Vì sao virus corona mạnh lên tới 1.000 lần khi ở trong cơ thể người?
Theo các nhà khoa học, virus corona chủng mới (Covid-19) có đột biến giống HIV và có khả năng mạnh lên tới 1.000 lần (so với SARS) khi trong cơ thể người.
Theo thông tin trên tờ South China Morning Post, Giáo sư Ruan Jishou và nhóm cộng sự của ông tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân (Trung Quốc) vừa có phát hiện mới về việc virus corona chủng mới (Covid-19) có đột biến giống HIV (virus có khả năng liên kết với các tế bào trong cơ thể người) và có thể mạnh tới 1.000 lần so với virus SARS. Phát hiện mới không chỉ giúp giải thích về sự lây lan mà còn cả nguồn gốc và cách thức tốt nhất để ngăn chặn dịch do virus corona chủng mới gây ra.
Các nhà khoa học cho biết, loại virus corona đã từng gây ra SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) xâm nhập vào cơ thể người bằng cách bám vào một protein thụ thể gọi là ACE2 trên màng tế bào. Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy Covid-19 chia sẻ khoảng 80% cấu trúc gen của virus gây SARS và cũng có thể đi theo một con đường tương tự.
Tuy nhiên, protein ACE2 không tồn tại với số lượng lớn ở những người khỏe mạnh và điều này phần nào giúp hạn chế quy mô bùng phát dịch SARS trong giai đoạn 2002-2003, với khoảng 8 nghìn người trên thế giới mắc bệnh. Còn các loại virus rất dễ lây lan khác, bao gồm cả HIV và Ebola đều nhắm đến một loại enzyme có tên là furin, hoạt động như một chất kích hoạt protein trong cơ thể người.
Đặc biệt, khi xem xét trình tự bộ gen của virus corona, giáo sư Ruan Jishou và nhóm cộng sự đã tìm thấy một phần các gen đột biến không tồn tại ở virus corona từng gây ra dịch SARS. Nhưng những gen này lại được tìm thấy ở các virus như HIV và Ebola.
Virus corona có khả năng đột biến cao, mạnh gấp 1.000 lần virus gây SARS. Ảnh minh họa
“Phát hiện này cho thấy Covid-19 có thể khác biệt đáng kể so với virus corona gây SARS trong con đường lây nhiễm. Sự đột biến về gen kể trên không thể tìm thấy ở các virus gây SARS (hoặc Bat-CoVRaTG13), một loại virus corona ở dơi được coi là nguồn gốc của Covid-19 với 96% tương tự về gen. Đây có thể là lý do giải thích cho việc tại sao Covid-19 dễ lây nhiễm hơn các virus corona khác”, GS. Li Hua từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Hồ Bắc, Trung Quốc) cho hay.
Trước đó, cũng trong nỗ lực nghiên cứu về cách ‘khắc chế’ virus corona, Tiến sĩ Chia-Yi Hou, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Mỹ cho biết, một số nhà khoa học đã xác định được vật liệu di truyền của virus corona chủng mới (Covid-19) là Axit ribonucleic (RNA). RNA tồn tại trong một chuỗi, không giống như DNA là chuỗi kép. Chỉ có một chuỗi duy nhất giúp RNA dễ dàng tách và phối lại vì chỉ cần một kết nối bị phá vỡ. Điều này đồng nghĩa virus corona có thể đột biến nhanh chóng, khiến cho bất kỳ loại thuốc hoặc vaccine nào ra đời sẽ sớm bị lỗi thời.
Còn theo Giám đốc điều hành Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) Richard Hatchett, chiến dịch phát triển vaccine phòng ngừa virus corona mà CEPI đầu tư đang gặp một thách thức mà ông gọi là “vấn đề khó bậc nhất mà tôi từng đối mặt trong cuộc đời”.
Video đang HOT
Ông lý giải: “Có quá nhiều thứ chúng ta không biết về virus này. Bản chất dịch tễ học, các mẫu hình lan truyền, số người thực sự bị lây nhiễm? Số người bị nhiễm có thể không phải được xác định về phương diện địa lý, mà phải được xác định bằng số lượng người thực, bằng cách xác định theo nhóm tuổi và nhóm có nguy cơ bị lây nhiễm. Để khi vaccine sẵn sàng, mỗi quốc gia có thể cung cấp ngay cho những người thuộc nhóm ở nguy cơ rủi ro cao nhất”.
Bảo Lâm
Theo SCMP/vietQ
Biến đổi gen ở virus COVID-19 tương tự biến đổi ở HIV, Ebola
Các nhà khoa học tin rằng đây có thể là nguyên nhân khiến virus COVID-19 có thể lây nhiễm mạnh từ người sang người.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc và châu Âu cho thấy virus COVID-19 có những biến đổi giống như virus HIV (hội chứng suy giảm miễn dịch), báo South China Morning Post ngày 27-2 đưa tin.
COVID-19 gắn chặt tế bào người mạnh gấp 1.000 lần SARS
Theo đó, virus COVID-19 có khả năng liên kết và gắn chặt vào các tế bào nhiễm bệnh ở người mạnh gấp 1.000 lần so với virus SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), dù cả hai cùng thuộc họ virus Corona.
Phát hiện này có thể mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguồn bệnh, kiểm soát lây nhiễm và chống lại dịch bệnh một cách tốt nhất.
Các nghiên cứu cho thấy các biến đổi gen ở virus COVID-19 có nét tương đồng với các biến đổi ở virus HIV hay Ebola. Ảnh: SCMP
Trước đó, các nhà khoa học đã chứng minh rằng virus SARS gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng thâm nhập vào cơ thể người và liên kết với protein thụ thể có tên là ACE2 trên màng tế bào.
Trong khi đó, các loại virus có đặc tính lây nhiễm cao như HIV hay Ebola (sốt xuất huyết châu Phi) lại tấn công vào một loại enzyme có tên là furin.
Thông thường, nhiều loại protein không hoạt động hoặc tạm thời không hoạt động trong tế bào và bị "phân cắt" tại một số điểm cụ thể trong chuỗi amino acid để kích hoạt các chức năng khác.
Trong trường hợp của ACE2, protein này không xuất hiện với số lượng lớn ở những người khỏe mạnh. Đây là lý do vì sao dịch SARS lây lan ở một mức độ tương đối hạn chế với khoảng 8.000 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.
Những nghiên cứu ban đầu về sự lây nhiễm virus COVID-19 cho thấy chúng chia sẻ 80% cấu trúc gen của virus SARS. Do đó, có thể con đường lây nhiễm cũng là tương tự.
Khi xem xét trình tự gen của virus COVID-19, giáo sư Ruan Jishou và đồng sự tại ĐH Nam Khai ở TP Thiên Tân đã tìm thấy một phần gen biến đổi không hề xuất hiện ở virus SARS nhưng lại tương tự đoạn gen xuất hiện ở virus HIV hay Ebola.
"Phát hiện mới cho thấy virus COVID-19 có thể khác biệt đáng kể so với virus SARS thuộc cùng họ virus Corona trong con đường lây nhiễm" - nhóm chuyên gia đã công bố báo cáo lên chuyên trang nghiên cứu chưa qua thẩm định Chinaxiv.org trực thuộc Viện Khoa học Trung Quốc.
"Chủng virus này có thể dùng các cơ chế tạo màng của một số chủng virus khác như HIV" - báo cáo viết.
Theo nghiên cứu này, các biến đổi có thể tạo ra một cấu trúc được gọi là vị trí phân cắt ở "protein dằm" của virus COVID-19. Các loại virus khác sử dụng các "protein dằm" mạnh mẽ này để gắn vào tế bào chủ nhưng thường thì protein này không hoạt động.
Vai trò của vị trí phân cắt là để đánh lừa protein furin của con người, khiến chúng kích hoạt "protein dằm" và tạo ra phản ứng tổng hợp trực tiếp của màng tế bào và màng virus.
Giải thích vì sao COVID-19 lây nhiễm nhanh hơn SARS
So sánh với virus SARS về con đường lây nhiễm, biện pháp gắn vào tế bào chủ của virus COVID-19 hiệu quả gấp 100 đến 1.000 lần, nghiên cứu cho biết.
Chỉ trong hai tuần sau khi được công bố, báo cáo này đã trở thành tài liệu được tìm xem nhiều nhất trên Chinaxiv.
Một nghiên cứu sau đó của nhóm chuyên gia do giáo sư Li Hua (ĐH Khoa học và công nghệ Hoa Trung ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc) dẫn đầu đã xác nhận phát hiện của chuyên gia Ruan.
Sự khác biệt nêu trên có thể là lý do vì sao virus COVID-19 có khả năng lây nhiễm cao hơn các virus Corona khác, ông Li viết trong một báo cáo cũng được đăng tải trên Chinaxiv.
Trong khi đó, một nghiên cứu của nhà khoa học Pháp Etienne Decroly ở Đại học Aix-Marseille công bố trên tạp chí khoa học Antiviral Research ngày 10-2 cũng nhận thấy "các vị trí phân cắt giống như protein furin" cũng không có trên các chủng virus họ Corona tương tự.
Một nhà nghiên cứu thuộc Viện Vi sinh Bắc Kinh cho biết cần có các nghiên cứu về trình tự gen để xác nhận liệu virus COVID-19 có hoạt động giống như dự đoán trên hay không. "Câu trả lời sẽ nói lên cách virus khiến chúng ta mắc bệnh" - người này nói tiếp.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, quan điểm và hiểu biết của các nhà khoa học về chủng virus mới này đã thay đổi đáng kể.
Đầu tiên, các nhà khoa học Trung Quốc không xem đây là mối đe dọa lớn nhưng sự lây nhiễm từ người sang người nhanh chóng đã làm họ phải suy nghĩ lại và nghiên cứu tìm cách dập dịch.
Vật chủ truyền bệnh cũng là một câu hỏi lớn. Ban đầu, người ta cho rằng dơi là động vật truyền virus COVID-19 cho con người nhưng các giả thuyết sau đó còn nêu tên cả tê tê hay rắn trong danh sách vật chủ truyền bệnh.
Tính đến ngày 27-2, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 81.500 người nhiễm virus COVID-19, với 2.770 ca tử vong và hơn 30.000 ca được chữa khỏi, theo South China Morning Post.
Theo PLO
Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) Virus là gì mà chúng lại có khả năng gây ra các đại dịch hoành hành khắp thế giới đến như vậy? Tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy thêm chúng để ngăn chặn chúng? Lịch sử thế giới chứng kiến nhiều đại dịch chết người mà chúng đều xuất phát từ sự lây lan của virus. Vào những thời điểm...