Vì sao ‘tượng đài công nghệ” Toshiba bán mình với giá 20 tỷ USD?
Tập đoàn công nghệ cao Toshiba Corp của Nhật Bản đang xem xét đề nghị mua trị giá hơn 20 tỷ USD từ công ty cổ phần tư nhân CVC Capital Partners.
Theo một thông tin được đăng tải trên tờ Nikkei, Tập đoàn công nghệ cao Toshiba Corp của Nhật Bản đang xem xét đề nghị mua trị giá hơn 20 tỷ USD từ công ty cổ phần tư nhân CVC Capital Partners.
Lời chào mua được đưa ra đúng thời điểm Toshiba đối mặt với sự dò xét từ các nhà hoạt động sau chuỗi scandal vài năm gần đây, từ khoản phạt kỷ lục vì gian lận kế toán, ghi nhận giảm giá tài sản tới hàng tỷ USD đến sự thất bại khi tham gia lĩnh vực năng lượng hạt nhân tại Mỹ.
Toshiba chuẩn bị “bán mình”.
CEO Nobuaki Kurumatani đã được bổ nhiệm để khôi phục niềm tin nhà đầu tư. Hiện tại, Toshiba vẫn là người chơi lớn trong mảng quốc phòng và năng lượng tại quê nhà. Họ cũng sở hữu cổ phần lớn trong hãng chip Kioxia Holdings. Hãng này tách ra từ Toshiba và đổi tên năm 2019. Kioxixa được cho là sẽ IPO hè này.
Video đang HOT
“Các cổ đông có thể cảm thấy hấp dẫn vì CVC chào mua giá cao hơn”, Naoki Fujiwara – giám đốc quỹ tại Shinkin Asset Management cho biết. Tuy nhiên, “việc này cần sự cho phép của chính phủ Nhật Bản, do Toshiba tham gia vào quốc phòng. Có rất nhiều câu hỏi xung quanh tính khả thi của thương vụ này”.
Toshiba được biết đến là công ty với hàng loạt “sản phẩm đầu tiên” được sản xuất tại Nhật, như sáng chế ra Radar năm 1942, máy tính số TAC năm 1954, máy thu hình bán dẫn và lò vi sóng năm 1959, điện thoại màn hình màu năm 1971, máy tính xách tay năm 1986, đĩa DVD năm 1995,… Thời sau này, Toshiba cũng đồng thời là công ty đi tiên phong trong các công nghệ TV 3D không cần kính, TV độ phân giải Ultra HD (4K).
Năm 2010 đánh dấu thời kỳ đỉnh cao nhất trong suốt lịch sử 145 của Toshiba, với vai trò là công ty máy tính cá nhân lớn thứ năm thế giới về doanh thu (xếp phía sau Hewlett-Packard, Dell, Acer và Lenovo).
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Toshiba gặp khó khăn từ sau vụ bê bối kế toán năm 2015. Từ một gian lận nhỏ, Toshiba đã rơi tiếp tục đi theo vết xe đổ và chìm sâu hơn vào sai lầm.
Kể từ đó, tập đoàn này phải bán đi bộ phận chip nhớ, đóng cửa mảng y tế, điện tử tiêu dùng và thiết bị gia dụng để tập trung vào lĩnh vực năng lượng, hạ tầng công nghiệp.
Toshiba đã từng là thương hiệu điện tử số 1 Nhật Bản, với bề dày 145 năm tuổi. Nhưng tượng đài này đã dần tụt dốc, dẫn tới sụp đổ.
Trung Quốc có thể đang đóng tàu sân bay hạt nhân
Trung Quốc nhiều khả năng đang phát triển công nghệ lò phản ứng hạt nhân cho tàu sân bay thứ tư sau hai năm trì hoãn.
Hai nguồn tin thân cận của quân đội Trung Quốc (PLA) ngày 13/3 cho biết tàu sân bay thứ tư của nước này có thể sử dụng năng lượng hạt nhân. Một nguồn tin cho biết sau hai năm trì hoãn vì các vấn đề kỹ thuật, việc đóng tàu sân bay này được nối lại từ đầu năm 2021.
"Các nhà máy đóng tàu và kỹ sư động cơ tàu đang muốn tạo ra bước đột phá đáng kể trong quá trình đóng tàu sân bay thứ 4", một nguồn tin cho biết. "Đây sẽ là bước nhảy vọt về công nghệ của ngành đóng tàu. Tuy nhiên, việc chế tạo có thể mất nhiều thời gian hơn so với những con tàu trước đó do khác biệt về hệ thống động cơ".
Trung Quốc đang vận hành hai tàu sân bay và đang đóng chiếc thứ ba, toàn bộ đều sử dụng động cơ thông thường. Một nguồn tin cho biết Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) đang nghiên cứu đề xuất của Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) về sử dụng năng lượng hạt nhân trên tàu sân bay thứ 4. Nguồn tin không tiết lộ CMC đưa ra lựa chọn hay chưa, song cho biết "đó sẽ là một quyết định rất táo bạo và đầy thách thức".
Tàu sân bay Liêu Ninh cùng các chiến hạm và máy bay Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông tháng 4/2018. Ảnh: Reuters .
CSSC hồi tháng 2/2018 cho biết đã bắt đầu phát triển tàu sân bay hạt nhân, giúp hải quân Trung Quốc "thực hiện chuyển đổi chiến lược cùng khả năng sẵn sàng chiến đấu ở các vùng biển sâu và đại dương vào năm 2025".
Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc năm 2019 mời thầu chế tạo tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân với lượng giãn nước 30.000 tấn, gọi đây là "nền tảng thử nghiệm". Nguồn tin cho biết "nền tảng thử nghiệm" dự kiến vận hành thử các lò phản ứng hạt nhân mà Trung Quốc định lắp trên tàu sân bay.
Hải quân Trung Quốc đang vận hành một số tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Type 091, Type 093 và Type 095, nhưng chưa sở hữu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân như Mỹ.
Giới chuyên gia nhận định sức mạnh của hai tàu sân bay Liên Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc không sánh được với bất cứ chiến hạm nào trong hạm đội 11 siêu tàu sân bay Mỹ.
Trung Quốc đặt tham vọng phát triển hạm đội tàu sân bay nhằm bảo vệ các lợi ích toàn cầu trong chiến lược "bảo vệ vùng biển xa". Hải quân nước này đang sở hữu hai tàu sân bay chạy bằng lò hơi và thiết kế dạng "cầu nhảy", vốn bị giới hạn về tầm hoạt động cùng số lượng máy bay và vũ khí.
Các tàu sân bay Trung Quốc có dự trữ hành trình ngắn và chưa "mạo hiểm" đi xa hơn khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây là một trong những lý do khiến hải quân Trung Quốc bị chê là "đông nhưng không mạnh" khi so sánh với hải quân Mỹ.
Trung Quốc đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội Trung Quốc biên chế thêm khu trục hạm tàng hình Trung Quốc bị tố đưa 'chiến lược cải bắp' ở Biển Đông lên dãy Himalaya Trung Quốc tò mò về tiêm kích thế hệ 6 Mỹ Lực lượng hải quân 'đông nhưng không mạnh' của Trung Quốc
Nhật Bản sẽ cấp tiền cho dân đến sống gần nhà máy hạt nhân Fukushima Chính phủ Nhật Bản đã có động thái chưa từng có tiền lệ khi đề nghị cấp một khoản tiền cho các cá nhân đồng ý chuyển về sinh sống ở khu vực gần nhà máy năng lượng hạt nhân Fukushima. Các nhà báo khảo sát tại một khu vực thuộc nhà máy năng lượng hạt nhân Fukushima. Ảnh: RT Kênh RT (Nga)...