Vì sao Việt Nam mua thêm máy bay chiến đấu?
Trong các gói hàng quân sự gần đây, máy bay chiến đấu luôn là ưu tiên hàng đầu.
Hãng thông tấn Interfax dẫn nguồn tin quân sự – ngoại giao Nga, Việt Nam đã ký hợp đồng mua thêm 12 tiêm kích đa năng Su-30MK2 từ Nga. Trước đó, Việt Nam đã ký kết 3 hợp đồng mua sắm máy bay tiêm kích Su-30MK2.
Việt Nam liên tục đặt hàng Su30-MK2
Theo đó, tháng 12/2003, Việt Nam ký hợp đồng với Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) mua 4 tiêm kích Su-30MK cùng với vũ khí, phụ tùng thay thế. Hợp đồng này có tổng trị giá 120 triệu USD. Năm 2004, Việt Nam nhận đủ 4 máy bay Su-30MK. Như vậy, với việc mua thêm 12 Su-30MK2 theo hợp đồng 2013, tương lai gần Việt Nam có trong trang bị tổng cộng 36 tiêm kích Su-30MK2 hiện đại.
Không quân – tại sao không?
Không ít người tỏ ra thắc mắc vì sao trong nhiều loại vũ khí nước ta lại tập trung chú trọng nâng cấp không quân? Trong khi đó, với đường bờ biển dài, hải quân mới thật sự là con bài chiến lược.
Không quân Việt Nam đã có nền tảng kinh nghiệm vững vàng
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ qua kinh nghiệm các cuộc chiến trước, không quân thật sự là con át chủ bài của ta với thành tích bắn rơi pháo đài bay B-52. Mặt khác, nếu đầu tư hải quân sẽ phải tốn một số tiền tương đối lớn cho cả những loại vũ khí phụ trợ như: tàu hộ tống, tàu khu trục,…
Việt Nam đã từng diệt rất nhiều pháo đài bay B-52
Vì để làm chủ được mặt biển cần có một hạm đội nhiều tàu hỗ trợ nhau, chứ không thể dựa vào một vài cá nhân đơn lẻ là có thể làm nên chuyện như không quân. Cộng thêm việc tiến bộ của khoa học kỹ thuật những chiếc tàu chiến hiện tại dù hiện đại đến đâu, nếu không được hỗ trợ đúng lúc vẫn có thể làm mồi cho không quân được trang bị tên lửa diệt hạm.
Video đang HOT
Thực chiến “không” đối “thủy’
Ngay cả nước có hạm đội mạnh như Mỹ cũng có nạn nhân là tàu khu trục USS-Stark, từng bị tên lửa diệt hạm suýt đánh chìm. Vào thời điểm đó, tàu khu trục USS-Stark là một phần trong lực lượng của Hải quân Mỹ được triển khai tới Trung Đông giai đoạn 1984-1987. Đây là một tàu khu trục nhỏ lớp Oliver Hazard Perry được chỉ huy bởi thuyền trưởng Glenn R. Brindel.
Hai chiếc Mirage-F1 đã gần như tiêu diệt được Tàu khu trục USS-Stark
Khoảng 20h ngày 17/05/1987, một chiếc máy bay Mirage-F1 của Không quân Iraq mang theo 2 tên lửa chống hạm Exocet của Pháp cất cánh từ sân bay Shaibah hướng về phía nam vào vịnh Ba Tư. Chiếc Mirage-F1 bay ở độ cao 1,5km cách mặt nước biển với vận tốc khoảng 880km/h.
Đến lúc 10h10 phút, thuyền trưởng Glenn R. Brindel nhận được thông báo khẩn là tàu chiến của mình đã bị khóa vào radar điều khiển hỏa lực Cyrano IV trên chiếc F1. Chiếc máy bay của Iraq đã phóng tên lửa Exocet đầu tiên cách tàu 32 km, tên lửa thứ 2 được phóng đi cách tàu 24km.
Tàu khu trục USS-Stark bị bắn cháy
Chiếc F1 chao cánh và bắt đầu thoát đi, radar trên tàu khu trục Stark đã hoàn toàn thất bại trọng việc phát hiện và gây nhiễu tên lửa cho đến khi chỉ còn vài giây trước khi tên lửa lao vào tàu. Tên lửa Exocet đầu tiên đã lao vào cấu trúc thượng tầng của tàu cách mặt nước khoảng 10 mét.
Chỉ một quả tên lửa phát nổ cũng khiến nó hư hỏng nặng
Kết quả của cuộc tấn công thảm khốc này là 29 thủy thủ hy sinh ngay trong vụ nổ và hỏa hoạn đầu tiên, 8 người khác đã thiệt mạng bởi các vết thương quá nặng, 21 người khác bị thương ở nhiều mức độ khác nhau. Trong số 37 người thiệt mạng, có 2 người mất tích trên biển.
May mắn là con tàu này vẫn “lết” về được Bahrain trước khi được đưa sang Mỹ để sửa chữa
Sau đó, con tàu đã được đưa đến sửa chữa tại nhà máy đóng tàu Ingalls Shipbuilding, Mississippi, chi phí sửa chữa hết 142 triệu USD. Tàu US-Stark được đưa trở lại hoạt động vào đầu những năm 1990, con tàu ngưng hoạt động vào năm 1999 và được cho là đã bị tháo dỡ vào năm 2006.
Bài học kinh nghiệm
Như vậy, tính theo thời gian hải quân có phát triển tới đâu thì không quân và tên lửa diệt hạm cũng phát triển theo. Do đó, dù là tàu sân bay nhưng nếu không có chất lượng hay nhận được sự hỗ trợ cần thiết thì cũng sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu di động trên biển không hơn không kém.
Theo Báo Đất Việt
Cận cảnh pháo đài bay khét tiếng nhất lịch sử Mỹ
Chiếc máy bay B-52H 'mập ú xấu xí' chính là loại lớn nhất và cũng là chiếc cổ nhất được Không lực Hoa Kỳ (USAF) sử dụng.
Xem cảnh B-52 rải thảm bom
Đây cũng là chiếc máy bay duy nhất có thể phóng tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp phóng trên không (ALCM).
B-52 có khả năng bay với tốc độ cận âm (khoảng 350 dặm/giờ) ở độ cao trên 15.166,6m nhờ có 8 động cơ kết hợp với một cặp cánh rộng lớn.
Máy bay ném bom chiến lược của Mỹ B-52
B-52 có thể mang theo 27 tấn quân nhu thông thường hoặc hạt nhân với khả năng điều hướng chính xác trên khắp toàn cầu, có khả năng tham gia vào các cuộc chiến tranh tổng lực và khu vực.
Cho đến nay, B-52 vẫn là 'con át chủ bài' của Mỹ trong các cuộc chiến tranh thông thường.
Ban đầu, USAF lưỡng lự khi thông qua dự án máy bay ném bom hạng nặng B-52, và dự án này gần như bị bỏ quên nhiều lần.
Tuy nhiên, hãng Boeing đã kiên trì với thiết kế này, và cuối cùng Không lực quyết định rằng đây chính là thứ vũ khí họ cần.
Sau khởi đầu đầy do dự đó, USAF lại mua số lượng B-52 nhiều gấp đôi so với dự kiến, và đây là một trong những chương trình mua vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử Mỹ.
Boeing chính thức sản xuất B-52 từ năm 1954. Lần đầu tiên B-52 tham chiến là trong chiến tranh tại Việt Nam.
Từ cuộc chiến này, B-52 trở nên khét tiếng với uy lực ném bom rải thảm tàn khốc và sức tàn phá dữ dội.
Điểm đáng sợ nhất của B-52 chính là khả năng rải thảm bom dày đặc (khoảng 80m một hố bom), có thể 'xóa sạch' hệ thống phòng không của đối phương.
B-52 có thể bay với tốc độ cận âm thanh
Nhưng, pháo đài bay chiến lược tưởng chừng không có đối thủ đã bị hạ gục trên bầu trời Việt Nam.
Lần đầu tiên B-52 bị bắn hạ là do tên lửa phòng không SAM-2 của Liên Xô cung cấp. Nhiều phi công Mỹ phải thừa nhận 'kẻ thù của B-52' chính là tên lửa SAM (mà Hà Nội hay gọi là "Rồng lửa Thăng Long"). Có tài liệu cho biết B-52 cũng bị máy bay tiêm kích của Việt Nam bắn hạ.
Trong chiến tranh tại Việt Nam, Mỹ huy động 197 máy bay B-52 trong tổng số 400 máy bay của mình. Tuy nhiên, đã có 34 pháo đài bay bị bắn hạ.
Chi phí cho mỗi chiếc B-52 phiên bản cũ là khoảng hơn 14 triệu USD, hiện nay là khoảng hơn 53 triệu USD.
Sau cuộc chiến tại Việt Nam, Mỹ cũng sử dụng B-52 tại các cuộc chiến khác ở vùng Vịnh và Afghanistan.
Sau 60 năm, B-52 đã cải tiến 8 lần và vẫn giữ vai trò ném bom chủ lực trong lực lượng không quân chiến lược Hoa Kỳ một trong ba nền tảng trụ cột cho sức mạnh quân sự Mỹ song song với tên lửa hạt nhân chiến lược, tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân.
Theo vietbao
Sắp nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên? Có dấu hiệu cho thấy có thể không xảy ra chiến tranh trên bán đảoTriều Tiên,mặc dù các bên dường như đã sẵn sàng lao vào trận chiến sinh tử. Có 3 yếu tố quan trọng khiến cho người ta nuôi hy vọng về khả năng không xảy ra chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Thứ nhất, Triều Tiên chưa...