Vì sao vợ chồng nên ứng xử lịch sử với nhau như người bạn tốt?
Có một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống vợ chồng, đó là càng sống với nhau lâu, người ta càng dễ coi thường nhau.
Sự không giữ ý, không “tương kính” nhau đã khiến cho các cặp vợ chồng dần đánh mất sự tôn trọng nhau và dẫn hôn nhân đi vào ngõ cụt.
Vợ chồng coi nhau như những người bạn tốt chính là chìa khóa mở ra cánh cửa hạnh phúc trong hôn nhân. Ảnh minh họa
Đối tốt lại với nhau từ chỗ coi nhau như kẻ thù
Câu chuyện của vợ chồng chị Hương (ở Thanh Xuân, Hà Nội) là một ví dụ. Vợ chồng chị Hương lấy nhau đã hơn 10 năm nay. Họ có hai mặt con nhưng thường xuyên mâu thuẫn, thậm chí theo chị Hương kể thì nhiều khi chị cảm thấy vợ chồng như kẻ thù.
Chị Hương đệ đơn ra tòa nhiều lần nhưng đều không thành công. Ly hôn thì không đành mà sống chung với nhau thì như kẻ thù. Chồng sống theo cách của chồng, vợ sống theo cách của vợ và các con ở giữa trở thành những đứa trẻ bơ vơ về mặt tinh thần vì chẳng biết nghe ai.
Cho đến đỉnh điểm lần ly hôn gần nhất không thành, bị chồng bạo hành đến thâm tím mặt mày, chị Hương đưa ra một quyết định không giống ai đó là không bao giờ tính đến chuyện ly hôn nữa nhưng sẽ coi chồng như một người bạn, không phải bạn bình thường mà là một người bạn tốt. “Tại sao lại không phải là bạn tốt được khi anh ấy là bố của hai đứa con của mình. Anh ấy luôn tốt với hai đứa con của mình”, chị Hương nói.
Theo chị Hương, thế giới này chỉ tồn tại hai thứ đó là thiện và bất thiện, mọi mối quan hệ bản chất chỉ là giả tạm, không có điều gì chắc chắn nên không việc gì phải đau khổ mãi vì chuyện ly hôn hay không ly hôn. Chị nói với chồng, anh đã đánh em nghĩa là tình yêu của anh đã không còn dành cho em nữa. Bởi vậy từ nay chúng ta sống ly thân, cùng xem nhau như hai người bạn tốt để cùng lo cho các con.
Nói và làm, kể từ đó chị Hương cư xử với chồng chị như cách cư xử một người bạn tốt. Chị luôn giữ sự mực thước trong lời ăn tiếng nói và luôn giữ hình ảnh tốt của chồng trước mặt con. Họ vẫn ăn cùng mâm nhưng tối về ai về phòng người đó. Sau một thời gian cư xử theo cách kính trọng, lễ phép và yêu thương nhưng giữ khoảng cách như vậy… thì chị Hương lại thấy chồng chị đối xử với chị tốt đẹp hơn. Chồng chị Hương không can thiệp nhiều vào công việc của chị, cũng không chửi mắng xúc phạm chị, thậm chí còn tỏ ra có trách nhiệm hơn với con cái.
Cách điều trị lại hiện tượng “xa thương, gần thường”
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài Tư vấn Tâm lý 1088, câu chuyện của chị Hương cho thấy, một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống vợ chồng đó là hiện tượng “xa thương, gần thường”, “xa thơm, gần thối”. Càng sống với nhau lâu, càng buông tuồng sống thật với con người mình thì các cặp vợ chồng có xu hướng coi thường nhau hơn.
Video đang HOT
Sự thân thiết giữa hai vợ chồng bên cạnh tác dụng làm cho mối quan hệ ngày càng trở nên mật thiết thì cũng có mặt trái. Vì quá gần gũi, quá biết về nhau nên vợ chồng cũng dễ nhìn thấy khuyết điểm của nhau nhất, từ đó dẫn đến coi thường nhau, không tôn trọng nhau, thấy không còn hấp dẫn, không còn say mê như thủa ban đầu.
Để tránh bị rơi vào tình trạng “xa thương, gần thường” trong đời sống vợ chồng, ông bà xưa đúc kết ra một chân lý tuyệt vời đó là “vợ chồng tương kính như tân”. Đây cũng là cách mà người vợ trong câu chuyện trên đã chuyển hóa mối quan hệ vợ chồng căng thẳng trở nên tốt đẹp hơn.
Theo các chuyên gia, để có thể “tương kính như tân” thì các cặp vợ chồng có thể lấy kinh nghiệm tiếp khách của mình ra để đối đãi với nhau. Khi tiếp đón một vị khách quý, ta chuẩn bị nhà cửa, phòng ốc, đồ dùng chu đáo. Ta phô bày một khuôn mặt tươi cười. Ta nói năng dịu dàng, tế nhị. Ta ân cần chăm sóc. Ta ngợi khen chúc tụng.
Hoặc ta an ủi vỗ về. Nói chung, ta muốn làm cho người khách quý hài lòng, thoải mái trong những ngày trú ngụ tại nhà của ta. Ta làm những việc như vậy vì ta mộ mến người khách. Mặt khác ta cũng muốn người khách giữ lại trong lòng những hình ảnh tuyệt vời về ta. Nếu trong đời sống hôn nhân, hai vợ chồng có thái độ hành vi kính trọng lẫn nhau như khách quý, thì chắc chắn họ sẽ tế nhị với nhau trong lời nói, việc làm và lối sống…
Họ sẽ lắng nghe nhau để biết nhau mong muốn điều gì, rồi từ đó chăm sóc chu đáo. Họ sẽ không chỉ dừng lại ở vấn đề vật chất như cơm áo gạo tiền, nhưng họ sẽ tiến về sự kết hợp tinh thần.
Vì kính trọng khách nên ta cũng tự trọng. Ta quan tâm đến sự xuất hiện bên ngoài của chính bản thân mình. Vì sự xuất hiện bề ngoài là biểu lộ cái tâm bên trong, nên ta cần có thái độ kính trọng chính mình một cách sâu xa. Khi hai người phối ngẫu “tương kính như tân” họ sẽ gắn bó sâu xa với nhau. Họ sẽ thực sự đi vào cuộc đời của nhau để hoà hợp, để trở nên tri kỷ của nhau.
Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, hiểu một cách mộc mạc thì sự “tương kính” được nhắc đến ở đây chính là sự tôn trọng nhau giữa hai vợ chồng.
Ngay kể cả khi hôn nhân không được như ước nguyện thì cách đối đãi tôn trọng và đầy tự trọng sẽ giúp bảo vệ mối quan hệ vợ chồng tránh đi vào xung đột, cãi vã và chia rẽ. Bởi khi hai vợ chồng không có sự tự trọng, không tôn trọng lẫn nhau thì họ sẽ nghĩ, sẽ nói, sẽ ứng xử theo cách mà họ muốn mà không cần quan tâm đến đối phương nghĩ gì.
Nhưng khi vợ chồng coi trọng nhau, xem nhau là “khách quý” thì mọi ý nghĩ, hành vi và việc làm của họ sẽ là vì người khác chứ không phải vì mình. Một khi cả hai vợ chồng đều coi nhau là khách thì lúc đó không ai sống ích kỷ mà họ biết sống vì nhau – đó là mấu chốt, cũng là chìa khóa để mở cánh cửa hạnh phúc trong hôn nhân.
Ngân Khánh
7 thói quen xấu khiến phụ nữ bạc phúc, tài vận hao tổn nhưng 90% chị em vẫn mắc phải
Chẳng cần phải làm những việc đại gian, đại ác, những thói xấu tưởng đơn giản dưới đây cũng đủ để phụ nữ mất đi phúc đức của mình.
Ngồi lê đôi mách
Đây là một thói quen xấu của hầu hết cánh chị em phụ nữ. Tuy nhiên, mọi thứ nên ở một mức độ chấp nhận được, và những câu chuyện nghe thấy ở chỗ này chớ mang đến chỗ khác vừa kể vừa "sáng tạo", vừa thêm mắm dặm muối...
Xuyên tạc chuyện của người khác chính là một trong những tội khẩu nghiệp vô cùng nặng nề. Thử nghĩ mà xem, còn ai dám tin lời, dám kết bạn của một mụ đàn bà chuyên đi xuyên tạc mọi chuyện hay không?
Đặc biệt, kỵ hơn cả là việc phụ nữ đem chính chuyện trong nhà, chuyện gia đình, chuyện chồng con đi kể khổ, than vãn. Bởi điều đó sẽ tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm, có thể gây ra những hiểu lầm không mong muốn trong gia đình.
Tức giận, oán giận, cáu kỉnh
Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi.Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là "lửa thiêu rừng công đức." Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức.
Người xưa thường khuyên rằng: Oán giận một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất là "phúc mỏng mệnh nông".
Hay than vãn
Phụ nữ quá khắt khe với người khác, nhất là với chồng, hễ mở miệng là buông lời phàn nàn, cằn nhằn, chỉ trích, cả đời sẽ chẳng thể nào an yên, có được phúc báo.
Bởi quá cau có, trong lòng chất chứa nhiều khó chịu, không những tự bản thân chịu khổ mà còn khiến người thân, chồng con bên cạnh thấy mệt mỏi, căng thẳng theo, hôn nhân vì thế mà cũng dần rạn nứt, lạnh nhạt.
Phụ nữ nên biết mở lòng, biết bao dung và chấp nhận khuyết điểm của người khác, nhất là với chồng, người hàng ngày kề cận mình. Bởi trên đời không có ai hoàn hảo, kiếm tìm một người không bao giờ sai lầm, sơ sót là điều không thể. Vậy nên, hà cớ gì tự làm khó mình, làm khó người? Cứ vui vẻ mà sống, bao dung mà sống, sai thì nhắc nhau sửa, cùng nhau thay đổi, vậy chẳng phải nhẹ nhàng, ung dung hơn nhiều sao?
Yêu chuộng tiện nghi, cực kỳ keo kiệt, rất ít khi làm việc thiện
Người trong tâm tham lam và keo kiệt, nghèo khó thường sẽ không rời xa, không làm việc thiện, không có phúc đức, miệng ăn núi lở. Kiểu người này không có lòng thương người, không có nhân duyên, cũng nhất định khuyết thiếu tâm giúp đỡ người khác, vậy có thể nào thành công trong sự nghiệp được? Mặc dù có thể nhất thời vui vẻ, sung sướng, nhưng cuối cùng thi tiền tài cũng ra đi.
Quá đa nghi
Phụ nữ rất hay đa nghi và chính bản tính này vô tình đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm của vợ chồng. Vì bản tính đa nghi nên phụ nữ thường tìm cách kiểm soát chồng, từ tra điện thoại, Facebook đến tiền bạc, mối quan hệ bạn bè của người kia. Chị em không biết rằng, chính thói quen này khiến nửa kia ngạt thở và muốn nhanh chóng thoát ra khỏi mối quan hệ này.
Quá tò mò, tọc mạch
Có nhiều bà vợ tự cho mình quyền được kiểm soát không gian riêng tư của chồng. Bất kể là điện thoại, máy tính hay nhứng ứng dụng mạng xã hội khác, vợ đều tò mò muốn biết chồng mỗi ngày truyện trò với ai, tương tác với người nào, có gì mờ ám hay không.
Nhưng quá tò mò, tọc mạch sẽ khiến chồng, khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu, cảm thấy bị quản thúc và muốn xa lánh. Nhất là với chồng, khi cảm thấy không được tôn trọng, tình cảm vợ chồng sẽ nhanh chóng rạn nứt, đàn ông tổn thương lòng tự tôn sẽ rất dễ chán nản mà ra ngoài mèo mỡ.
Vậy nên, phụ nữ muốn quản thúc chồng cũng nên khéo léo, nhẹ nhàng, biết dùng mưu mẹo hơn là thể hiện những hành động thái quá như vậy.
Xung đột với cha mẹ, người bề trên
Cha mẹ sinh ra ta và nuôi dưỡng ta, ân đức sâu đậm, trong kinh Phật có nói rằng, con người báo đáp vài tỷ kiếp cũng chưa hết được ân đức của cha mẹ. Người bất hiếu với cha mẹ, trời đất đều khó tha thứ. Hơn nữa, ngay cả cha mẹ mình còn không hiếu lễ kính trọng, làm sao có thể lãnh đạo người khác? Làm sao có thể thuyết phục công chúng?
Phụ nữ đi lấy chồng cũng nên hiếu kính với cha mẹ chồng, đừng mang tư tưởng chống đối vì họ là người đã sinh thành và nuôi dưỡng chồng mình. Nếu có mâu thuẫn, hãy cố gắng để giải quyết một cách êm đẹp nhất.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Minh Ngọc/Khỏe & Đẹp
Mẹ trao tặng 20 cây vàng, ngay ngày hôm sau chị dâu đến nói xin lại số vàng đó nhưng vợ tôi lại có hành động khiến cả nhà phải khốn đốn Gia đình anh trai tôi giàu lắm, xây cho bố mẹ tôi một căn biệt thự, hàng tháng anh chuyển vào tài khoản của bố tôi 12 triệu đồng để ông bà tiêu xài. Ngày cưới tôi thực sự sốc khi bố mẹ đột ngột trao tặng cho vợ chồng tôi 20 cây vàng. Chưa kịp mừng thì chị dâu ghé vào tai...