EU, thì cũng có những kiến giải tìm kiếm mô hình quan hệ cho Anh và EU "hậu Brexit".
Sẽ chẳng có Brexit nào hết?
Sự chần chừ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (trong bài này gọi tắt là Anh) trong việc kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon và làn sóng phản đối Brexit (ra khỏi Liên minh châu Âu) tăng cao ở nước này sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 23-6, đang khiến người ta càng có cớ để tin và mong rằng việc tách Anh ra khỏi Liên minh châu Âu cuối cùng sẽ không diễn ra.
Hàng loạt nhà phân tích viết cho các phương tiện truyền thông phương Tây cũng dự báo rằng, Brexit sẽ không diễn ra.
Theo quan điểm của phóng viên Sean O'Grady từ The Independent, sự vượt trội của số phiếu ủng hộ Brexit đã là không đáng kể. Ở phần lớn các quốc gia đều có trường hợp tùy chỉnh Hiến pháp, theo đó đối với những quyết định nghiêm trọng cần được sự chấp thuận của 2/3 các nhà lập pháp hoặc công dân trong cuộc trưng cầu - tức là cần nhiều hơn mức khoảng 52% đã lựa chọn ủng hộ Brexit.
John Cassidy, cây bút chính luận của Tạp chí The New Yorker thì nhắc lại rằng, Anh sẽ không rời khỏi EU nhanh chóng được. Kể cả khi London có kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon năm 2007, từ bỏ quy chế thành viên của EU, thì cũng mất ít nhất 2 năm để đàm phán về các điều khoản của mối quan hệ tương lai giữa nước Anh và châu Âu. Do đó, việc kích hoạt Điều 50 có thể bị trì hoãn khá lâu.
Cho dù các nhà lãnh đạo EU tỏ ra lạnh nhạt và thúc giục Anh sớm triển khai các thủ tục rời khỏi EU, nhưng việc Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức và nhường lại nhiệm vụ kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon cho người kế nhiệm của ông đã phần nào chứng tỏ sự linh hoạt có tính toán của ông.
Chắc hẳn, vị Thủ tướng ủng hộ Anh ở lại EU muốn cho người dân Anh có thêm một thời gian để suy nghĩ về những hậu quả của Brexit: sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và tỉ giá đồng bảng Anh, hạ thấp bậc hạng tín dụng, còn trong tương lai là những vấn đề tiềm ẩn đối với doanh nghiệp và suy thoái kinh tế... Ngoài ra, Brexit chắc chắn sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong mối quan hệ giữa Anh và Scotland kể từ sau Đạo luật Liên minh năm 1707 và nó cũng sẽ đặt ra câu hỏi nghiêm túc về tương lai của Bắc Ireland - vốn nhận được nhiều tài trợ từ Brussels. Phần chắc là cả Bắc Ireland và Scotland sẽ tách khỏi Anh nếu Anh rời EU.
Nhiều người ủng hộ Brexit bây giờ đâm ra hồ nghi về tính đúng đắn trong động tác lựa chọn của mình. Các cuộc phỏng vấn do Vox-pop tiến hành vào cuối tuần ngay sau khi có kết quả trưng cầu dân ý đã cho thấy có nhiều người trong số các ủng hộ viên của Brexit đã hối hận và mong mỏi có một cuộc bỏ phiếu lại. Ngay cả Kelvin MacKenzie, cựu biên tập viên của Sun, tờ báo bán chạy nhất nước Anh - một trong những nhà vận động Brexit nổi bật nhất cũng đã dao động. Ông viết: "Bốn ngày sau đó (sau khi bỏ phiếu), tôi có cảm giác hối hận. Một cảm giác cẩn thận với những gì mình mong muốn. Nói một cách trung thực, tôi cảm thấy sợ hãi trước những điều sắp xảy ra".
Tuy vậy, theo Cassidy, cuộc trưng cầu mang tính chất tham vấn nhưng Quốc hội cũng không thể tự cho phép bỏ qua nguyện vọng của 17 triệu người Anh. Hơn thế nữa sự phát triển thực tế của sự kiện sẽ là tổng tuyển cử, trưng cầu lần hai, hoặc kết hợp cả cái này lẫn cái kia.
Cuộc biểu tình rầm rộ hôm 2-7 của hàng nghìn người dân Anh phản đối Brexit đã cho thấy ngay cả khi tính dân chủ buộc phải tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý thì nhiều người dân Anh đang hy vọng rằng kết quả bỏ phiếu này sẽ chỉ mang tính tham vấn và nước Anh sẽ tiếp tục là thành viên của ngôi nhà chung EU.
Mô hình Na Uy
Sau 2 năm đàm phán, Liên minh châu Âu đã dứt khoát với Thụy Sĩ rằng nước này sẽ mất quyền tiếp cận vào thị trường chung châu Âu nếu Berne tiếp tục thúc đẩy kế hoạch áp đặt kiểm soát quyền di chuyển tự do của công dân EU. Động thái này cho thấy sẽ không có sự nhượng bộ nào của EU với Anh khi đàm phán về các điều khoản Brexit. Nói cách khác, không có tự do đi lại thì đừng mơ tiếp cận thị trường chung.
The Guardian nhận định, Thụy Sĩ đang tuyệt vọng chạy đua đàm phán với EU bởi nước này chỉ còn thời hạn đến tháng 2-2017 để thực hiện yêu cầu của người dân từ một cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2014, theo đó nước này bắt buộc phải hạn chế dòng người nhập cư, khi mà hiện nay, một phần tư dân số Thụy Sĩ là người nước ngoài. Đây cũng là một trong những lý do tương tự khiến một bộ phận người Anh ủng hộ Brexit.
Người biểu tình trương biểu ngữ "Chúng tôi yêu EU" ở London hôm 2-7
Nếu "Brexit là không thể hủy bỏ hay trì hoãn" như lời của Tổng thống Pháp Francois Hollande nói với Thủ tướng Anh David Cameron bên lề lễ kỷ niệm 100 năm trận đánh Somme hôm 1-7, hay "sẽ không có nỗ lực giữ Anh ở lại EU, không nỗ lực tái gia nhập EU qua cửa sau hay không có cuộc trưng cầu ý dân thứ 2. Đất nước đã bỏ phiếu rời khỏi EU, nhiệm vụ của chính phủ và quốc hội đó là thực hiện theo kế hoạch đó" như tuyên bố của bà Theresa May - ứng cử viên sáng giá kế nhiệm ông Cameron, thì thỏa thuận giữa Na Uy và EU thường được trích dẫn như là một cách để một nước Anh "hậu ly dị" EU có thể tham khảo.
Người Na Uy cũng đã trải qua 2 lần bỏ phiếu, lần gần nhất vào năm 1994, để chọn lựa có gia nhập EU hay không và cuối cùng vẫn chọn lựa ở bên ngoài EU. Sự hấp dẫn chính của mô hình Na Uy cho Anh chính là cách mà Oslo có thể tiếp cận thị trường 500 triệu người tiêu dùng của EU mà không cần phải trở thành một thành viên đầy đủ của khối.
Thỏa ước về khu vực kinh tế châu Âu (EEA) năm 1994 đảm bảo sự di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, vốn và người dân trên khắp 28 quốc gia của EU cộng với Na Uy, Iceland và công quốc Liechtenstein. Điều này là rất quan trọng cho nền kinh tế Na Uy - vốn có hơn 80% lượng xuất khẩu là vào EU và hơn 60% hàng nhập khẩu đến từ các nước trong khối. Nhưng có nghĩa là nước này phải chấp nhận quyền của công dân EU - cho phép họ được sống và làm việc trong phạm vi biên giới của Na Uy một cách không hạn chế. Ngoài ra, do là thành viên của EEA, Oslo buộc phải ban hành số lượng lớn các luật phát ra từ Brussels cho dù họ không được tham gia soạn thảo các luật này. Đó là còn chưa kể, Na Uy còn phải đóng 388 triệu euro (431 triệu USD) một năm để tài trợ cho những nỗ lực của EEA để giảm sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế trong khu vực.
Mặc dù đây là điều mà những người ủng hộ Brexit ở Anh phản đối nhưng có lẽ họ sẽ phải nhìn từ thực tế của Na Uy để cân nhắc lợi, thiệt.
Theo Petrotimes
Tội phạm ma túy "chết như ngả rạ" sau tuyên bố của tân Tổng thống Philippines Hôm 3-6, thêm 5 nghi phạm buôn bán ma túy Philippines đã bị cảnh sát nước này bắn chết sau một cuộc đấu súng đẫm máu ở ngoại ô thủ đô Manila. Những cuộc đấu súng khốc liệt bắt đầu được triển khai triệt để tại Philippines, sau khi tân tổng thống nước này, ông Rodrigo Duterte chính thức làm lễ tuyên thệ...