Vì sao VFF lựa chọn những nhà chuyên môn đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản?
Từ HLV đội tuyển quốc gia cho đến Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) của VFF đều là những người Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, VFF hiện khá chuộng những nhà chuyên môn đến từ Đông Á.
Thật ra thì so với các HLV đến từ châu Âu, những HLV người châu Á, cụ thể là từ Nhật Bản và Hàn Quốc có thể không sở hữu những bản lý lịch đẹp bằng.
Tuy nhiên, vấn đề đối với các nền bóng đá ở Đông Nam Á vào thời điểm hiện tại, chuyện lý lịch đẹp hay không đẹp không quan trọng bằng việc phù hợp hay không phù hợp.
Ví dụ như bóng đá Thái Lan từng sở hữu cả Peter Reid (cựu HLV của Everton, Man City thuộc giải vô địch bóng đá Anh), lẫn Bryan Robson (cựu HLV của đội tuyển Anh). Tuy nhiên, tất cả họ đều thất bại với đội tuyển Thái Lan.
HLV đội tuyển quốc gia Park Hang Seo (trái) là người đến từ khu vực Đông Bắc Á (Hàn Quốc)…
Thậm chí, HLV người châu Âu gần nhất mà đội tuyển Thái Lan đã có là ông Milovan Rajevac (người Serbia) từng gây tiếng vang tại VCK World Cup 2010, cùng đội tuyển Ghana, nhưng khi về với đội bóng đất Chùa Vàng chỉ nhận trái đắng.
Chắc chắn những nhà chuyên môn kể trên đều không phải là HLV tồi, cũng không thiếu kinh nghiệm cầm quân, nhưng họ vẫn không thành công vì không phù hợp.
Video đang HOT
Sự phù hợp ở đây là vốn hiểu biết nhất định về đất nước và con người, tại mảnh đất mà các nhà chuyên môn phải làm việc. Đó còn là vốn hiểu biết về đội bóng và về các đối thủ chính mà các HLV phải cầm quân, trước khi đưa ra được lối chơi phù hợp với năng lực và với giải đấu mà các đội bóng đấy tham dự.
So về mặt này, các HLV đến từ khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc thường khiêm nhường hơn, ít cứng nhắc hơn các HLV đến từ châu Âu, cũng như hoà nhập với các nền bóng đá tại Đông Nam Á nhanh hơn, nên dễ dàng thích ứng hơn.
GĐKT VFF sắp tới cũng là một người đến từ Đông Bắc Á: Ông Yusuke Adachi (người Nhật)
Bóng đá Việt Nam hơn 2 năm qua thành công với HLV Park Hang Seo là ví dụ điển hình. Thật ra, nếu xét về lý lịch trước khi nắm đội Việt Nam, ông Park không hẳn đã ấn tượng.
Cụ thể, vị HLV người Hàn Quốc chưa từng có kinh nghiệm làm HLV trưởng ở bất kỳ đội tuyển quốc gia nào trước khi đến Việt Nam (ông Park chỉ mới là HLV đội tuyển Olympic Hàn Quốc, chứ chưa nắm đội tuyển quốc gia của nước này).
Tuy nhiên, như đã nói, HLV Park Hang Seo lại rất hợp với bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Trước ông Park, HLV người Nhật là Toshiya Miura cũng có khoảng thời gian khá hợp. Thế nên, từ chỗ phù hợp đấy, VFF nghiêng về hướng sử dụng những nhà chuyên môn đến từ Đông Bắc Á, cụ thể là từ Hàn Quốc và Nhật Bản để đảm nhiệm các trọng trách về chuyên môn của bóng đá Việt Nam, gồm đội tuyển quốc gia và GĐKT VFF, là điều có thể hiểu được.
Từ thành công của những nhà chuyên môn đến từ Đông Bắc Á tại Việt Nam, mà xu hướng dùng các HLV đến từ khu vực này cũng đang lan rộng khắp Đông Nam Á, như Thái Lan hiện dùng HLV Akira Nishino người Nhật, hay Indonesia xài HLV Shin Tae-yong người Hàn Quốc!
Thứ trưởng Lê Khánh Hải bác tin VFF muốn tái cấu trúc thượng tầng VPF
Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải bác tin VFF muốn tái cấu trúc thượng tầng VPF sau những lùm xùm quanh vụ họp tái khởi động V-League vừa qua.
Về thông tin lãnh đạo VFF muốn tái cấu trúc thượng tầng VPF, ông Lê Khánh Hải, ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch VFF khẳng định: "Chuyện đó không có đâu. Lúc này, cái chúng ta cần là đoàn kết, tập trung để vượt qua khó khăn".
Thứ trưởng Lê Khánh Hải cũng cho rằng những khúc mắc gần đây giữa VPF với một số CLB V-League xung quanh chuyện họp bàn đá lại V-League là chuyện rất nhỏ.
"Thật tình, tôi cho rằng đây là vấn đề rất nhỏ, tất cả đều vì cái chung thì tại sao không thể trao đổi với nhau cho thông suốt. Tôi không biết có khúc mắc gì không nhưng chuyện như vậy, các anh ấy hoàn toàn có thể điện thoại cho nhau để bàn bạc. Như thế người ngoài họ cũng không nói anh em bóng đá chuyện bé mà tranh cãi nhau", ông Hải nhắc nhở.
Thứ trưởng Lê Khánh Hải cho rằng VPF và các CLB phải tiếp tục thảo luận tìm phương án để không bị động khi V-League được phép thi đấu trở lại.
Ông Lê Khánh Hải nhấn mạnh rằng V-League và các giải bóng đá chỉ trở lại khi có sự cho phép của Chính phủ và các ban ngành liên quan cho phép.
Tuy nhiên trong thời gian tạm hoãn vì đại dịch Covid-19, các đội bóng cũng phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến chi phí phát sinh và duy trì phong độ cho cầu thủ. Do đó vì mục tiêu chung, VPF và các đội bóng phải tiếp tục họp, thảo luận để thống nhất được phương án giải quyết các vấn đề liên quan và sẵn sàng tổ chức khi được phép.
"Việc VPF tổ chức họp, trao đổi với các CLB là cần thiết. VPF sốt ruột cũng đúng thôi, vì giải hoãn ảnh hưởng rất nhiều tới các CLB", Chủ tịch VFF nói. Ông cũng cho rằng VPF và các CLB có thể chờ đến khi tình hình dịch bệnh ở Việt Nam bớt phức tạp để đề tính toán, đề xuất các phương án phù hợp.
Thứ trưởng Lê Khánh Hải cho biết: "Kế hoạch thi đấu tập trung của VPF đưa ra khi tình hình chưa quá phức tạp, còn hiện tại dịch đã xuất hiện lây nhiễm chéo trong cộng đồng. Rất khó để bao quát được toàn bộ các đội bóng, trong khi chỉ một trường hợp xảy ra thôi giải sẽ bị ảnh hưởng.
Tôi nghĩ rằng khi hết dịch rồi, đảm bảo an toàn thì tính toán phương án tập trung hay cụ thể ra sao có thể xem xét được. Lúc đó các CLB cần phải cùng với VPF trao đổi tiếp để thống nhất với nhau.
Chúng ta cần xác định đây là sân chơi chung, mỗi thành viên cần có một phần trách nghiệm".
Ông Lê Khánh Hải hi vọng bóng đá có thể trở lại từ cuối tháng 5, không bị hoãn đến sau tháng 7 nhưng rất khó để dự đoán được thời điểm hết dịch dù Việt Nam đang làm rất tốt công tác phòng chống. VPF phải có sự chuẩn bị tốt, chủ động để bóng đá có thể tạo ra bầu không khí lạc quan, tích cực khi đời sống của nhân dân trở lại bình thường.
"Lạc quan mà nói nếu mọi thứ tiến triển tốt, tôi hy vọng có thể từ cuối tháng Năm hoặc chậm hơn một chút, bóng đá có thể trở lại. Nếu để qua tháng Bảy thì sẽ rất khó khăn. Khi đời sống của người dân trở lại bình thường, các hoạt động văn hoá-thể thao là rất cần thiết để tạo không khí lạc quan, tích cực. Thế nên bóng đá phải có sự chuẩn bị tốt", Thứ trưởng chia sẻ.
"Nếu giải hoãn lại quá lâu thì thực sự chúng ta sẽ khó khăn. Đây là vấn đề rất đáng lo lắng. Trước mắt chúng ta phải chờ diễn biến dịch còn sau đó tuỳ tình hình, cần có kế hoạch chu đáo, dự phòng cho mọi khả năng có thể xảy ra".
TIỂU CƯỜNG
VFF "thờ ơ" chuyện Thái Lan nghỉ chơi AFF Cup 2020 Không quan tâm đến việc Thái Lan tính bỏ AFF Cup 2020, VFF tập trung chuẩn bị hoàn hảo nhất cho tuyển Việt Nam bảo vệ ngôi vô địch. Trước thông tin Thái Lan tính bỏ AFF Cup 2020, Phó chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cho biết: "Hiện VFF chưa nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ AFF hay...