Vì sao VinAI dùng xe Ford và Lincoln để thử 3 công nghệ mới mà không phải VinFast Fadil hay Lux?
Việc lựa chọn Ford Edge và Lincoln MKZ từ đối tác Dataspeed giúp VinAI tiết kiệm thời gian, đưa ra phần mềm xe tự lái sớm nhất có thể.
Nhiều người tò mò là vì sao VinAI không sử dụng xe của VinFast để thử nghiệm, mà lại lựa chọn hai mẫu xe Ford Edge và Lincoln MKZ. Câu trả lời được hé lộ qua logo Dataspeed ở bên hông chiếc Ford Edge chạy thử nghiệm tại Hà Nội hồi tháng 5, minh chứng VinAI là khách hàng của công ty này.
VinAI là khách hàng của Dataspeed – một công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp công nghệ hỗ trợ phát triển xe tự lái.
Dataspeed có trụ sở tại Metro Detroit (Mỹ), là công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp công nghệ hỗ trợ phát triển xe tự lái, giúp các trường đại học, kỹ sư, doanh nghiệp và hãng xe có sẵn nền tảng để viết thuật toán, thu thập dữ liệu và phát triển cảm biến phục vụ cho phần mềm riêng. Hiện tại, Dataspeed đã có hơn 100 khách hàng trên khắp thế giới.
By-Wire Kit của Dataspeed.
Sản phẩm nổi tiếng nhất của Dataspeed là By-Wire Kit (bộ điều khiển điện tử) dành cho ô tô với hơn 500 bộ đã đến tay khách hàng. Đúng như tên gọi, bộ thiết bị này bao gồm phần cứng và phần mềm hoàn chỉnh, tự động điều khiển vô-lăng, hộp số, chân ga và chân phanh bằng hệ thống điện tử, thay vì hệ thống cơ khí thông thường. Nhờ bộ kit có sẵn, VinAI dễ dàng rút ngắn thời gian phát triển và nghiên cứu phần mềm xe tự lái.
Ô tô ngày nay đa phần đều có sẵn bộ điều khiển điện tử ECU, hay còn gọi là hộp đen, liên kết với các bộ phận trong xe được dùng để nhận biết tín hiệu, cũng như lưu trữ thông tin, tính toán, và gửi đi các tín hiệu thích hợp, cuối cùng là quyết định chức năng làm việc của xe sao cho hợp lý và hiệu quả nhất trong các tình huống khác nhau.
Lincoln MKZ thử nghiệm của VinAI lăn bánh tại Việt Nam.
By-Wire Kit của Dataspeed kết nối với vô-lăng, hộp số, chân ga và chân phanh, nhưng hoạt động song song và không ảnh hưởng tới ECU có sẵn. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo AI nhận tín hiệu từ camera, cảm biến, cảm biến lidar, sau đó phân tích tín hiệu gửi đến hệ thống Dataspeed để tự động điều khiển chiếc xe. Hệ thống còn cho phép người lái tác động tới vô-lăng, hộp số, chân ga và chân phanh bất cứ khi nào cần thiết, đồng thời gắn sẵn nút E-Stop (dừng khẩn cấp) phòng trường hợp xấu xảy ra.
Video đang HOT
Dataspeed cho biết, bộ thiết bị thiết kế dạng “plug and play” nên hãng chỉ mất 1 ngày để thiết lập chúng lên một chiếc ô tô thương mại mà vẫn giữ tính toàn vẹn, không ảnh hướng tới các công nghệ, tính năng có sẵn của xe, đảm bảo an toàn trong quá trình thử nghiệm.
Một chiếc Lincoln MKZ thử nghiệm của Dataspeed.
Ngoài By-Wire Kit, Dataspeed cũng cung cấp các dịch vụ như lắp đặt camera, cảm biến, cảm biến lidar, hệ thống máy tính, dẫn đường GPS, thanh gắn… Bên cạnh đó là sản phẩm phần mềm như theo dõi vật thể, ga tự động thông minh, tự động giữ làn, tự ghi nhớ thao tác lái… phục vụ quá trình nghiên cứu và phát triển của đối tác.
By-Wire Kit của hãng hoạt động tốt trên nhiều dòng xe như Lincoln (MKZ, Aviator, Nautilus), Ford (Fusion, Edge, Transit Connect, F-150, Ranger), Jeep Grand Cherokee, Chrysler Pacifica và Polaris (GEM, RZR). Thậm chí, Dataspeed có thể nghiên cứu, lắp bộ thiết bị này trên một mẫu xe khác nhưng phải có những tính năng mà công ty yêu cầu.
Dataspeed chỉ mất một ngày để thiết lập By-Wire Kit trên những mẫu xe có sẵn trong danh sách.
Trong danh sách xe thử nghiệm có sẵn của Dataspeed, có thể thấy hầu hết đều có tính năng tự lái cấp độ 2. Trong khi đó, các dòng xe xăng hiện tại của VinFast có thể chưa có tính năng này. Hơn nữa, thiết lập bộ trang bị trên một mẫu xe có sẵn trong danh sách của Dataspeed giúp VinAI tiết kiệm thời gian, đưa ra ứng dụng công nghệ tự lái sớm nhất có thể. Lincoln MKZ cũng được nhiều hãng nghiên cứu phần mềm xe tự lái lựa chọn như Qualcomm hay Aurora (thuộc Amazon).
Không có thông tin VinAI mua những gì từ Dataspeed, nhưng có thể hình dung như sau : VinAI mua nền tảng từ Dataspeed, sau đó phát triển phần mềm tự lái riêng, trước mắt là phù hợp với hạ tầng, giao thông và thói quen lái xe tại Việt Nam. VinAI thuộc Vingroup, nhưng là công ty riêng, không liên quan tới VinFast. Đương nhiên VinFast sẽ là khách hàng ưu tiên, nhưng VinAI có thể bán phần mềm tự phát triển cho các đối tác khác, đặc biệt là những thương hiệu cần một phần mềm phù hợp cho các mẫu xe tự lái phân phối tại Việt Nam.
Nhân viên của VinAI thử nghiệm phần mềm tự lái tại Việt Nam.
Hồi đầu năm nay, Cơ quan quản lý phương tiện bang California (DMV California) tại Mỹ thông báo VinFast chính thức nhận được giấy phép thử nghiệm xe tự hành (Autonomous Test Vehicle Permit) trên tất cả đường phố công cộng của bang này. Như vậy, khả năng cao, phần mềm tự lái của VinAI sẽ sớm mở rộng phạm vi thử nghiệm tới Mỹ khi có thể được trang bị trên VinFast VF e35 và VF e36 hay các mẫu xe trong tương lai của VinFast.
VinFast từng cho biết các mẫu xe VF e35 và VF e36 sẽ được trang bị công nghệ tự lái có thể tới cấp độ 2. Hiện tại, theo VinAI, cơ chế tự lái do họ phát triển đã đạt tới cấp độ 2 (Autopilot L2 ). Điều đó có nghĩa là người dùng không cần kiểm soát vô-lăng, hộp số, chân ga, chân phanh mà xe vẫn có thể tự di chuyển trên đường một cách an toàn. Trong tương lai, VinAI sẽ phát triển công nghệ tự lái lên cấp độ 3 và cao hơn thế.
Sự thật về chiếc Ford Edge lạ trên đường Việt Nam: Là xe nghiên cứu cho VinFast, có công nghệ tự lái
Theo VinFast, phần mềm trên những chiếc Ford Edge và Lincoln MKZ thử nghiệm được phát triển hoàn toàn bởi người Việt, do viện nghiên cứu VinAI đảm nhiệm.
Trong khuôn khổ sự kiện "Ngày Trí tuệ nhân tạo 2021" diễn ra trong hai ngày 27 và 28/8, Công ty Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (VinAI) thuộc Vingroup đã công bố công trình nghiên cứu của mình để sắp tới đưa lên các mẫu xe thông minh của VinFast. Hiện tại, VinAI đã giới thiệu 3 sản phẩm công nghệ, bao gồm Hệ thống Giám sát người lái (DMS), Tính năng Quan sát toàn cảnh (SVM) và Cơ chế tự lái cho xe cấp độ 2 (Autopilot L2 ).
Trong những đoạn clip mà VinAI công bố có xuất hiện 2 chiếc xe là Ford Edge và Lincoln MKZ. Đây chính là những chiếc xe gây tò mò trong những tháng qua khi thường xuyên xuất hiện trên đường phố với một số trang bị lạ gắn xung quanh. Thực chất, đây là sản phẩm nghiên cứu của VinAI để phát triển công nghệ tự lái cho xe VinFast trong thời gian tới. Những thiết bị lạ gắn ở nóc xe và cản xe là hệ thống lidar sử dụng để xác định các vật thể xung quanh. Tại Mỹ, một số đơn vị nghiên cứu công nghệ xe tự lái cũng sử dụng những chiếc Edge và MKZ với ngoại hình tương tự.
Hai chiếc Ford Edge và Lincoln MKZ chạy thử nghiệm tại Việt Nam là xe nghiên cứu để phát triển công nghệ tự lái của VinAI.
Một chiếc Lincoln MKZ được trường đại học tại Mỹ sử dụng để nghiên cứu công nghệ tự lái.
Những chiếc xe nghiên cứu cho công nghệ tự lái của VinFast không chỉ chạy thử tại Việt Nam mà hứa hẹn sẽ xuất hiện cả trên đường phố Mỹ. Hãng xe Việt đã được cấp phép thử nghiệm xe tự lái tại bang California, Mỹ. Đây là bước chuẩn bị để những chiếc ô tô VinFast đầu tiên với công nghệ tự lái sẽ được bán tại Mỹ và cả Canada hay một số nước châu Âu trong thời gian tới.
Trước đây, VinFast từng cho biết các mẫu xe VF e35 và VF e36 sẽ được trang bị công nghệ tự lái có thể tới cấp độ 2. Hiện tại, theo VinAI, cơ chế tự lái do họ phát triển đã đạt tới cấp độ 2 (Autopilot L2 ) . Điều đó có nghĩa là người dùng không cần kiểm soát vô-lăng, chân ga, chân phanh mà xe vẫn có thể tự di chuyển trên đường một cách an toàn. Trong tương lai, VinAI sẽ phát triển công nghệ tự lái lên cấp độ 3 và cao hơn thế.
Thử nghiệm công nghệ tự lái do VinAI phát triển trên chiếc Ford Edge.
Chiếc Lincoln MKZ được trang bị màn hình lớn để thử công nghệ tự lái.
Hệ thống tự lái đang quét và nhận diện vật thể.
Công nghệ thứ hai được VinAi giới thiệu là DMS . Hệ thống giám sát người lái này có thể nhận diện được khuôn mặt thông qua camera hồng ngoại, cảm biến, để biết được trạng thái của tài xế xem có buồn ngủ, mệt mỏi hay mất tập trung hay không để đưa ra cảnh báo. Điểm đặc biệt là cho dù người lái có đeo kính râm thì hệ thống vẫn phân tích được.
Camera phát hiện tài xế ngủ gật dù có đeo kính râm.
Công nghệ cuối cùng là SVM với camera toàn cảnh 360 độ. Loại camera này có thể thay đổi được nhiều góc quan sát để hỗ trợ tài xế đỗ xe dễ dàng. Trong tương lai, VinAI sẽ tiến tới phát triển SVM đến cấp độ thông minh hơn, có thể tự động đỗ xe nhờ nhận diện vạch đỗ hay nhận diện được cả các đối tượng xung quanh như người, xe máy hay vật cản khác...
Camera 360 độ trên Lux A2.0.
Hàng triệu xe Ford sẽ sử dụng nền tảng Android từ 2023 Hợp tác giữa Ford và Google sẽ đưa hệ thống hoạt động dựa trên Android thành hệ thống chủ yếu trên các màn hình thông tin giải trí. Hai "gã khổng lồ" thông báo quan hệ hợp tác chiến lược 6 năm nhằm phát triển công nghệ mới. Qua đó, hàng triệu xe Ford và Lincoln sẽ trang bị màn hình hệ thống...