Vì sao Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc? Kỳ 3: Chuẩn bị chứng cứ và phản biện

Theo dõi VGT trên

Có rất nhiều công việc cần phải chuẩn bị cho một vụ kiện nhưng có thể chia thành các phần chuẩn bị lớn. (1) Chuẩn bị chứng cứ và chiến lược tố tụng và sự phối hợp nhân sự trong đội ngũ tác chiến (task force); (2) Nghiên cứu đối phương và phản biện.

Vì sao Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc? - Kỳ 3: Chuẩn bị chứng cứ và phản biện - Hình 1

Tàu hải cảnh Trung Quốc ở gần giàn khoan Hải Dương-981 – Ảnh: Reuters

Trước tình hình Trung Quốc ngày càng đẩy căng thẳng leo thang trên biển Đông, Việt Nam luôn thể hiện quyết tâm sẵn sàng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nếu Bắc Kinh vẫn không rút giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định Việt Nam đang “cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”.

Thanh Niên Online xin giới thiệu loạt bài của luật sư Trinh Nguyễn và đồng nghiệp, phân tích lý do tại sao Việt Nam nên khởi kiện, những thách thức sẽ phải đương đầu cũng như những luận cứ cần thiết cho vụ kiện này.

Kỳ 3: Chuẩn bị chứng cứ và phản biện

Như đã đề cập trong bài trước, có rất nhiều công việc cần phải chuẩn bị cho một vụ kiện nhưng có thể chia thành các phần chuẩn bị lớn. (1) Chuẩn bị chứng cứ và chiến lược tố tụng và sự phối hợp nhân sự trong đội ngũ tác chiến (task force); (2) Nghiên cứu đối phương và phản biện.

Đối với phần chuẩn bị chứng cứ khởi kiện, tôi nghĩ các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã làm và đang làm, nay chỉ cần hệ thống lại và nghiên cứu chọn lọc chứng cứ nào đủ thuyết phục và mạnh mẽ phục vụ trực tiếp cho yêu cầu khởi kiện của Việt Nam. Riêng phần chuẩn bị thứ 2 sẽ quyết định ít nhất 50% phần thắng của vụ kiện.

Điều quan trọng là cần tổ chức ngay một đội tác chiến và lựa chọn, phân công các chuyên gia trong đội tác chiến này để ưu việt hóa vai trò của từng người phù hợp với chuyên môn của họ dưới sự điều khiển của một “ nhạc trưởng” có kinh nghiệm trong tranh tụng quốc tế bằng ngôn ngữ tiếng Anh và có bản lĩnh cũng như có uy tín trong cộng đồng luật sư quốc tế.

Sự hỗ trợ của các hãng luật quốc tế/chuyên gia luật quốc tế có kinh nghiệm và kỹ thuật tranh tụng là tối cần thiết đối với một vụ kiện mang tính chất quốc tế như thế này. Đội tác chiến ấy không nhất thiết phải là những ngừời mang quan điểm cùng chiều với nhau vì những quan điểm đa chiều sẽ giúp ích trong việc tiến hành phản biện nội bộ để tìm ra điểm mạnh và yếu của đối phương và tiên đoán lý lẽ mà bên kia sẽ vận dụng (Tôi muốn nhấn mạnh là phản biện nội bộ chứ không phải phản biện trên truyền thông).

Tuy nhiên sau khi phản biện và thống nhất ý kiến thì những thành viên trong đội tác chiến ấy phải đồng lòng, phối hợp và hướng về một mục tiêu chung một cách nhịp nhàng theo sự điều phối của “nhạc trưởng”.

Việc nghiên cứu đối phương không chỉ về kỹ thuật của họ mà còn về văn hóa của họ và về cách ứng xử của họ trong tranh tụng quốc tế là công việc/nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của đội tác chiến, quyết định sự thành công của vụ kiện.

Khi một đội tác chiến như thế được thành lập thì những tuyên bố ngoại giao nên được đồng nhất với các chiến lược pháp lý đã được bàn thảo và thông qua giữa các thành viên trong đội.

Vì sao Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc? - Kỳ 3: Chuẩn bị chứng cứ và phản biện - Hình 2

Tàu Trung Quốc (phải) hung hãn lao về phía tàu VN gần giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) – Ảnh: Hoàng Sơn

Vì sao Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc? - Kỳ 3: Chuẩn bị chứng cứ và phản biện - Hình 3

Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam – Ảnh: Reuters

Chứng cứ khởi kiện

Nhiều bài báo đã mô tả khá chi tiết về một số chứng cứ cụ thể.Tôi chỉ làm công việc tổng hợp một cách hệ thống các loại chứng cứ.

Theo quan điểm riêng của tôi, chúng ta không nên bàn sâu về chứng cứ trên mặt báo vì đây là phần kỹ thuật pháp lý và chiến lược cụ thể của vụ kiện cần được bảo mật.

Từ các nguồn thông tin mà chúng tôi thu thập được, các chứng cứ có thể được phân loại thành từng nhóm theo những tiêu chí nhất định, bao gồm nhưng không giới hạn: chứng cứ xuất phát từ tư liệu lịch sử, chứng cứ xuất phát từ pháp luật quốc tế, chứng cứ xuất phát từ những sự kiện đã xảy ra trên thực tế…

1. Chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam:

Đây là loại chứng cứ có giá trị chứng minh rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền bởi chúng đã được tạo lập khi tranh chấp chưa phát sinh và hoàn toàn mang tính khách quan, bao gồm:

- Các bản đồ đã được vẽ trong các giai đoạn lịch sử trước đó bởi người Việt Nam hoặc người nước ngoài;

- Các tài liệu bằng văn bản như: các nhật ký hải trình của các hãng vận tải, các đoàn khảo sát;

- Các tài liệu do các nhà khoa học công bố tập thể hoặc cá nhân, nhân danh nhà nước hoặc công bố độc lập;

- Các tài liệu của sử gia Việt Nam;

- Các tài liệu của các tác giả nước ngoài;

Video đang HOT

- Các văn bản pháp lý, các điều ước quốc tế đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam cũng có giá trị chứng cứ lịch sử rất quan trọng.

2. Chứng cứ pháp lý xuất phát từ quy định của pháp luật quốc tế:

- Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS): là văn bản pháp lý quốc tế hoàn chỉnh nhất về luật biển đến thời điểm này và đã được nhiều quốc gia trên thế giới tham gia, kể cả Việt Nam và Trung Quốc.

Theo tác giả Bành Quốc Tuấn, Nghiên cứu sinh Khoa Luật, dại học Quốc Gia Hà Nội căn cứ vào quy định của UNCLOS, Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ cơ sở pháp lý để vạch đường biên giới trên biển theo khoảng cách chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở cũng như xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở cũng như bác bỏ đường yêu sách chủ quyền hình chữ U chiếm 80% diện tích biển Đông của Trung Quốc;

- Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông 04/11/2002 (Declaration on the Conduct of parties in the South China Sea), thể hiện sự đồng thuận về ý chí giữa các quốc gia trong khu vực về một giải pháp cho tranh chấp biển Đông.

Theo đó, tại Điều 4 của DOC, các nước tham gia ký kết DOC đã đồng thuận rằng các tranh chấp lãnh thổ sẽ được giải quyết bằng con đường hoà bình theo những nguyên tắc được công nhận trên toàn thế giới của luật pháp quốc tế trong đó có công ước luật biển 1982.

Chính Trung Quốc và Việt Nam đã cùng ký vào bản tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

3. Chứng cứ pháp lý xuất phát từ sự chiếm hữu thực tế

Sự chiếm hữu này đã được thực hiện trong quá trình lịch sử lâu dài, thể hiện thông qua các chứng cứ lịch sử mà Việt Nam đã thể hiện, cụ thể:

- Các tài liệu chứng minh Việt Nam đã liên tục khai thác các tài nguyên khoáng sản trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam;

- Các tài liệu chứng minh Việt Nam thực hiện quyền quản lý hành chính đối với các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam;

- Các tài liệu chứng minh ngư dân Việt Nam vẫn khai thác nguồn lợi thủy hải sản từ các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới sự hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước Việt Nam;

- Các tài liệu chứng minh dân cư Việt Nam hiện đang cư trú, sinh sống trên các quần đảo Việt Nam tuyên bố chủ quyền;

- Các tài liệu chứng minh sự phản ứng của Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với hành động xâm phạm chủ quyền của các nước khác đối với vùng biển đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Có bị “bắt bài” nếu khởi kiện?

Hiện tại, những chứng cứ mà mọi người truyền tay nhau đọc trên mặt báo chỉ cho người đọc hiểu một cách khái quát về các cơ sở pháp lý của mỗi bên.

Muốn biết được các chứng cứ đó có thể được dùng như thế nào và dùng trong giai đoạn nào thì phải nghiên cứu và xem xét rất cẩn thận về hình thức và nội dung của các chứng cứ đó.

Việc có thể bị “bắt bài” hay không còn phụ thuộc ở chiến thuật khi khởi kiện, yêu cầu khởi kiện, chứng cứ nào cần đưa trước, học thuyết (doctrine) nào cần viện dẫn, điều ước nào cần được đưa vào để khẳng định yêu cầu khởi kiện của mình.

Và nhất là cần phải biết yêu cầu khởi kiện của mình cụ thể là gì và tập trung vào chứng minh cho yêu cầu đó. Có những lý luận không cần phải đưa ra từ đầu mà chỉ cần chuẩn bị lý lẽ để phản biện khi đối phương đưa ra.

Ví dụ, nếu yêu cầu khởi kiện là muốn được cơ quan tài phán tuyên bố Việt Nam có chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì chúng ta phải dùng những bằng chứng về các sự kiện lịch sử để chứng minh cho việc chúng ta đã thụ đắc lãnh thổ đó như thế nào và theo học thuyết nào.

Các chuyên gia công pháp quốc tế đã bàn nhiều đến các học thuyết này cũng như các chứng cứ có thể được dùng để chứng minh. Tôi không muốn lặp lại mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng việc lựa chọn áp dụng học thuyết nào thụ đắc lãnh thổ nào phải tương quan với những bằng chứng chúng ta đang có và chứng minh được.

Ngoài ra, trong quá trình lựa chọn học thuyết phù hợp và chứng cứ, còn phải đán.h giá xem những chứng cứấy đủ mạnh mẽ không và có thể bị phản bác ở khía cạnh nào.

Trở lại ví dụ về yêu cầu tuyên bố chủ quyền nhà nước đối với một lãnh thổ, khi một lãnh thổ được phát hiện bởi một quốc gia, sự phát hiện đó chưa đủ để xác định chủ quyền của quốc gia phát hiện mà còn cần phải có sự chiếm hữu thực sự, tức có dân của một nước ở và cơ quan hành chính của nước đó được thiết lập, đồng thời chính quyền của nước đó luôn thể hiện ý chí chiếm hữu và bảo vệ lãnh thổ đó.

Do đó, nếu một quốc gia chỉ chứng minh được rằng sử sách hay những tài liệu địa lý ghi nhận /thể hiện rằng họ biết đến vùng đất đó như một kiến thức chung chung thì không thể khẳng định được quốc gia ấy có chủ quyền lãnh thổ. Ngoài ra, sư chiếm hữu đó không thể được tiến hành bằng bạo lực.

Khi đó, bên còn lại của vụ kiện có thể sẽ cố gắng chứng minh ngược lại rằng mặc dù một quốc gia đã chiếm hữu lãnh thổ nhưng có thể đã từ bỏ nó và do đó không thể làm ngược lại những gìđã tuyên bố.

Trong trường hợp đó, họ sẽ phải trưng ra những chứng cứ và các văn bản cụ thể chứng minh cho lập luận đó của họ. Lúc bấy giờ, Bên khởi kiện có thể phản biện sau khi xem xét giá trị pháp lý của các dẫn chứng tài liệu mà bên kia đưa ra.

Để xem xét một tài liệu có giá trị pháp lý hay không thì cần phải xem tài liệu/văn bản đó được phát hành bởi người có thẩm quyền hay không. Có khi một văn bản pháp lý được ban hành bởi một người có chức năng đứng đầu nội các, nhưng không đương nhiên có hiệu lực vì để quyết định một vấn đề như vậy cần phải có trưng cầu dân ý và cần phải đáp ứng một số điều kiện theo Hiến pháp.

Hơn nữa, tùy vào Hiến pháp của từng giai đoạn, người đứng đầu Chính phủ có thể có quyền hành ở một vấn đề này nhưng lại không có quyền hành ở vấn đề khác.

Về văn bản của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Trung Quốc đã sử dụng văn bản do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ban hành năm 1958, viện dẫn rằng đó là việc từ bỏ chủ quyền, do đó không có quyền làm ngược lại những điều đã tuyên bố (theo học thuyết Estoppel).

Đã có nhiều học giả phân tích về điều kiện để thuyết Estoppel được áp dụng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng những lập luận loại trừ việc áp dụng học thuyết Estoppel, ta nên xem xét xem văn bản của cố Thủ tướng nước VNDCCH có phải là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền của quốc gia đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay không.

Ở đây tôi không muốn lạm bàn đến chuyên môn khác, chỉ muốn nói đến khía cạnh kỹ thuật pháp lý và logic pháp lý mà thôi.

Nếu Trung Quốc cho rằng bằng văn bản của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền, xét về mặt logic, họ đã nghiễm nhiên công nhận ta có chủ quyền nên mới có chuyện từ bỏ.

Tôi thấy thay vì lý luận rằng “ta chưa thể từ bỏ cái mà ta chưa có vì lãnh thổ Trường Sa, Hoàng Sa vào thời điểm đó chưa thuộc về VNDCCH”, tại sao ta không đặt ngược vấn đề rằng nếu ta đã có chủ quyền vào thời điểm đó theo lý luận của Trung Quốc (đồng nhất với điều 2 của Hiến pháp 1946: “Việt Nam là một khối thống nhất”) thì khi đó việc từ bỏ chủ quyền là một việc liên quan đến vận mệnh quốc gia.

(Trên thực tế, sau khi nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời và thụ đắc lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau năm 1975, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã có những tuyên bố khẳng định chủ quyền và có những hành động bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

Điều 32 Hiến pháp 1946 đã quy định: “những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật định”.

Vậy, vào thời điểm đó những việc bàn về chuyện từ bỏ chủ quyền lãnh thổ đã được nghị viện đưa ra nhân dân phúc quyết chưa? Nếu chưa thì văn bản ấy không có hiệu lực vì đã vượt quyền (theo học thuyết ultra vires).

Hơn nữa, vào thời điểm ký văn bản này, Chính phủ nước VNDCCH bao gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước và Nội các đứng đầu là Thủ tướng (Điều 44 Hiến pháp). Như vậy, để văn bản này có giá trị như một văn bản có tính ràng buộc cao nhất của nhà nước cần phải xác định rằng văn bản ấy đã được ký và phê duyệt bởi những người có thẩm quyền chưa?

Nói một cách dễ hiểu, điều này có thể ví với việc một phó chủ tịch HĐQT hay một thành viên HĐQT đóng dấu ký tên một văn bản nhưng những vấn đề được nêu trong văn bản này thuộc thẩm quyền quyết định của cổ đông mà đã không được hội nghị cổ đông thông qua. Như vậy, đó là một văn bản “utra vires”, tức vượt quyền, và bản thân một văn bản vượt quyền thì không có hiệu lực.

Ngoài ra còn phải xét tính hình thức và nội dung của văn bản của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tôi dùng từ “văn bản” là bởi vì chưa có gì khẳng định đây là công hàm hay công thư hay chỉ là thư của cá nhân cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Tổng lý phía Trung Quốc.

Điều này chưa được khẳng định trừ khi chúng ta có thể nghiên cứu một cách thấu đáo hình thức và nội dung văn bản này cũng như bối cảnh ra đời của văn bản và Hiến pháp tại thời điểm đó. Khi đó mới có thể xác định được giá trị pháp lý của văn bản và chuẩn bị cho việc phản biện.

Khi xét đến bối cảnh và thời điểm ra đời của “văn bản”, tôi cho rằng trong mối quan hệ giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và nước CHND Trung Hoa lúc ấy, văn bản ấy có thể xem là mộtvăn bản mang tính chất ngoại giao, ủng hộ/tán thànhmột nội dung trong những nội dung của bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước CHND Trung Hoa.

Đó là tán thành quyết định về hải phận 12 hải lý, chứ không tán thành toàn bộ nội dung bản tuyên bố trên của Trung Quốc, trong đó có tuyên bố liên quan đên quần đảo Tây Sa và Nam Sa(Cách mà Trung Quốc gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Như vậy, lập luận phản biện của Việt Nam về vấn đề có thể chia làm 2 bước: (1) xét về hình thức và bối cảnh, văn bản của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là một phát ngôn độc lập của Việt Nam liên quan đến quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đây chỉ là một văn bản có tính chất ngoai giao, hay một sự tán thành/ủng hộ ngoại giao, một sự tán thành của VNDCCH về một trong nhiều nội dung của bản tuyên bố ngày 04/9/1958 của nước CHND Trung Hoa. Điều quan trọng hơn, văn bản đó của Cố Thủ tướng của nước VNDCCH tuyệt nhiên không đề cập đến”Tây Sa và Nam Sa”.

(2) Nếu phía Trung Quốc khăng khăng cho rằng văn bản này là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, thì “chủ quyền” là một vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia và theo Hiến pháp 1946 của VNDCCH, thì việc này phải được phúc quyết, khi đó sẽ vận dụng học thuyết ultra vires để phản biện.

Ngoài yêu cầu tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam còn có thể cân nhắc những yêu cầu khởi kiện khác mà tôi thấy không nên nêu chi tiết trên báo chí, ví dụ như yêu cầu tuyên bố việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Trong trường hợp đó, cần xâu chuỗi các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ đến sự kiện gần đây nhất là việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981(Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ).

Song song với các yêu cầu khởi kiện liên quan đến vấn đề chủ quyền, tuỳ thuộc vào các chứng cứ đã được thu thập, và phương pháp thu thập chứng cứ, Việt Nam có thể yêu cầu tuyên bố việc Trung Quốc đã dùng vũ lực làm phương hại đến công dân Việt nam đang hành nghề, khai thác hợp pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam cũng cần tích cực hỗ trợ các hiệp hội nghề cá thu thập chứng cứ để khi thời cơ đến có thể khởi kiện Trung Quốc trong việc đâ.m tàu cá Việt Nam, làm thuỷ thủ tàu Việt Nam bị rơi xuống biển mà không thả phao cứu theo đúng những hành xử quốc tế trên biển trong đó, tại Điều 5 của DOC mà Trung Quốc đã ký ngày 04/11/2002 rằng các bên phải đối xử công bằng và nhân đạo đối với tất cả mọi người đang gặp hiểm nguy hoặc tai hoạ trên vùng biển.

Chọn cơ quan tài phán nào?

Đã có nhiều bài báo phân tích chi tiết vể việc chọn cơ quan tài phán nào và dựa trên điều khoản nào. Tôi cho rằng đây là một khía cạnh chuyên môn sẽ được giải quyết bởi các chuyên gia pháp lý sau khi phân tích thẩm quyền của các Tòa và khả năng Việt Nam thỏa mãn các yêu cầu của cơ quan tài phán này.

Tùy thuộc vào yêu cầu khởi kiện của Việt Nam và sau khi đán.h giá chứng cứ, chúng ta có thể xem xét sự phù hợp của một số cơ quan tài phán.

Theo Thanh Niên

Bẻ gãy "3 mặt trận" của Trung Quốc

Nhiều nước có lợi ích về thương mại và tự do hàng hải trên biển Đông nên Việt Nam cần tận dụng điều này để quốc tế hóa xung đột

Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Dân đã gửi một "bản tuyên cáo lập trường" lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon vào ngày 9-6 về giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và còn yêu cầu ông phân phát cho 193 thành viên của đại hội đồng.

Vừa ăn cướp vừa la làng

Trong báo cáo, Bắc Kinh trắng trợn vu khống Việt Nam xâm phạm chủ quyền và can thiệp "trái phép" hoạt động của giàn khoan bằng cách "điều động tàu có vũ trang" và cho tàu "đâ.m vào tàu Trung Quốc" cũng như điều người nhái, thả chướng ngại vật...

Theo trang Rappler (Philippines), diễn biến này rất bất thường bởi Trung Quốc luôn bác bỏ sự dính líu của bên thứ ba và muốn giải quyết song phương các tranh chấp ở biển Đông.

Bẻ gãy 3 mặt trận của Trung Quốc - Hình 1

Phóng viên trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiến đến khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào cuối tháng 5-2014, Ảnh: CNN

Đây có thể là một biểu hiện trong chiến lược "chiến tranh 3 mặt trận" - gồm tấ.n côn.g tâm lý, truyền thông và pháp lý - mà ông Hồ Thụy Chu, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh thuộc Trường ĐH Chính trị Quốc lập (Đài Bắc), phân tích trên tờ Want Daily (Đài Loan) hôm 9-6. Theo ông, chính sách này vốn được Trung Quốc áp dụng cho eo biển Đài Loan nhưng nay chuyển sang biển Đông.

Trên mặt trận pháp lý, Trung Quốc đang bị Philippines kiện ra tòa án quốc tế. Tuy tuyên bố không hầu tòa nhưng theo ông Hồ Thụy Chu, Bắc Kinh vẫn phải chứng thực các yêu sách chủ quyền trên biển Đông thông qua các kênh không chính thức. Đây là điều bất khả thi với Trung Quốc bởi ngày càng có nhiều quốc gia, tổ chức và học giả quốc tế phản bác "đường lưỡi bò" tham lam "liếm" gần trọn biển Đông.

Ngày 7-6 vừa qua, thẩm phán Antonio T.Carpio thuộc Tòa án Tối cao Philippines đã dùng chính những bản đồ của Trung Quốc để khẳng định: "Tất cả bản đồ cổ này cho thấy phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc luôn luôn chỉ có đảo Hải Nam".

Theo ông Carpio, Bắc Kinh tuyên bố bãi ngầm James (gần Malaysia) là lãnh thổ cực nam của nước này nhưng chắc chắn chưa có người Trung Quốc nào từng đến đó.

Phản tác dụng

Đuối lý, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh cuộc chiến tâm lý nhằm can thiệp vào khả năng ra quyết định của đối phương - theo phân tích của một số chuyên gia trên trang Asia Times. Cụ thể, Trung Quốc có thể ban hành các lệnh cấm thương mại đối với Việt Nam, tương tự cấm xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản năm 2010 và cấm nhập khẩu chuối từ Philippines vào năm ngoái.

Tuy nhiên, làm vậy cũng tức là Trung Quốc đối mặt với nguy cơ tự đem hơn 20 năm ngoại giao nhằm xây dựng mối liên kết kinh tế với Đông Nam Á đổ sông đổ biển.

Theo tác giả Việt Long viết trên trang Vietnam , kinh tế Trung Quốc cũng đang chịu những ảnh hưởng nhất định khi chỉ số Hang Seng China Enterprises' sụt giảm 13% và trở thành chỉ số giảm mạnh nhất thế giới trong tháng 5; đồng nhân dân tệ cũng giảm 2,8% so với USD và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10-2012.

Tệ hại hơn, trên mặt trận truyền thông, bất chấp những nỗ lực vào vai nạ.n nhâ.n, hình ảnh Trung Quốc trên mặt báo quốc tế dần rõ nét là một cường quốc hiếu chiến, chủ động gây hấn với láng giềng.

Trao đổi với TTXVN, TS Edward Miller - giảng viên Trường ĐH Dartmouth (Mỹ) - cho rằng lợi thế của Việt Nam hiện nay là sự ủng hộ của công luận quốc tế. "Nhiều người nhận ra Trung Quốc đang theo đuổi mô hình bành trướng trên biển. Điều này khiến cộng đồng quốc tế nghi ngờ Trung Quốc" - ông Miller nói.

Theo ông, biển Đông là nơi mà nhiều nước có lợi ích về thương mại và tự do hàng hải nên Việt Nam cần tận dụng điều này để quốc tế hóa xung đột, gia tăng sức ép quốc tế lên Trung Quốc.

Chuẩn bị của Mỹ

Trang web Washington Free Beacon hồi tháng 3 vừa qua đã dẫn báo cáo "Trung Quốc: Chiến tranh 3 mặt trận" của Lầu Năm Góc, trong đó nêu rõ mục đích của chiến lược này là đẩy Mỹ ra khỏi châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc càng hung hăng thì càng bị cô lập và tạo điều kiện cho Mỹ "xoay trục". Bằng chứng là không chỉ đồng minh mà cả các nước trong khu vực đang ủng hộ Mỹ hiện diện nhiều hơn.

Báo cáo nêu trên cũng đề ra các biện pháp đối phó, bao gồm: tăng cường hoạt động pháp lý và ủng hộ các diễn đàn chính trị khu vực; tiếp tục điều máy bay và tàu chiến giám sát, thậm chí tăng cường tập trận hải quân và "bảo đảm tự do hàng hải" trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc lẫn các vùng biển có tranh chấp; đẩy mạnh các chiến dịch ngoại giao ở châu Á như mở rộng đầu tư, phát triển và trao đổi quân sự.

Bắc Kinh phải rút giàn khoan!

Trong cuộc họp báo quốc tế qua điện thoại chiều 10-6, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Á - Thái Bình Dương Daniel Russel tuyên bố: "Trung Quốc phải rút giàn khoan! Chúng tôi không nói ai đúng ai sai nhưng việc rút giàn khoan sẽ tạo cơ hội cho tiến trình ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên biển Đông".

Chủ trì cuộc họp báo từ Rangoon - Myanmar với phần lớn các câu hỏi xoay quanh căng thẳng trên biển Đông sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép và không ngừng gây hấn ở vùng biển Việt Nam, ông Russel khẳng định rất thất vọng vì hành động của Bắc Kinh và nhấn mạnh đó là việc không nên xảy ra.

Mặc dù khẳng định Washington không nghiêng về Hà Nội hay Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông nhưng ông Russel thừa nhận Việt Nam đã khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ lâu. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực được công nhận là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của mình.

Trước câu hỏi về mức độ can thiệp của Mỹ theo tuyên bố của Tổng thống Barack Obama hồi cuối tháng 4 rằng căng thẳng trên biển Đông có thể buộc quân đội Mỹ vào cuộc, ông Russel nói tuyên bố này không đi vào các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh một lần nữa những cam kết mà ông chủ Nhà Trắng đã lặp lại nhiều lần với các đồng minh trong chuyến công du 4 nước châu Á vừa qua.

Nhắc đến việc Tòa Trọng tài Thường trực (trụ sở tại The Hague - Hà Lan) yêu cầu Trung Quốc trả lời đơn kiện của Philippines liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông vào cuối năm 2014, ông Russel nói: "Đây là cơ hội quan trọng để Trung Quốc giải tỏa những mập mờ xung quanh đường 9 đoạn của mình".

Cuộc họp báo có sự tham gia của nhiều phóng viên khu vực, trong đó có Việt Nam, Singapore...

Cùng ngày, trong khuôn khổ các cuộc họp SOM ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác được tổ chức tại Myanmar đã diễn ra cuộc họp Đối thoại ASEAN - Mỹ lần thứ 27.

Đề cập tình hình biển Đông, phía Mỹ cho biết nước này phản đối các hành động đơn phương, sử dụng sức mạnh để thay đổi nguyên trạng, áp đặt yêu sách chủ quyền lãnh thổ; đồng thời ủng hộ mạnh mẽ các nguyên tắc về việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Phía Mỹ cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần phải đàm phán thực chất để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) mang tính ràng buộc.

Trưởng SOM Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, nêu rõ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ, xâm phạm sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, liên tục có các hành động gây hấn, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, DOC.

Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm nêu trên, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và vùng biển của mình song kiên trì đối thoại và sử dụng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Theo Tri Thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
Hàng loạt hổ chế.t tại Đồng Nai, Long An: Viện Pasteur TPHCM xác minh khẩn
19:38:03 02/10/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
13:12:45 02/10/2024
Bộ Công an tiếp nhận tố giác hành vi 'phông bạt', sửa bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt
07:24:45 03/10/2024
Bộ Công an vào cuộc xử lý hành vi "phông bạt", sửa bill chuyển tiề.n từ thiện
14:37:36 03/10/2024

Tin đang nóng

Người mẫu tử nạn sau khi dự tiệc du thuyền của rapper đình đám
19:44:01 03/10/2024
Cô giáo trong clip thân mật với na.m sin.h lớp 10 ngay trong lớp mong được bao dung, lượng thứ
17:15:09 03/10/2024
Cô gái đợi ròng rã 10 năm để mở được khóa iPhone quên mật khẩu: 20 triệu người hồi hộp cùng vì lý do quá đặc biệt
18:01:14 03/10/2024
Anh Quý đăng đàn kể xấu team Quang Linh, thắc mắc về tiề.n lương 9 tháng đi làm
17:16:45 03/10/2024
Rầm rộ vụ nhân viên livestream nó.i xấ.u Xoài Non nhưng quên tắt mic, phải xin lỗi trước cả nghìn người
20:12:36 03/10/2024
Bà Phương Hằng vướng rắc rối vì nhạc chế, bị CĐM check VAR sao kê và cái kết
16:58:12 03/10/2024
Vụ giáo viên cử chỉ thân mật với na.m sin.h: Cô giáo bị đình chỉ, Sở GD&DT nói gì?
21:56:25 03/10/2024
Con gái út của Diddy lộ diện bên người mẹ gốc Việt, 1 vật lạ bị soi gây sửng sốt
17:04:12 03/10/2024

Tin mới nhất

Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh

20:04:02 03/10/2024
Chủ đầu tư căn biệt phủ xây dựng không phép ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) bắt đầu tự tháo dỡ sau khi báo chí phản ánh.

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Đồng Nai đốt, chôn lấp 21 con hổ và báo chế.t do nhiễm cúm

19:17:17 03/10/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai quyết định tiêu huỷ 20 con hổ và 1 con báo chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài do nhiễm cúm A/H5N1.

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

19:11:41 03/10/2024
Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Hà Nội tìm chủ đầu tư vụ cây xanh lộ nguyên bầu nilon sau khi gãy đổ vì bão Yagi

19:07:13 03/10/2024
Chiều 3/10, tại cuộc họp báo quý 3 năm 2024 của UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng nhận được đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng loạt cây đổ còn nguyên cả bầu nilon sau khi bị gãy đổ vì bão Yagi.

Không chịu làm đám cưới, thiếu nữ 18 tuổ.i bị cô ruột 'xởn tóc'

19:00:34 03/10/2024
Cô gái ở Tiề.n Giang bị cô ruột cắt trụi tóc vì không làm đám cưới như đã dự định trước đó. Cơ quan công an đang làm rõ vụ việc.

Tìm thấy th.i th.ể tài xế bị lũ cuốn trôi ở Đà Lạt

18:52:08 03/10/2024
Th.i th.ể nam tài xế lái xe tải bị nước cuốn mất tích khi qua đậ.p tràn ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) được phát hiện sau nhiều giờ tìm kiếm.

Tiêu hủy hổ, báo chế.t do cúm A/H5N1 tại Khu du lịch Vườn Xoài

18:34:02 03/10/2024
Sau khi xảy ra sự việc, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương đã lấy 2 mẫu hổ (gồm má.u, phủ tạng) để tiến hành xét nghiệm, kết quả là cả 2 mẫu đều dương tính với H5N1.

Vụ "phù phép" 1.600m2 đất của dân vào tay doanh nghiệp: Hủy sổ đỏ cấp sai

17:23:20 03/10/2024
Sở TN&MT tỉnh Phú Yên vừa có thông tin phản hồi liên quan đến vụ hơn 1.600m2 đất lúa của người dân chưa được bồi thường bị đơn vị này cấp cho doanh nghiệp làm dự án.

Vụ trường học phải trả lại 5 tivi: Ban đại diện cha mẹ học sinh tự vận động

17:15:01 03/10/2024
Theo lãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (huyện Phù Cát, Bình Định), ban đại diện cha mẹ học sinh tự nguyện vận động nhưng chưa đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, còn có tiếng ra, tiếng vào.

Hàng trăm cây xanh chế.t khô nhưng không thể xử lý vì "vướng" một vụ án

06:06:27 03/10/2024
Công ty TNHH cây xanh A.N. (trụ sở đóng tại thành phố Đà Nẵng) là đơn vị thực hiện dự án này. Doanh nghiệp này đã trồng khoảng 300 cây sấu dọc hai bên đường với chiều dài gần 1km.

20 con hổ chế.t ở Đồng Nai: Mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5N1

06:03:59 03/10/2024
Kết quả xét nghiệm từ 2 mẫu bệnh phẩm lấy từ hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đều dương tính với virus cúm A/H5N1.

Có thể bạn quan tâm

Bộ phim gây chế.t người nghiêm trọng của Alec Baldwin ra mắt sau 3 năm tạm hoãn

Hậu trường phim

22:59:35 03/10/2024
Gần 3 năm sau cái chế.t thương tâm của nhà quay phim Halyna Hutchins, buổi ra mắt toàn cầu của phim sẽ diễn ra vào tháng tới tại Liên hoan phim điện ảnh quốc tế EnergaCamerimage ở Toru

Buổi hòa nhạc trực tuyến của ABBA 'ảo' thu về 265 triệu USD

Nhạc quốc tế

22:57:11 03/10/2024
Tổng doanh thu bán vé show diễn ABBA Voyage đạt 137 triệu USD trong năm đầu tiên. Tiếp theo là doanh số bán hàng đạt 128 triệu USD sau khi trình diễn lần đầu vào tháng 5.2022

Chàng IT ở TPHCM biến những gốc tre thô kệch thành tuyệt tác nghệ thuật

Sáng tạo

22:54:08 03/10/2024
Phổ biến khoảng 3 năm trở lại đây, tre bonsai không hào nhoáng, lộng lẫy như những loại bonsai phổ biến khác, nhưng lại thu hút người chơi không chỉ sự mộc mạc, giản dị mà ẩn chứa nét đẹp tinh tế, sâu lắng.

Quang Dương ngạo nghễ xếp vị trí số 1 thế giới tại BXH pickleball cực kỳ uy tín

Sao thể thao

22:53:17 03/10/2024
Dynamic Universal Pickleball Rating (DUPR) là BXH pickleball uy tín bậc nhất thế giới, đán.h giá trình độ của hơn 1 triệu VĐV. Thứ hạng của các VĐV sẽ được quyết định bởi thành tích tại những giải đấu mà họ tham gia.

Ca sĩ trẻ hát hit Quang Linh khiến Kim Tử Long cho điểm tuyệt đối

Tv show

22:51:06 03/10/2024
Hát lại ca khúc từng được Quang Linh thể hiện thành công, ca sĩ Hoàng Nguyên nhận được lời khen ngợi từ giám khảo Kim Tử Long, Hồng Vân trong chương trình Tinh hoa hội tụ .

Tỉ phú Selena Gomez thấy khó chịu khi nói về tiề.n bạc

Sao âu mỹ

22:49:06 03/10/2024
Selena Gomez chính thức trở thành tỉ phú với thành công từ thương hiệu mỹ phẩm Rare Beauty do cô làm chủ. Nhưng người đẹp 32 tuổ.i không nghĩ rằng nói về tiề.n bạc là điều gì đó hay ho.

'Hoa hậu bolero' Kim Thoa nói về tin đồn 'quá giàu nên không mặn mà ca hát'

Sao việt

22:46:36 03/10/2024
Sau quãng thời gian tất bật với đam mê ca hát, Kim Thoa cho biết ở thời điểm hiện tại, cô tập trung cho công việc kinh doanh và chăm lo cho gia đình.

Clip: Jennie "xịt keo" cứng ngắc khi bị nữ diễn viên đình đám bình phẩm 1 câu kém duyên, phân biệt chủng tộc ở Fashion Week?

Sao châu á

22:10:32 03/10/2024
Nữ diễn viên này đang là cái tên gây phẫn nộ khi bị cho là có hành động và lời nói phân biệt chủng tộc với Jennie tại sự kiện thời trang.

Lại thêm vụ phá hoại vườn sầu riêng của người dân ở Đắk Lắk

Pháp luật

22:04:46 03/10/2024
Cơ quan công an đang làm rõ vụ phá hoại vườn sầu riêng của một hộ dân ở Đắk Lắk, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ngoại truyện của series hành động đình đám 'John Wick': Ana de Armas tiếp bước Keanu Reeves trở thành sát thủ huyền thoại

Phim âu mỹ

21:53:13 03/10/2024
Sau nhiều sự chờ đợi, phần ngoại truyện của loạt phim hành động vô cùng được yêu thích - Từ vũ trụ John Wick: Ballerina vừa chốt đơn ra rạp tại Việt Nam vào ngày 6/6/2025.

3 cách hiệu quả giảm tình trạng thiếu magie

Sức khỏe

21:14:50 03/10/2024
Tiêu thụ 100% ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt, lúa mì nguyên hạt và yến mạch, cùng với các loại hạt và đậu giúp cơ thể đảm bảo lượng magie trong chế độ ăn uống cao hơn.