Vì sao Việt Nam tiêm nhiều song tử vong do Covid-19 vẫn cao?
Tỷ lệ bao phủ 2 mũi vaccine cho dân số 18 tuổi trở lên tại nước ta đạt 94%. Tuy nhiên, số ca mắc mới và tử vong hiện vẫn ở mức cao, với hơn 150 ca tử vong và khoảng 16.000 ca mắc mới mỗi ngày.
Nguyên nhân gia tăng ca tử vong
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, so với thời kỳ tháng 8,9/2021, số tử vong đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Các trường hợp tử vong chủ yếu là người già, người có bệnh nền, trong đó phần lớn chưa được tiêm đủ vaccine. Tại TPHCM, An Giang… có 85% trường hợp tử vong là chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi.
Ngoài ra, số ca nhiễm Covid-19 trong giai đoạn vừa qua tăng rất nhanh do biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, đột ngột dẫn đến số ca mắc tăng cao và tăng số ca bệnh nặng và tử vong, gây quá tải hệ thống y tế một số địa phương. Tỷ lệ gây bệnh nặng của biến thể Delta cao hơn 234% và khả năng tử vong cao hơn 132% so với chủng cũ.
Các trường hợp tử vong chủ yếu là người già, người có bệnh nền, trong đó phần lớn chưa được tiêm đủ vaccine (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Bên cạnh đó còn một số hạn chế, bất cập trong thu dung điều trị tại cơ sở. Người bệnh nặng đến cơ sở tầng 3 muộn do tự điều trị tại nhà hoặc chuyển tuyến dưới chậm. Điều phối chuyển viện, chuyển tầng chưa hợp lý, một số tỉnh chưa triển khai quản lý tại nhà các trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, gây quá tải bệnh viện. Sử dụng thuốc tại nhà chưa theo hướng dẫn, dùng thuốc chống đông, chống viêm quá sớm.
Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 36.000 ca tử vong do Covid-19, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm. Trong đó, TPHCM là địa phương ghi nhận số tử vong cộng dồn cao nhất với hơn 20.000 ca tử vong, tiếp theo là Bình Dương với hơn 3.000 ca, Đồng Nai hơn 1.500 ca, Tiền Giang và An Giang hơn 1.000 ca mỗi tỉnh.
Với số ca mắc mới Covid-19 tăng cao trong thời gian qua, TP Hà Nội nằm trong nhóm 5 địa phương có số ca mắc cộng dồn cao nhất cả nước với hơn 100.000 ca. Trong đó đã có hơn 400 ca tử vong, chiếm tỷ lệ khoảng 0,4% so với tổng số ca mắc.
Vì sao tiêm vaccine nhiều tử vong vẫn cao?
Hiện nay, tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine trên cả nước là 100% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 94% dân số từ 18 tuổi trở lên. Tại TP Hà Nội, tỷ lệ bao phủ mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên cũng đạt 100%, tỷ lệ bao phủ mũi 3 đạt khoảng 27%.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng với tỷ lệ tiêm vaccine cao, đa số ca bệnh của Hà Nội cũng như nhiều địa phương sẽ chỉ diễn biến nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, cả chính quyền và người dân không nên lấy lý do tiêm vaccine đủ để chủ quan.
“Không phải 100% người dân tiêm đủ liều vaccine sẽ diễn biến nhẹ khi mắc Covid-19. Vẫn có trường hợp diễn biến nặng, tử vong dù đã tiêm vaccine, số lượng này không lớn nhưng có”, Ts Phu nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông, khi số mắc tăng cao, y tế quá tải, việc số trường hợp diễn biến nặng, tử vong tăng cao là hệ quả tất yếu. Lấy một ví dụ đơn giản để hình dung, nếu như trước khi tiêm vaccine 10 ca mắc có một ca nặng, thì nay 100 ca mắc có một ca nặng. Như vậy có thể so sánh tỷ lệ chuyển nặng giảm đi 10 lần nhưng số ca nhiễm lại tăng cao gấp 10 lần. Nếu cứ để số mắc tăng cao không kiểm soát thì tỷ lệ bệnh nặng sẽ tăng cao, kéo theo đó là tỷ lệ tử vong.
“Khi số mắc tăng quá cao, sức chịu đựng của ngành y tế sẽ không đủ, vấn đề quá tải “ảo” xảy ra do điều tiết y tế không kịp, không chính xác. Hậu quả là nhiều trường hợp mắc bệnh, diễn biến nặng sẽ không được tiếp cận với y tế cũng như tư vấn và điều trị kịp thời. Từ đó, tỷ lệ bệnh nhân tử vong cũng sẽ tăng cao”, TS Phu phân tích.
Ông Phu cũng lưu ý cần soát xét lại những trường hợp hiện nay chưa được tiêm chủng mà chủ yếu nguyên nhân là những người già, những người do chống chỉ định không tiêm chủng trước đây để có thể tiêm nếu có thể được. Lý do vì hiện nay số người nhiễm trong cộng đồng tăng cao, yếu tố lây nhiễm theo gia đình đang tăng lên nên những người này dễ nhiễm bệnh hơn trước đây.
Chung quan điểm này, TS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, người đã tiêm vaccine vẫn có thể mắc bệnh song chủ yếu thể nhẹ, thậm chí không có triệu chứng. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh không có vaccine nào hiệu quả 100% nên vẫn có một tỷ lệ nhất định chuyển biến nặng, thậm chí tử vong.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, theo ông, cũng phải tính đến yếu tố cơ địa bệnh nền. Bệnh nhân có thể không chết vì Covid-19 mà chết vì bệnh nền tăng nặng lên.
“Vì chúng ta tiêm vaccine nhiều nên đa phần các bệnh là không triệu chứng hoặc thể nhẹ. Lấy ví dụ trước có 1.000 ca nặng thì giờ chỉ có 100 ca, giảm đến 10 lần cũng đã rất tốt”, Ts Thái chia sẻ.
Vì thế, việc phòng bệnh vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo dù đã tiêm vaccine, người dân cần thực hiện nghiêm túc 5K trong bất cứ thời điểm nào. Việc tự ý thức, bảo vệ bản thân là rất quan trọng. Người dân cần phải luôn phải đề phòng trường hợp người bên cạnh, thậm chí bản thân mình, đang là F0. Việc không thực hiện tốt 5K là điều kiện làm lây lan mầm bệnh cho người khác, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, mắc bệnh nền, trẻ em…
Việc tiêm đủ liều vaccine chỉ giảm sự lây nhiễm chứ không hoàn toàn đảm bảo người tiêm không bị lây nhiễm.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo, tiêm phòng có thể cứu mạng bạn. Vaccine Covid-19 cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh diễn biến nặng, nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, ngay cả sau khi đã được tiêm vaccine, hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè và bất kỳ ai khác mà bạn có thể tiếp xúc.
Covid-19 sáng 8/1: Hướng dẫn tiêm mũi 3 cho người đã tiêm vaccine Sinopharm, TP.HCM nhận tin vui, phạt 1 bệnh viện ở Hải Phòng vì từ chối sản phụ F0
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.859.841 ca nhiễm Covid-19, hiện còn 6.006 trường hợp nặng đang được điều trị tại các bệnh viện trên cả nước.
Ngày 7/1, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi các địa phương về việc sử dụng vaccine AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm Vero Cell (Sinopharm). (Nguồn: SKĐS)
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.859.841 ca nhiễm Covid-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.851 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.853.904 ca, trong đó có 1.476.231 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (506.902), Bình Dương (291.270), Đồng Nai (98.545), Tây Ninh (81.135), Hà Nội (62.174).
Tính từ 16h ngày 6/1 đến 16h ngày 7/1, Việt Nam ghi nhận 16.278 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 16.254 ca ghi nhận trong nước (giảm 163 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 11.423 ca trong cộng đồng).
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 30 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 7/1: 14.633 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.479.048 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.006 ca.
Từ 17h30 ngày 6/1 đến 17h30 ngày 7/1 ghi nhận 233 ca tử vong. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.877 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Hướng dẫn mới nhất về tiêm liều bổ sung cho người đã tiêm vaccine phòng Covid-19 Vero Cell
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi các địa phương về việc sử dụng vaccine AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm Vero Cell (Sinopharm).
Trong văn bản khẩn gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố; Trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thực hiện Chỉ đạo của Bộ Y tế tại văn bản số 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021, về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại, trong đó đã hướng dẫn tiêm liều nhắc lại cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung bằng vaccine Vero Cell (Sinopharm) thì có thể sử dụng vaccine cùng loại hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine véc tơ virus (vaccine AstraZeneca).
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nên sử dụng cùng loại vaccine trong liệu trình tiêm chủng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo cập nhật ngày 16/12/2021, có thể sử dụng vaccine bất hoạt kết hợp với vaccine khác.
Theo đó, vaccine Vero Cell có thể sử dụng kết hợp với vaccine véc tơ virus (vaccine AstraZeneca) hoặc vaccine mRNA (Pfizer/Moderna).
Để sử dụng hiệu quả vaccine phòng Covid-19, đảm bảo sớm bao phủ mũi tiêm bổ sung cho những người đã tiêm vaccine Vero Cell (Sinopharm), căn cứ vào tính sẵn có của vaccine phòng Covid-19 tại địa phương, nhằm chủ động phòng chống dịch Covid-19 trước nguy cơ xuất hiện các biến chủng của virus SARS-CoV-2 như Omicron, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương có thể sử dụng vaccine AstraZeneca, vaccnine Vero Cell (Sinopharm) hoặc vaccine mRNA để tiêm liều bổ sung đối với các đối tượng đã tiêm liều cơ bản bằng vaccine Vero Cell (Sinopharm).
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn tiêm chủng và báo cáo kết quả tiêm chủng theo quy định.
Hà Nam vượt mốc 3.000 ca mắc Covid-19 trong đợt dịch mới
Tối 7/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam công bố thêm 98 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Trong số ca mắc mới có 13 trường hợp liên quan đến những chùm ca bệnh tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, 25 bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, mất khứu giác, ngạt mũi và trở về tỉnh Hà Nam từ các địa phương khác, các trường hợp còn lại là F1 của các bệnh nhân đã được ghi nhận trước đó.
Lũy kế kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9/2021 đến tối 7/1/2022, Hà Nam ghi nhận 3.002 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.
Trước tình hình số F0 tăng nhanh, có nhiều F0 nhiễm bệnh ở thể nhẹ, không có triệu chứng, trong khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 của người dân đạt cao, Sở Y tế đã tham mưu với UBND tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch Thực hiện quản lý, chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà trên địa bàn.
Đến thời điểm hiện tại đã có 3 huyện: Kim Bảng, Lý Nhân, Bình Lục chính thức triển khai điều trị F0 thể nhẹ tại nhà, bước đầu mở ra một hướng mới trong điều trị F0 cũng như ứng phó với đại dịch Covid-19 khi tỷ lệ tiêm vaccine đã đạt cao.
TP.HCM ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 thấp nhất trong 175 ngày qua
Thông tin tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch Covid-19 chiều 7/1, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết, tính đến 18h ngày 6/1, có 507.083 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 506.454 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 629 trường hợp nhập cảnh.
Hiện TP.HCM đang điều trị 5.061 bệnh nhân, trong đó có 89 trẻ em dưới 16 tuổi, 319 bệnh nhân nặng đang thở máy, 18 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 6/1, có 391 bệnh nhân nhập viện, 417 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 311.025).
Cũng trong ngày 6/1 có 20 trường hợp tử vong (tổng số tử vong cộng dồn từ 1/1/2021 đến nay là 20.070).
"Đây là số ca tử vong thấp nhất trong 175 ngày qua, tính từ ngày 16/7/2021", ông Hải nhận định.
Về công tác tiêm vaccine, tổng số mũi vaccine đã triển khai tiêm đến ngày 6/1/2022 là 8.048.867 mũi 1; 7.162.978 mũi 2; 369.110 mũi bổ sung; 2.012.171 mũi nhắc lại.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. (Nguồn: TĐ)
Từ chối sản phụ mắc Covid-19 sinh con, một bệnh viện ở Hải Phòng bị xử phạt
Theo SKĐS, đại diện Thanh tra Sở Y tế TP. Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Green Hải Phòng liên quan đến vụ việc một sản phụ phản ánh bị từ chối tiếp nhận sau khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Cụ thể, bệnh viện này bị xử phạt vi vi phạm hành chính với tổng số tiền 34 triệu đồng do không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế khi phát hiện người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trước đó, sản phụ H.T.H (SN 1993), trú tại quận Lê Chân (Hải Phòng) đã đặt cọc chờ sinh tại Bệnh viện Quốc tế Green, nhưng đến gần ngày sinh nhập viện thì bất ngờ nhận kết quả dương tính với SARS-CoV -2, lúc này phía bệnh viện lập tức hủy cọc khiến bệnh nhân bức xúc.
Theo gia đình sản phụ, sau khi nhập viện và được yêu cầu làm test nhanh sàng lọc thì chị H. có kết quả xét nghiệm nghi ngờ, sau đó chị H. tiếp tục được bệnh viện này làm xét nghiệm lần 2 và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Khi có kết quả xét nghiệm, nhân viên y tế của Bệnh viện Quốc tế Green từ chối cho sản phụ nhập viện; đồng thời đề nghị gia đình tự di chuyển sản phụ sang bệnh viện khác trên cùng địa bàn để chờ sinh, điều trị. Sau đó, sản phụ được gia đình chuyển đến Bệnh viện Phụ sản và sinh con theo phương pháp mổ đẻ vào lúc 11h trưa ngày 6/1.
Do sản phụ có diễn biến Covid-19 nên nhóm điều trị xin hội chẩn. Tiếp đó bệnh nhân được chuyển tuyến sang Bệnh viện Kiến An để điều trị tích cực và hiện tình trạng sản phụ ổn định.
Hà Nội: Quận Tây Hồ nới lỏng nhiều hoạt động, quán được bán ăn uống tại chỗ
Sau khi xác định dịch ở cấp độ 2, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã lập tức điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng, nới lỏng nhiều hoạt động và cho phép hàng quán được bán hàng tại chỗ.
Tối 7/1, ông Nguyễn Đình Khuyến - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, cho biết đã ban hành văn bản điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng dịch ở cấp độ 2 (tức màu vàng).
Theo đó, tương xứng với dịch ở cấp độ 2 thì toàn bộ các cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận Tây Hồ (trừ 3 phường: Bưởi, Xuân La, Yên Phụ) sẽ được phép bán hàng tại chỗ, đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Đồng thời, các hoạt động dịch vụ không thiết yếu khác cũng sẽ được quận này cho phép hoạt động trở lại bình thường nhưng phải đảm bảo quy định phòng, chống dịch.
Quyết định điều chỉnh các biện pháp tương xứng với dịch ở cấp độ 2 có hiệu lực kể từ 12h trưa nay (8/1).
Theo thông báo đánh giá cấp độ trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn được quận Tây Hồ phát đi, hiện phường còn 3 phường: Bưởi, Xuân La, Yên Phụ có dịch ở cấp độ 3 (tức màu cam); 5 phường có dịch ở cấp độ 2, gồm: Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê và Tứ Liên.
Fed dự kiến nâng lãi suất sớm hơn khi lạm phát tiếp tục tăng cao Biên bản cuộc họp tháng 12/2021 của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cho thấy các nhà hoạch định chính sách của họ nhận định một thị trường việc làm bị thắt chặt và lạm phát tăng cao có thể buộc Fed tăng lãi suất sớm hơn dự kiến, cũng như bắt đầu giảm lượng tài sản nắm giữ. Trụ sở Ngân hàng...