Vì sao vợ bác sĩ Cát Tường kháng cáo đòi lại nửa ô tô
Bà Nguyễn Thị Hằng – vợ chủ TMV Cát Tường đã gửi bản kháng cáo lên TAND TP. Hà Nội với với mong muốn xem xét lại tài sản bị tịch thu trong Vụ án.
Theo tin tức từ báo Người lao động, ngày 19/12, sau gần 2 tuần kể từ sau án sơ thẩm tuyên phạt vụ “ném xác phi tang”, TAND TP Hà Nội chưa nhận được đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Mạnh Tường, chủ thẩm mỹ viện (TMV) Cát Tường, song đã nhận được đơn kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Chị Hằng, vợ bác sĩ Tường tới tòa trong phiên sơ thẩm. (Ảnh Khám phá).
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Hằng cho rằng chiếc ô tô BKS 29A-488.81 mà Nguyễn Mạnh Tường sử dụng chở thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền từ TMV Cát Tường lên cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng là tài sản chung của cả 2 vợ chồng. Vì thế, việc HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội quyết định tịch thu chiếc ô tô này để sung công quỹ Nhà nước là không thỏa đáng.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Hữu Huy, chồng nạn nhân Huyền, cho biết gia đình không làm đơn kháng cáo đối với mức án mà toà án sơ thẩm đã tuyên nữa.
Trước đó, VTC đã đưa tin, trong 2 ngày (4-5/12), TAND Hà Nội xử phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Tường 14 năm tù tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác; 5 năm tù tội Xâm phạm thi thể, mồ mả. Tổng cộng hình phạt chung bị cáo phải chấp hành là 19 năm tù.
Bị cáo Tường và Khánh tại phiên tòa. (Ảnh: Tuổi trẻ).
Bị cáo Đào Quang Khánh (18 tuổi, bảo vệ của thẩm mỹ viện Cát Tường) lĩnh án 24 tháng tù tội Xâm phạm thi thể, 9 tháng tù tội Trộm cắp tài sản.
Video đang HOT
Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên buộc bị cáo Tường bồi thường số tiền 558 triệu đồng, có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chị Huyền một triệu đồng mỗi tháng/người. Bị cáo này còn bị cấm hành nghề 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ TMV Cát Tường: Tội danh của bác sĩ Tường và bảo vệ Khánh sẽ thay đổi?
Việc tìm thấy xác nạn nhân H. có thể sẽ khiến cục diện vụ án thay đổi bởi trước đây, Công an Hà Nội điều tra vụ án theo lời khai của những người liên quan.
Vụ TMV Cát Tường: Tội danh của bác sĩ Tường và bảo vệ Khánh sẽ thay đổi?
Vì sao bản cáo trạng lần hai chưa thuyết phục?
Gần đến ngày TAND TP. Hà Nội đưa Vụ án TMV Cát Tường từng rúng động dư luận ra xét xử, PV đã có những cuộc gặp với các luật sư, chuyên gia pháp lý đánh giá nhận định phiên tòa sắp tới.
Một số luật sư cho rằng: Việc tìm thấy xác nạn nhân H. có thể sẽ khiến cục diện vụ án thay đổi bởi trước đây, Công an Hà Nội điều tra vụ án theo lời khai của những người liên quan. Giờ đây, khi xác nạn nhân đã được tìm thấy, nếu thấy có gì chưa trùng khớp, các cơ quan chức năng sẽ phải điều tra lại để tìm ra được câu trả lời chuẩn xác nhất. Tuy nhiên, sau khi cơ quan chức năng công bố bản cáo trạng lần hai lại khiến nhiều người chưa thực sự thuyết phục.
Trao đổi với PV luật sư Lê Hồng Hiển- Giám đốc công ty Luật Nay & Mai, Hà Nội cho biết, so với bản cáo trạng lần một, Nguyễn Mạnh Tường bị thay đổi điều khoản truy tố từ khoản 1, sang khoản 3 của Điều 242 - Tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác quy định: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Từ đó, Tường sẽ phải đối mặt với án phạt tù cao hơn so với bản cáo trạng cũ. Cụ thể, bác sỹ Tường có thể đối mặt với mức án lên tới 20 năm khi tổng hợp hình phạt (tối đa 15 năm tù như cáo trạng ban đầu). Theo đó, hành vi phạm tội của cựu Giám đốc TMV Cát Tường được nâng mức độ nguy hiểm.
Luật sư Lê Hồng Hiển - Giám đốc công ty Luật Nay & Mai cho rằng: Bản cáo trạng lần hai vụ TMV Cát Tường còn nhiều điểm vẫn cần được làm sáng tỏ trong phiên tòa sắp tới.
Trước đây, việc truy tố tội danh bị cáo Tường chỉ bị truy tố ở trường hợp gây thiệt hại cho tính mạng của người khác thì nay, mức độ hậu quả của Nguyễn Mạnh Tường được truy xét ở mức gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Cùng chung quan điểm, luật sư Võ Xuân Đạt, Phó Giám đốc công ty Luật Inteco cho biết: "Thực tế, hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể thế nào được coi là phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Điều này sẽ gây tranh luận giữa luật sư bảo vệ cho bị cáo Tường với cơ quan tố tụng tại phiên tòa sắp tới".
Sau khi bản cáo trạng lần hai được đưa ra thì dư luận đa số đã đồng tình với việc truy tố Nguyễn Mạnh Tường theo hướng tăng nặng. Tuy vậy theo các chuyên gia pháp lý, căn cứ pháp luật về việc tăng nặng hình phạt như trên lại chưa vững chắc, thiếu thuyết phục.
Phân tích theo hướng này, luật sư Nguyễn Trọng Quyết- Trưởng văn phòng Luật sư An Phước- Hải Dương cho rằng, pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn riêng, cụ thể về việc thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đối với tội danh trên. Theo Thông tư liên tịch số 02/2001 của VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Công an về Các tội phạm sở hữu của Bộ luật Hình sự 1999, để xem xét trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng và các thiệt hại phi vật chất khác).
Cụ thể, trong vụ án này, bác sỹ Tường làm chết người, phải chăng cơ quan tố tụng cho rằng việc làm đó gây ảnh hưởng về An ninh trật tự, an toàn Xã hội nên xác định là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng? Nếu vậy thì nhận định này chưa thực sự thuyết phục. Mặt khác, Thông tư 02 chỉ có ý nghĩa tham khảo để áp dụng tương tự.
Có được quyền khiếu nại cáo trạng hay không?
Khi PV đưa ra ý kiến, tại sao cáo trạng lần hai vẫn không truy tố bác sỹ Tường vào tội danh giết người, các luật sư có chung nhận định:
Để thay đổi tội danh giết người cho bị cáo Tường trong vụ án này phải có điều kiện cần và đủ. Điều kiện cần là phải tìm thấy thi thể nạn nhân thì đã có. Điều kiện đủ là tiến hành khám nghiệm tử thi để kết luận nguyên nhân chết, thời điểm nạn nhân chết. Không có kết quả giám định pháp y khẳng định nạn nhân chết sau khi bị ném xuống sông do ngạt nước thì không đủ cơ sở pháp lý truy cứu bị cáo Tường về tội giết người, với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có hành động xảo quyệt nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm (Điểm 0, khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự) do có hành động ném xác xuống sông để phi tang.
Trong một diễn biến mới đây nhất, gia đình nạn nhân H. chưa thật sự đồng ý với bản cáo trạng trên và đang phối hợp cùng luật sư đưa ra những câu hỏi tại phiên tòa sắp tới.
Vậy lúc này, câu hỏi đặt ra, các bên liên quan có được quyền khiếu nại cáo trạng hay không? Theo tìm hiểu của PV, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình". Người khiếu nại có quyền: "Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự".
Trường hợp khiếu nại cáo trạng trong vụ án này, thẩm quyền giải quyết được Điều 330 Bộ luật TTHS quy định như sau: "Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện Kiểm sát do Viện Kiểm sát trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng".
Liệu tội danh của Khánh và Tường sẽ thay đổi?
Tiếp xúc với PV mới đây, cả hai luật sư Nguyễn Anh Thơm và Tạ Anh Tuấn, bào chữa cho bị cáo Đào Quang Khánh cùng đồng quan điểm là bản cáo trạng còn nhiều điểm chưa thuyết phục và cho biết: Đào Quang Khánh vẫn ổn định tâm lý và không thay đổi lời khai trước đây của mình. Nếu kết quả điều tra bổ sung không thay đổi so với kết quả trước đây thì cần xem xét lại vai trò giữa bị cáo Tường và Khánh, để đánh giá đúng mức độ phạm tội của Khánh.
"Giả thiết được đưa ra, nếu kết quả điều tra xác định Nguyễn Mạnh Tường phạm tội Giết người thì CQĐT cũng có thể phải xem xét lại tội danh đối với Tường và Khánh về tội xâm phạm thi thể. Bởi vì hành vi phi tang xác chị H. chỉ là hành vi che giấu hành vi phạm tội của Tường nên không cần thiết phải xử lý hành vi ném xác chị H. thêm một tội danh độc lập. Trong trường hợp này, hành vi của Khánh là che giấu tội phạm.
Mặt khác, CQĐT cần thu thập bổ sung thêm chứng cứ để xem xét lại hành vi lấy điện thoại của chị H. trong bối cảnh Nguyễn Mạnh Tường đang chỉ đạo toàn bộ nhân viên của TMV Cát Tường tẩu tán vật chứng, tài sản của chị H. thì có phạm tội Trộm cắp tài sản hay không? Bởi lẽ, hành vi của Đào Quang Khánh trong tình huống ấy không có dấu hiệu "lén lút" với chủ tài sản, mà chỉ là công nhiên chiếm giữ tài sản. Trong khi đó không ai trong TMV Cát Tường được coi là người quản lý tài sản cho chị H..
Công bố chi phí tìm thi thể chị H. trong bản cáo trạng mới
Liên quan đến vụ án TMV Cát Tường, trong bản cáo trạng lần hai, gia đình chị Lê Thị Thanh H. bất ngờ công bố chi phí tìm kiếm thi thể chị H.. Tổng chi phí cho cuộc tìm kiếm là 639.613.837 đồng. Cụ thể, thuê thuyền tìm xác trên sông hết 163 triệu đồng, thuê thuyền và thợ lặn hết 56 triệu đồng; thuê xe ô tô vận chuyển hết 17 triệu đồng; chi phí rước vong lên chùa hết 15 triệu đồng; chi phí thuê nhà nghỉ tại các tỉnh hết 6 triệu đồng; chi tín ngưỡng tâm linh hết 43.580.000 đồng, chi phí khác hết 50 triệu đồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, chị Nguyễn Thị Hằng (vợ của Tường) đã bồi thường cho gia đình nạn nhân 250 triệu đồng.
Đại diện gia đình nạn nhân là anh Nguyễn Hữu H. (chồng chị H.) yêu cầu bồi thường tiếp tổn thất về vật chất tìm kiếm thi thể và tổn thất tinh thần là 161 triệu đồng. Ngoài ra các chi phí phát sinh khác gia đình sẽ đề nghị tại tòa khi xét xử.
Theo Xahoi
Vụ Cát Tường: Kẻ ném xác mơ thấy 2 con nạn nhân Trong giấc mơ, Khánh được hai đứa trẻ con nạn nhân nói: "Mẹ em chết thảm lắm, khi nào anh ra Tòa, hãy khai hết sự thật về người đã gây ra cái chết cho mẹ em để nhận đúng tội, cho linh hồn mẹ em được siêu thoát". Theo tin tức nhận được, ngày 23/10/2014, luật sư Tạ Anh Tuấn và luật...