Vì sao Việt Nam cách ly F0 tại nhà thận trọng hơn các nước?
Theo Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Việt Nam cách ly F0 tại nhà thận trọng hơn một bậc so với nhiều nước để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cộng đồng.
Việt Nam bắt đầu triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà trong bối cảnh đang có hơn 28.000 bệnh nhân còn điều trị, gây quá tải cho hệ thống y tế. Đặc biệt tại TP.HCM, nơi đang điều trị hơn 19.000 bệnh nhân.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế, 3 trường hợp F0 được cách ly tại nhà.
Thứ nhất, nhân viên y tế nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng được cách ly ngay tại nhà khi có kết quả dương tính.
Thứ hai, các trường hợp bệnh nhân Covid-19 đang điều trị nhưng không có triệu chứng lâm sàng, có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) hoặc có tải lượng virus thấp (CT>=30). Những trường hợp này sẽ được xuất viện vào ngày thứ 10 và về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà thêm 14 ngày.
Thứ ba, các trường hợp dương tính mới phát hiện tại cộng đồng, không có triệu chứng được đưa vào cơ sở y tế theo dõi, sau 24 giờ xét nghiệm lần 2, nếu tải lượng virus thấp hoặc kết quả rRT-PCR âm tính thì được cho về cách ly tại nhà.
Các F0 điều trị tại nhà cần đảm bảo nhiều quy định nghiêm ngặt. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Vì sao cần theo dõi bệnh nhân trong 10 ngày đầu tại viện?
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, đánh giá cách làm này của Việt Nam thận trọng hơn các nước một bậc để tránh rủi ro cho bệnh nhân và đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Video đang HOT
Theo chuyên gia này, hiện nhiều nước áp dụng cách ly F0 tại nhà ngay từ đầu, chỉ nhập viện khi có biểu hiện nặng. Thậm chí với bệnh nhân điều trị tại viện, một số quốc gia cho phép sau 15 ngày điều trị, nếu không có triệu chứng sẽ được ra viện mà không cần xét nghiệm.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế yêu cầu đưa bệnh nhân vào viện để theo dõi trong 10 ngày. Bởi hầu hết bệnh nhân nếu có triệu chứng sẽ xuất hiện trong 5-8 ngày đầu tiên. Các trường hợp xuất hiện diễn biến nặng cũng trong khoảng thời gian này. Qua 10 ngày, bệnh nhân sẽ chuyển sang thể nhẹ, không có nguy cơ nặng lên nhiều.
Thực hiện cách ly F0 theo chiến lược mới của Việt Nam sẽ giảm tải cho hệ thống tiếp nhận, điều trị, tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân khi được sinh hoạt tại nhà.
Theo bác sĩ Hà, trước đây, do số lượng bệnh nhân ít, tất cả đều được chuyển vào viện, điều trị trung bình 2-3 tuần, thậm chí có ca kéo dài vài tháng. Hiện nay, tình hình đã thay đổi nên chiến lược điều trị cần điều chỉnh theo.
Là người thường xuyên hội chẩn các bệnh nhân nặng và cùng xây dựng phác đồ điều trị Covid-19 tại Việt Nam, bác sĩ Hà nhấn mạnh các bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng khi vào viện cũng chỉ được theo dõi, không điều trị hay cho sử dụng thuốc đặc biệt nào. Như vậy, thay vì nằm viện, bệnh nhân được nghỉ ngơi tại nhà sẽ thoải mái hơn nhiều.
“Trong bối cảnh đông bệnh nhân như hiện nay cần giải phóng nhanh giường bệnh, người không cần chăm sóc vẫn nằm viện sẽ ảnh hưởng nhiều bệnh nhân khác”, bác sĩ Hà nói.
Cách kiểm tra sức khỏe khi cách ly tại nhà
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, khi cách ly tại nhà, bệnh nhân cần theo dõi sát diễn biến sức khỏe.
Cụ thể, người bệnh cần thực hiện đo thân nhiệt nhiều lần trong ngày. Khi có dấu hiệu sốt tăng, ho khan, tức ngực, biểu hiện hô hấp, tự đếm thấy nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút (người bình thường từ 16-18 lần/phút), bệnh nhân cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, hàng ngày, bệnh nhân cần vệ sinh đường thở bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường, uống nhiều nước chia nhiều lần, có thể bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp, ăn uống đủ chất…
Khi cách ly tại nhà, điều quan trọng nhất là phải thực hiện tốt các biện pháp tránh lây nhiễm cho người xung quanh như phải có phòng riêng, khép kín, thông gió và tuyệt đối không tiếp xúc gần người thân.
Theo bác sĩ Hà, phòng cách ly F0 tại nhà riêng ở tầng cao là lựa chọn tối ưu nhất, mở cửa thông thoáng. Người bệnh cần ăn uống, sinh hoạt riêng. Nếu có điều kiện, gia đình có thể sơ tán bớt người trong nhà, chỉ để một người ở lại chăm sóc, cử người đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 là tốt nhất.
Chạy thận cho bệnh nhân đang cách ly
Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện quận 2 cũ) TP Thủ Đức, TP HCM đã được sự đồng ý của Sở Y tế TP HCM thành lập khu chạy thận dành cho bệnh nhân đang cách ly tại nhà hay nơi phong tỏa
Bác sĩ Từ Kim Thanh - Trưởng Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Lê Văn Thịnh - cho biết người phải chạy thận nhân tạo chỉ cần bỏ chạy thận 1 lần là phù phổi, ngưng tim và có thể đột tử.
Không còn lo tìm nơi chạy thận
Dịch Covid-19 tại TP HCM đang diễn biến phức tạp, quy trình an toàn và tránh lây nhiễm chéo được thực hiện nghiêm nên không ít bệnh viện chưa đáp ứng đủ điều kiện, khiến nhiều bệnh nhân lâm vào cảnh không tìm được nơi chạy thận định kỳ.
Phòng chạy thận tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, nhân viên y tế và bệnh nhân đều phải mặc đồ bảo hộ để phòng chống Covid-19
Từ nhu cầu cấp thiết này, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã triển khai mô hình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận mạn đang sinh sống trong các khu vực phong tỏa, hoặc những bệnh nhân là F2 đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, hoặc chưa có kết quả xét nghiệm và chưa có triệu chứng.
Nằm chờ lọc máu, bà P.T.S (80 tuổi, ngụ quận Bình Tân), cho biết không thể đến bệnh viện từng chạy thận định kỳ, vì bệnh viện không có khu vực chạy thận riêng biệt. Bà S. được trung tâm y tế địa phương giới thiệu và chuyển đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh. "Giờ thì sức khỏe của tôi đã ổn định. Mong rằng mô hình chạy thận này sẽ được áp dụng ở một số bệnh viện khác để người dân được chăm sóc sức khỏe kịp thời" - bà S. nói.
Còn với anh L.V.H (35 tuổi, ngụ chung cư Sài Gòn Metro Park, TP Thủ Đức, TP HCM) đang trên đường tới Bệnh viện TP Thủ Đức để chạy thận thì nhận được tin báo chung cư nơi mình ở bị phong tỏa do có ca nghi mắc Covid-19. Khi vào bệnh viện anh đã khai báo y tế và được cách ly lấy mẫu xét nghiệm. Dù kết quả âm tính nhưng do bệnh viện không có phòng chạy thận riêng cho người thuộc đối tượng cách ly nên anh được chuyển sang Bệnh viện Lê Văn Thịnh để chạy thận.
"Tôi chạy thận được hơn 1 năm, 1 tuần phải chạy định kỳ 3 lần. Nếu chỉ cần 1 ngày không được lọc máu là cơ thể rất mệt, cao huyết áp. Khu chạy thận của Bệnh viện Lê Văn Thịnh có đầy đủ về trang thiết bị nên tôi đã được kịp thời điều trị. Nếu không có khu chạy thận riêng cho người phải cách ly, tôi nghĩ các bệnh nhân như tôi sẽ rất vất vả" - anh H. chia sẻ.
Bác sĩ Từ Kim Thanh cho biết công tác trung chuyển bệnh nhân từ khu cách ly, phong tỏa về bệnh viện bảo đảm việc khử khuẩn, mặc đồ bảo hộ cho người bệnh, người trung chuyển, lối đi riêng, phun khử khuẩn xe và người bệnh.
Dành giường cho người chạy thận
Ghi nhận tại khu chạy thận nhân tạo cho người cách ly tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, tất cả quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, nguồn nước RO đến lối di chuyển của người bệnh, nhân viên y tế đều được quản lý chặt chẽ. Trong phòng chạy thận, nhân viên y tế túc trực và bệnh nhân đều mặc đồ bảo hộ.
Mỗi giường bệnh bảo đảm khoảng cách 2 m. Mỗi ca chạy thận khoảng 3-4 giờ. Sau mỗi ca, nhân viên y tế thực hiện phun khử khuẩn, vệ sinh phòng bệnh, hệ thống chạy thận. Sau khử khuẩn, 2 giờ tiếp theo mới tiếp nhận ca chạy thận mới. Tất cả nhằm bảo vệ tối đa cho bệnh nhân, bảo đảm việc phòng chống dịch Covid-19.
Bác sĩ Phan Văn Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, cho biết các bệnh nhân chạy thận ở khu vực cách ly, phong tỏa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC) và Sở Y tế điều chuyển về. Đối với bệnh nhân ở trong khu phong tỏa đang chờ kết quả thì phải có phòng riêng để chạy thận nhằm bảo đảm không có sự lây nhiễm ra cộng đồng.
Theo bác sĩ Đức, hiện khu chạy thận nhân tạo cho người cách ly trong khu vực bị phong tỏa, có 10 máy. Một ngày chạy 4 ca, tương đương với 40 bệnh nhân. "Tạm thời mô hình này sẽ giải quyết được bài toán số lượng bệnh nhân lọc máu định kỳ nằm trong khu vực cách ly, phong tỏa của toàn thành phố" - bác sĩ Đức cho biết.
Bác sĩ Kim Phúc Thành, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện TP Thủ Đức, cho biết sắp tới, bệnh viện sẽ bố trí 1-2 phòng riêng biệt dành cho bệnh nhân có nghi ngờ Covid-19 trong khu cách ly và phong tỏa cần chạy thận.
Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết sở đã có văn bản yêu cầu tất cả bệnh viện có chạy thận nhân tạo tiếp tục triển khai dịch vụ này, dành một số giường riêng biệt để tiếp nhận những người ở khu cách ly đến chạy thận, tránh tập trung quá đông bệnh nhân về Bệnh viện Lê Văn Thịnh như hiện nay để phòng chống hiệu quả dịch Covid-19.
"Theo Sở y tế TP HCM, hiện một số bệnh viện tại TP đang khẩn trương lắp đặt thêm buồng cách ly trong khu chạy thận, bệnh nhân đang chạy thận ở bệnh viện nào sẽ quay về bệnh viện đó khi đã hình thành các buồng cách ly"
Cách ly tại nhà như thế nào? Bộ Y tế quy định người trở về từ khu cách ly tập trung tiếp tục cách ly tại nhà thêm 14 ngày, không được ra khỏi nhà, nên cách ly ở phòng riêng và vệ sinh mỗi ngày. Quy định này được đưa ra khi Việt Nam ghi nhận 3 trường hợp nhập cảnh sau khi kết thúc cách ly mới phát...