Vì sao túi khí ôtô không bung khi bị đâm từ phía sau?
Trường hợp có va chạm từ phía sau, túi khí không nhất thiết được kích hoạt. Thay vào đó, dây an toàn và tựa đầu là những chi tiết bảo vệ người bên trong xe.
Liệu kích hoạt túi khí có liên quan đến việc thắt dây an toàn hay không? Tại sao đa số cú đâm ở phía sau không kích hoạt túi khí? Đó là những câu hỏi mà người dùng ôtô thường băn khoăn.
Túi khí đóng vai trò như hệ thống an toàn thụ động thứ cấp. Quan trọng nhất vẫn là dây an toàn. Ví dụ khi người lái chạy ở vận tốc 48 km/h và đâm thẳng vào tường, dây an toàn sẽ giữ người lái trên ghế, thay vì văng ra phía trước, mặt đập vào kính, lồng ngực đập vào vô lăng dẫn đến tử vong. Túi khí ở thời điểm này sẽ phồng lên để đón phần cơ thể va chạm, đồng thời ngăn ngừa bạn bay lên kính chắn gió.
Túi khí có nhiệm vụ đón phần cơ thể khi va chạm. Ảnh: Koreabizwire.
Điều thứ nhất, túi khí ban đầu được ra đời để giảm thiểu nguy cơ chấn thương, đặc biệt là đối với những người không thắt dây an toàn. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, mỗi túi khí vô lăng dành cho người lái cũng chỉ cứu được họ thoát khỏi tử vong. Trong một số trường hợp nhất định, các chấn thương như gãy tay, chân hay xương sườn vẫn không tránh được.
Lưu ý thứ hai, túi khí khi kết hợp với dây an toàn sẽ tạo nên khả năng bảo vệ tốt nhất. Chính vì vậy ôtô ngày nay luôn có chức năng cảnh báo thắt dây an toàn.
Thứ ba, hệ thống an toàn SRS được cấu tạo bởi túi khí, hộp điều khiển – nơi quyết định túi khí nào sẽ nổ và các cảm biến đo xung động. Cách đây hơn 10 năm, hệ thống SRS trên chiếc Toyota RAV4 chỉ có cảm biến va chạm 2 bên và trước đầu xe. Thậm chí vài mẫu xe thời đó được trang bị nghèo nàn chỉ với một cảm biến và 1-2 túi khí. Nhưng ngày nay, phần lớn ôtô đều có khá nhiều cảm biến và túi khí.
Điều thứ tư, hộp điều khiển kết nối với nhiều thông tin của xe hơn cho phép các lựa chọn bung túi khí nào, tùy thuộc vào vị trí va chạm. Việc kết nối với cảm biến trên ghế cũng cho biết có ai tại vị trí đó không, qua đó quyết định túi khí có bung hay không.
Ngoài ra, hộp điều khiển có thể kết nối với thông số tốc độ, qua đó tính toán được việc nên hoặc không nên bung túi khí. Thậm chí một số hãng xe còn kết nối hộp điều khiển với hệ thống phanh hoặc ESP, qua đó hệ thống sẽ hiểu được xe đang ở tình trạng nào.
Tuy nhiên, các hãng xe có những nghiên cứu theo điều kiện khác nhau, có cách thiết kế hoạt động của túi khí khác nhau. Việc này đôi khi giới hạn bởi trở ngại công nghệ hay kinh phí. Nhưng chung quy, nếu va chạm ở vận tốc cao thì túi khí chắc chắn sẽ nổ.
Video đang HOT
Vậy ở tốc độ thấp, không thắt dây an toàn có ảnh hưởng đến việc kích hoạt túi khí? Hiện tại chưa ai có thông tin về những trường hợp bung túi khí liên quan đến việc có thắt dây an toàn hay không.
Nhưng nếu suy đoán một cách logic, theo lưu ý số một thì túi khí vẫn sẽ bung nếu hành khách không thắt dây an toàn. Tuy nhiên bung khi nào thì do phần cài đặt liên quan đến mức độ va chạm (thể hiện tại cảm biến đo xung động).
Việc đảm bảo an toàn sau cú va chạm sau là nhiệm vụ của dây an toàn và tựa đầu.
Vậy cú đâm từ phía sau có kích hoạt túi khí? Đa số xe bình dân không có cảm biến va chạm sau. Vì theo vật lý cơ bản, khi bị va chạm từ phía sau, cơ thể người lái và hành khách sẽ bị hất ngược về sau, trong khi túi khí nằm ở phía trước nên không nhất thiết phải kích hoạt.
Trong khi đó, việc bảo vệ an toàn cho vùng cổ do cú đâm từ phía sau được đảm nhiệm bởi tựa đầu, một phát minh đã có từ rất lâu. Còn trong trường hợp dồn toa thì sao? Dồn toa được hiểu là cú đâm từ phía sau và tiếp tục một va chạm phía trước. Trong trường hợp này, cú va chạm phía trước đã được hệ thống SRS đảm nhiệm.
Mercedes-Benz có tính năng Pre Safe (an toàn chủ động) là dùng radar quét phương tiện phía sau, trong trường hợp sắp có va chạm, xe sẽ tự phanh cứng, dây an toàn được thắt chặt và tựa đầu trên ghế thay đổi cơ chế. Đây có thể xem là cách chuẩn bị tốt nhất cho một cú va chạm sau. Vì vậy không nên tìm cách lý giải hiện tượng túi khí không nổ khi lùi và đâm vào gốc cây.
Những hiểu lầm tai hại về túi khí ôtô
Dù là trang bị phổ biến và cơ bản của ôtô nhưng nhiều người dùng vẫn có những hiểu lầm về túi khí, từ đó gây ra nguy hiểm cho bản thân và hành khách trên xe.
Túi khí là một trong những hệ thống an toàn quan trọng của ôtô, có tác dụng hạn chế chấn thương cho hành khách khi xảy ra va chạm. Trải qua hơn nửa thập kỷ nghiên cứu và phát triển, túi khí giờ đây đã trở thành trang bị phổ biến và cơ bản trên các mẫu xe.
Dù vậy, không ít người dùng vẫn có những hiểu lầm về túi khí, từ đó gây ra nguy hiểm cho chính bản thân và hành khách trên xe.
Túi khí chỉ bung khi cài dây an toàn
Không ít người cho rằng túi khí sẽ không bung nếu không cài dây an toàn. Trong khi đó trên phần lớn các mẫu xe, hai bộ phận này hoạt động độc lập với nhau. Túi khí bung hay không phụ thuộc vào các thông số vận tốc, hướng và mức độ va chạm của xe do hệ thống cảm biến túi khí tiếp nhận được.
Vì vậy, túi khí sẽ bung khi đúng mức độ và hướng va chạm, dù hành khách có cài dây an toàn hay không.
Có túi khí thì không cần cài dây an toàn
Như đã nói ở trên, túi khí và dây an toàn là hai bộ phận độc lập, dựa trên các thông số khác nhau để bảo vệ hành khách và không có tác dụng thay thế cho nhau. Bên cạnh đó, túi khí cũng được xem như trang bị nhằm nâng cao hiệu quả của dây an toàn.
Trên thực tế, các bài kiểm tra va chạm trong trường hợp hành khách có và không cài dây an toàn cho thấy khi xảy ra tai nạn, người ngồi trên xe không cài dây an toàn mà chỉ có túi khí bung, những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong, vẫn xảy ra. Một trong những nguyên nhân gây thương vọng đến chính từ việc hành khách va chạm với túi khí bung ra ở tốc độ cao, xấp xỉ 200 km/h.
Ôtô nào cũng có túi khí
Nếu tại nhiều quốc gia, túi khí là trang bị an toàn bắt buộc trên ôtô thì ở một số đất nước, trong đó có Việt Nam, lại chưa áp dụng quy định này. Trên không ít mẫu xe, đặc biệt là các mẫu xe hạng A, sedan hạng B hay MPV bản thiếu giá rẻ thường được mua để phục vụ kinh doanh, túi khí là một trong những option bị cắt giảm.
Cho trẻ em ngồi hoặc đứng ở hàng ghế trước
Tại nhiều quốc gia, việc cho trẻ em ngồi hoặc đứng ở hàng ghế trước bị nghiêm cấm. Nguyên nhân bởi trẻ em dễ bị sát thương bởi túi khí thay vì được đảm bảo an toàn hơn.
Ghế ngồi trẻ em dành cho ôtô.
Đặc biệt, trong trường hợp trẻ em đứng hoặc ngồi sát táp-lô, nếu xảy ra va chạm và túi khí trước bung với tốc độ cao, những tổn thương do túi khí bung gây ra sẽ rất nghiêm trọng.
Do đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên được đặt nằm trên ghế trẻ em dành cho ôtô, cài cố định ở hàng ghế sau, với phần lưng ghế quay về phía táp-lô. Trẻ em lớn tuổi hơn cũng nên ngồi ở hàng ghế sau và trong trường hợp bất khả kháng phải ngồi ở hàng ghế trước, người dùng nên kéo lùi ghế về phía sau một chút.
Gác chân hoặc tựa đầu gối lên táp-lô
Tương tự việc cho trẻ em ngồi hoặc đứng sát táp-lô, việc gác chân hoặc tựa đầu gối lên táp-lô cũng có thể khiến hành khách gặp phải những tổn thương nghiêm trọng hơn trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Phim chụp X-quang một hành khách bị túi khí gây tổn thương do gác chân lên táp-lô. Ảnh: Wales News Service.
Năm 2015, một người phụ nữ tên Audra Tatum (Georgia, Mỹ) đã bị tàn phế vĩnh viễn sau một vụ va chạm giao thông nhẹ. Nguyên nhân bởi cô đã gác chân lên táp-lô, túi khí bung hất ngược chân cô đập vào mặt, khiến mũi, mắt cá chân và xương đùi của cô bị gãy.
Đặt nhiều vật dụng lên trên táp-lô
Nhiều chủ xe có thói quen đặt nước hoa ôtô hoặc các đồ vật trang trí lên phía trên táp-lô. Những đồ vật này có thể gây cản trở tầm nhìn hoặc làm người lái mất tập trung. Bên cạnh đó, khi xảy ra va chạm và túi khí trước bung với tốc độ cao, các món đồ trang trí có thể văng trúng hành khách, gây thêm những tổn thương.
Túi khí ôtô quan trọng ra sao đối với sự an toàn? Trên một chiếc ôtô, túi khí là một trong những trang bị an toàn cơ bản nhất, giúp bảo vệ hành khách trên xe khỏi tác động từ một vụ va chạm. Lần kiểm thử của Chương trình Đánh giá Xe Mới ở khu vực Mỹ Latin (Latin NCAP) vào năm 2018 đối với mẫu xe Hyundai Accent đã cho thấy sự quan...