Vì sao “Từ mẫu” biến thành “ác mẫu”?
Họ, những người phụ nữ giàu tình cảm và vốn là những người mẹ rất yêu con. Thế nhưng, trong lúc quẫn trí, họ đã sẵn sàng ra tay giết chết những đứa con đẻ của chính mình. Họ là những người như thế nào và vì sao lại hành động dã man như vậy?
Bà mẹ trẻ này trong lúc giận chồng đã cho thuốc chuột vào sữa để giết chết đứa con 4 tháng tuổi
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Ngọc Giàu, Trưởng bộ phận chuyên môn, Trung tâm Đào tạo và ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt đã trao đổi với TS về vấn đề này.
- Thời gian qua, có khá nhiều người phụ nữ trong lúc quẫn trí đã phạm tội giết con mà nguyên nhân hầu hết là vì những khúc mắc với người chồng. Thạc sĩ có nhận xét gì về hiện tượng này?
Chúng ta dễ dàng nhận thấy điểm tương đồng của những sự việc trên chính là trình độ học vấn và môi trường sống của người phụ nữ. Mặc dù nguyên nhân tâm lý sâu xa cần phải được phân tích thêm nhưng 2 yếu tố trên khiến cho nhận thức của người phụ nữ không được mở rộng để nhìn thấy nhiều sự lựa chọn khác tích cực hơn. Tâm lý bị dồn nén, không tìm được sự trợ giúp và bế tắc trong giải pháp, cuối cùng, người phụ nữ chọn cách tổn hại chính mình và tổn hại cả đứa con mà mình sinh ra.
- Thạc sĩ có cho rằng sở dĩ có hậu quả nghiêm trọng như vậy là do những người phụ nữ đó đã quá coi trọng việc giữ gìn cuộc hôn nhân dù không hạnh phúc và cuối cùng thì chọn giải pháp tiêu cực?
Hạnh phúc gia đình luôn là mục đích sống và mang lại ý nghĩa cho con người trong cuộc đời không chỉ riêng người phụ nữ. Cho nên, việc xem trọng hạnh phúc gia đình, quan hệ hôn nhân quan trọng hơn những yếu tố khác không phải là một quan điểm sai. Tuy nhiên, cách thức để có và bảo vệ hạnh phúc gia đình ở mỗi người mỗi khác. Người trưởng thành về tâm lý luôn tự chủ, ý thức về giới hạn và tìm kiếm sự giúp đỡ khi khó khăn ngoài tầm với.
Khủng khiếp những người mẹ hại con vì người tình
Nhưng với người tâm lý thiếu trưởng thành thì ngược lại. Chính vì vậy, khi xảy ra những mâu thuẫn trong hôn nhân, thay vì phải tự chủ để phân tích khách quan và tìm ra giải pháp tích cực giải quyết vấn đề, người thiếu trưởng thành tâm lý chìm ngập trong cảm xúc, sự lo lắng và những suy nghĩ tiêu cực. Khi họ không có đối tượng để trút giận thì họ sẽ trút lên chính bản thân mình. Những đứa con sẽ rơi vào tình huống không được yêu thương, bị trút giận vô cớ từ người mẹ. Đỉnh điểm, trạng thái tâm lý tiêu cực kéo dài sẽ có nguy cơ biến thành những vấn đề tâm lý nặng hơn và việc mẹ tự tử mang theo con hoặc giết con đều xuất phát từ vấn đề tâm lý nặng này.
- Cũng có quan điểm cho rằng phụ nữ Việt Nam quá phụ thuộc vào đàn ông, trong đó không chỉ phụ thuộc về mặt vật chất mà còn về tinh thần. Họ cố tình bám víu, níu giữ người chồng mặc dù người đó có đối xử tàn tệ với họ bao nhiêu đi chăng nữa?
Một cách tự động thì khi yêu một ai đó thật lòng, con người sẽ có khuynh hướng muốn mình và người đó là một. Trong xã hội truyền thống, người phụ nữ không được khuyến khích ra bên ngoài mà chỉ ở nhà chăm sóc gia đình và con cái. Họ mất đi cơ hội được mở rộng tầm nhìn. Điều đó lại càng củng cố sự lệ thuộc của họ.
Tuy nhiên, như phân tích ở trên, một người có sự trưởng thành về tâm lý thì dù xem trọng chồng nhưng họ luôn tự chủ và ý thức về giới hạn để mọi việc không trở nên quá tồi tệ. Họ sẽ biết cách làm sao để dung hoà mâu thuẫn, họ phân biệt rõ giữa chịu đựng và chấp nhận. Họ biết phải tìm kiếm giải pháp ở đâu nếu bản thân không đủ sức để giải quyết. Cho nên, dù là ở xã hội truyền thống hay hiện đại, nếu tâm lý người phụ nữ trưởng thành, ổn định, tự chủ, họ sẽ không có những hành vi tổn hại chính mình và con cái của họ.
- Nhiều người tuy sống không hạnh phúc nhưng rất sợ sự kỳ thị của xã hội đối với phụ nữ ly hôn. Theo Thạc sĩ, tỷ lệ ly hôn cao có phải là một biểu hiện của nền tảng gia đình lung lay, hay nó chính là một điểm tiến bộ về giải phóng phụ nữ?
Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ có cơ hội khẳng định bản thân trong công việc, được học hành và giao lưu với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, nhận thức của họ về hôn nhân, về hạnh phúc gia đình có nhiều thay đổi hơn so với trước đây. Một điều đặc biệt là họ ý thức mình có nhiều sự lựa chọn chứ không hẳn chỉ có một lựa chọn duy nhất.
Video đang HOT
Nếu cuộc hôn nhân của họ không hạnh phúc, bản thân người phụ nữ nhận thức rất rõ dư luận của xã hội vẫn chưa thực sự đồng thuận với người phụ nữ đã từng ly hôn cũng như được – mất sau khi ly hôn. Cho nên, nếu quyết định ly hôn được đưa ra sau những nỗ lực tìm kiếm giải pháp dung hoà nhưng không thành công thì cũng cần có cách nhìn khác về quyết định ly hôn ở người phụ nữ.
- Đối với việc sửa đổi Luật Hôn nhần và gia đình, theo Thạc sĩ, cần phải sửa đổi điều gì để bảo vệ phụ nữ, đặc biệt là những đứa trẻ khỏi bạo lực gia đình và cũng là đề phòng phát sinh những hậu quả nghiêm trọng như những vụ việc từng xảy ra?
Tôi tin là những người nghiên cứu về Luật sẽ có những bổ sung xác đáng. Bản thân tôi đặt kỳ vọng luật pháp sẽ thực sự nghiêm minh, công bằng và giám sát nghiêm túc quá trình thực thi. Bên cạnh đó xử phạt cần có sự kết hợp với biện pháp giáo dục người vi phạm một cách hiệu quả và chọn lựa cách thức truyền thông đến tất cả mọi người đặc biệt những người có trình độ học vấn thấp, khu vực nông thôn vì đây là nơi phát sinh nhiều những vụ việc đau lòng mà truyền thông đã đưa tin.
- Xin cảm ơn Thạc sĩ!
Theo vietbao
Thảm kịch cuối đời của người phụ nữ "chồng nọ, con kia"
Bất luận vì nguyên nhân động cơ gì, mọi hành vi bất hiếu với cha mẹ đều là tội ác không thể biện minh. Tuy nhiên, sau vụ án bà lão bị con trai "ám sát" này, người địa phương vẫn xót xa "đời mẹ ăn mặn, đời con khát nước", như một cách răn dạy mọi người sống nhân văn, đúng đạo lý.
Ngày 3/5/2013, sau nhiều lần đòi mẹ trả công tiền nuôi dưỡng nhưng không được, đối tượng Lê Văn Phước (SN 1967, ngụ C43, ấp Phước Lý, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) đã vác đũa "ám sát" người mẹ bị bệnh nằm liệt giường Lý Thị Ngà (83 tuổi).
Đối tượng Phước (trái) khai nhận sự việc tại cơ quan điều tra.
Tiếng đấm đá huỳnh huỵch trong căn nhà có bà lão liệt giường
Khoảng 17h ngày 3/5/2013, Phước đạp xe tới nhà trưởng ấp Phước Lý thông báo: "Mẹ tui bị bệnh qua đời rồi". Chuyện người già qua đời không là chuyện lạ, huống hồ bà lão hơn một năm nay nằm liệt giường vì tai biến mạch máu não, nên trưởng ấp cho hay: "Việc này phải lên xã trình báo". Phước vội nhảy lên xe đạp thẳng lên công an xã báo tin trên.
Phần trình báo xong xuôi, Phước quay về nhà định cùng mọi người lo hậu sự cho mẹ. Bất ngờ ít phút sau, một cuộc điện thoại gọi lên công an xã trình báo tin bà Ngà vừa bị con trai đánh. Khi công an cho biết con trai bà cụ báo tin mẹ chết do bệnh tật, người đưa tin quả quyết: "Bà cụ bị đánh chết".
Nhân chứng này kể, khoảng 15 phút trước đó, anh tình cờ đi qua nhà Phước, tình cờ nghe tiếng đấm đá huỳnh huỵch cùng tiếng đàn ông chửi bới vọng ra ngoài đường. Sau đó anh còn thấy bóng người đàn ông xốc nách một người lôi ra phía sau nhà tiếp tục đánh.
Vì không phải người quen nên không dám can ngăn, anh phải gọi hàng xóm nhờ can thiệp, nhưng hàng xóm chép miệng: "Vợ đâu mà vợ, nó đánh mẹ đấy. Đánh hoài, vợ nó can còn bị đánh, nói gì đến mình". Nhân chứng này không dám vào, nhưng không yên tâm nên gọi điện cho công an xã báo tin. Ngay lập tức công an xã xuống bảo vệ hiện trường, đồng thời báo cáo lên Công an huyện Trảng Bom và PC45 Công an tỉnh Đồng Nai đề nghị cử lực lượng xuống làm việc.
Dù hiện trường đã bị xáo trộn hoàn toàn do sau khi nạn nhân chết, gia đình dọn dẹp nhà cửa tổ chức tang lễ, nhưng trên tường nhà tương ứng vị trí bà lão nằm, cảnh sát phát hiện một vết máu mới đã bị lau chùi. Những người khâm liệm thi thể bà cụ cho biết, khi đưa cụ đi tắm rửa lần cuối, họ phát hiện phía sau đầu bà lão còn có một vết đâm sâu...
"Chăm sóc" mẹ mà thô bạo như... tra tấn
Theo những người hàng xóm, bà cụ thường xuyên bị con đánh. "Lúc tỉnh táo thì không sao, nhưng lúc có rượu vào là hắn đánh chửi mẹ thậm tệ. Hắn là "con sâu rượu" nên chuyện hành hạ bà cụ xảy ra như cơm bữa", nhiều người xót xa. Trong thời gian bà lão qua đời, chỉ có Phước và "vợ hờ" bên cạnh, cũng thời gian ấy hàng xóm nghe tiếng Phước chửi mắng bà cụ thậm tệ. Tuy nhiên, vợ Phước cho biết mình không liên quan đến cái chết của mẹ chồng, cũng không biết vì sao mẹ chết.
Thiếu phụ kể lại, hôm đó vợ chồng đóng cửa đi chơi mỗi người một nơi, từ sáng tới 16h30 mới về nhà. Lúc về, người Phước nồng nặc mùi rượu, ra võng nằm ngủ, còn vợ vào lau rửa cho mẹ chồng. Do phát hiện cụ đại tiện trong quần, chị gọi chồng dậy giúp mình bế mẹ đi lau rửa.
Đang ngủ bỗng bị đánh thức, lại có hơi men, đứa con trai chửi đổng. Không nói được nhưng cụ bà vẫn nghe, hiểu được lời nói, liền hướng mắt nhìn đứa con. Nghịch tử tát mẹ, sau đó, vợ chồng xốc nách bà lão lôi vào nhà vệ sinh.
Tại đây đứa con "ra lệnh" cho mẹ há miệng để súc miệng nhưng cụ bà không đủ sức làm theo lời hắn. Cho rằng mẹ đang "chống đối", Phước hành mẹ thô bạo. Người vợ bảo chồng ra để tự mình làm thì Phước quay sang đánh vợ, khiến cô phải bỏ chạy ra nhà ngoài.
Ba mươi phút sau, chị thấy chồng đưa mẹ vào nhà, để nằm ngay ngắn trên phản, quay ra bảo vợ: "Mày vô cầm máu cho bà", rồi ra võng nằm tiếp. Thấy một vạt máu to bằng bàn tay trên tường nơi mẹ nằm, chị vội chạy ra tiệm thuốc mua bông băng về băng bó vết thương, nhưng khi về thì bà cụ đã tắt thở.
Người vợ cho biết thêm, trước đó 40 ngày chồng mình từng đánh mẹ trong lúc tắm cho bà.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ án
Lời khai gian trá của nghịch tử
Về phần nghi phạm, sau khi ra công an khai báo mẹ bị bệnh chết, nghĩ đã che giấu được tội ác, Phước quay về nhà như không có chuyện gì. Ai ngờ chỉ ít phút sau hành vi của đứa con "nghiệt súc" đã bị vạch trần.
Ngay trong ngày, Phước bị giải về trụ sở công an để điều tra xét hỏi. Đầu tiên, đối tượng luôn miệng kêu oan rằng mẹ chết là do bệnh tật và tuổi già sức yếu, rằng: "Tôi chỉ tát mẹ tôi một cái nhẹ hều à".
Hỏi nguyên nhân tát mẹ, nghi phạm tỏ ra là đứa con có hiếu, phân bua: "Lúc ra tắm cho mẹ, tôi phát hiện hơi thở của bả hôi quá nên nói há miệng ra để rửa cho sạch, nhưng cụ không chịu làm theo. Đã vậy khi tui thò tay vào miệng rửa răng, còn bị cụ cắn nghiến một cái, không kìm được, tôi mới tát bả".
Sau một hồi nghĩ ngợi, chừng như thấy lời khai của mình không làm điều tra viên "cảm động", hắn lại thay đổi: "Lúc tắm cho mẹ xong, tui lấy sữa đút cho bả uống, thế mà nói mãi bả vẫn không chịu há miệng ra. Bực quá tui bóp hai bên miệng lại đổ sữa vào thì bả phun hết vào mặt tôi. Tức quá, tui tát bả một cái nhưng nhẹ hều, không ngờ lại chết".
Khi điều tra viên hỏi vì sao tát vào mặt mà sau đầu nạn nhân lại bị đâm chảy máu, đứa con khai do say rượu nên không nhớ đã làm gì, vì sao mẹ lại bị như vậy.
Những ngày sau, nghi phạm tiếp tục đổi lời khai, và từ đó sự thật mới lộ ra. Phước đã dùng đũa gây vết thương trên đầu mẹ mình.
"Đời mẹ ăn mặn, đời con khát nước"?
Tin Phước giết mẹ làm rúng động xóm nhỏ ven sông ấp Phước Lý, dù trước đó ai cũng biết đối tượng thường xuyên ngược đãi mẹ. Dẫu cùng cho rằng tội ác của Phước "trời không dung, đất không tha", nhưng cũng có người cho rằng đó là "quả báo", "đời mẹ ăn mặn đời con khát nước".
Một người bà con gần của gia đình kể, cha của Phước có hai đời vợ. Người vợ trước sau khi sinh 3 đứa con thì mất sớm. Bà Ngà khi ấy tuy là gái đã có chồng, nhưng lại phải lòng ba Phước nên bỏ chồng con để đi theo "tiếng gọi tình yêu".
Nhiều người cho rằng khi xưa bà Ngà đúng là "dì ghẻ độc ác". Ba đứa con riêng của chồng, thì ngoài người con đầu mất sớm, hai người còn lại đều bị bà hành hạ cho "thừa sống thiếu chết".
"Bà thường dùng xích sắt xích hai người vào gốc cây không cho ăn uống. Có hôm may mắn sẩy xích, chị em chúng tôi vội chạy xuống mép sông móc cua ốc ăn chống đói", chị gái cùng cha khác mẹ của hung thủ thuật lại.
Bà Ngà ngược đãi con chồng đến mức chính quyền xã phải xuống can thiệp nhiều lần và đưa con riêng của chồng vào trung tâm nhân đạo nuôi nấng.
Với người chồng thứ hai, bà sinh được 6 người con nhưng 3 người chết sớm, một người bị tai nạn gãy cột sống, chỉ còn Phước và một người em út là lành lặn. Thế nhưng Phước lại là người chẳng ra gì, có vợ con đề huề nhưng bồ bịch lung tung hết cô này đến cô nọ, nhậu nhẹt tối ngày.
Cách đây mấy năm Phước quen một cô gái bán cà phê rồi thuê phòng trọ ở Quận 2 (Tp.HCM) sống với nhau như vợ chồng. Một lần thấy hàng xóm sơ hở, cô này lẻn qua trộm 16 triệu đồng, đem về cho tình nhân cất giữ. Chuyện vỡ lở, Phước bị tuyên phạt 12 tháng tù và chia tay tình nhân từ đó.
Sau khi ra tù, Phước tiếp tục "cua" cô bồ của một người hàng xóm và thuê phòng trọ sống cùng ngay sát... nhà mình. Không chịu đựng được thói trăng hoa của chồng, người vợ đệ đơn lên tòa li dị.
Không nhà cửa, Phước cùng cô bồ mới sống nay đây mai đó. Năm 2012, cả hai dọn về sống cùng bà Ngà theo yêu cầu của người chị cùng mẹ khác cha. Cũng theo người này, mấy năm trước bà Ngà lên Tp. HCM sống với con gái của người chồng trước, từ khi bà bị tai biến mạch máu não, người này liền trả bà về nhờ vợ chồng Phước chăm sóc với chi phí 4 triệu đồng/ tháng.
Từ khi bà Ngà nằm liệt một chỗ, Phước tỏ ra rất khó chịu. Khi có rượu, không những chửi, hắn còn đánh mẹ thương tích đầy người. Theo một người dân: "Chuyện Phước ngược đãi mẹ, anh chị em có thể đều biết nhưng bỏ mặc nên người ngoài cũng không can thiệp. Có thể đó là "báo ứng" cũng không chừng".
Theo vietbao
Theo một cán bộ điều tra, tuy Lê Văn Phước khai nhận hành vi dùng tay đánh mẹ, và cho rằng bản thân thực hiện hành vi trong lúc đã say rượu nên không nhớ rõ hành động cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả điều tra, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cảnh sát xác định hành vi của Phước đã phạm tội giết người.
Theo vietbao
Bàn cách "gỡ luật" cho người đồng tính kết hôn Người đồng tính, song tính, chuyển giới có nên kết hôn và nếu kết hôn đồng tính, không có con liệu có hạnh phúc? Vấn đề này đã được đưa ra bàn thảo để tìm cách "gỡ luật" cho những người đang chịu thiệt thòi này... Cuối tuần qua, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo người đồng tính, song tính, chuyển...