Vì sao Tu-160M2 tăng sức gấp đôi?
Không chỉ có tính năng tàng hình, phiên bản mới của máy bay Tu160 là Tu160M2 còn có khả năng hoạt động gấp 2 lần bản gốc.
RIA Novosti dẫn lời cố vấn phó giám đốc Công ty công nghệ radio-điện tử (RETC), ông Vladimir Mikheev cho biết. Việc cài đặt hệ thống điện tử hàng không và tác chiến điện tử mới cho Tu-160 sẽ bắt đầu vào năm 2016, trong khi, các công việc liên quan đến thiết kế và đề ra yêu cầu về kĩ thuật cũng như sự hiệu quả cũng đang được tiến hành.
Ông Mikheev phát biểu trước truyền thông: “Sẽ không có gì còn sót lại của phiên bản cũ Tu-160 ngoài bộ khung máy bay. Nhiều thiết bị hiện đại hơn đã được cài đặt trên phiên bản mới”.
Theo vị cố vấn này, hệ thống kĩ thuật điện tử hàng không mới đang được thử nghiệm trên mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 5 Sukhoi PAK-FA T-50. Các kĩ sư sau đó sẽ tổng hợp lại những gì tốt nhất của T-50 và sử dụng nó để tạo ra một hệ thống có nhiều khả năng căn bản mới.
Theo các kĩ sư thực hiện chương trình này, việc nâng cấp các thiết bị hiện đại sẽ khiến cho Tu-160M2 có thể hoạt động hiệu quả hơn gấp 2 lần so với phiên bản cũ.
Ngoài sự khác biệt về tính hiệu quả so với phiên bản cũ, Tu-160M2 còn được trang bị hệ thống điện tử hiện đại mới với khả năng chống tên lửa hiệu quả. Không những vậy, Tu-160M2 còn trở nên vô hình trước các radar phòng không của đối phương.
Video đang HOT
Để làm được điều đó, các máy bay Tu-160 phiên bản mới sẽ được trang bị hệ thống tác chiến radio – điện tử hiện đại, có khả năng chống lại các hệ thống radar phòng không của đối phương một cách hiệu quả, nhà sản xuất Công nghệ Radio – Điện tử (KRET) Nga cho biết.
Được biết, KRET đang phát triển một hệ thống dẫn đường mới cho máy bay, một hệ thống định vị và xác định mục tiêu, cũng như một hệ thống điều khiển vũ khí và các thiết bị điện tử khác. Tổng cộng 800 doanh nghiệp và tổ chức đang tham gia vào kế hoạch hiện đại hoá các máy báy ném bom hạng nặng Tu-160.
KRET cho biết thêm, hiện công ty này cũng đang thiết kế các hệ thống điều khiển động cơ và kiểm soát nhiên liệu tiêu thụ cũng như một văn phòng bảo trì riêng nhằm hỗ trợ phi công trường hợp bất khả kháng.
Trước khi công bố kế hoạch này, hôm 29/4/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu đã chỉ thị nối lại hoạt động chế tạo máy bay ném bom siêu âm chiến lược Tu-160.
Sputnik dẫn lời Bộ trưởng Sergei Shoigu khi tới thăm Nhà máy Hàng không Kazan: “Ngày hôm nay cần có quyết định về nhiệm vụ không chỉ bảo dưỡng và hiện đại hóa phi đội máy bay tầm xa, mà cả việc nối lại chế tạo máy bay mang tên lửa Tu-160″.
Tu-160 là “cỗ máy đặc biệt đi trước thời đại nhiều thập kỷ và cho tới nay vẫn chưa khai thác hết các khả năng của nó”, Bộ trưởng Sergei Shoigu cho biết thêm.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Hàng xóm tăng sức mạnh cơ bắp, nói thẳng đề phòng Nga
Cùng với Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy cũng đang gấp rút có những bước chuyển về quốc phòng để đối phó với tình huống chiến tranh có thể xảy ra.
Theo Sputnik, Phần Lan đang có kế hoạch sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm này ở dọc đường biên giới dài 1.340km với Nga để ngăn chặn người tị nạn xâm nhập vào nước này từ biên giới Bắc Cực.
"Kế hoạch là sẽ thử nghiệm hệ thống máy bay không người lái để đưa vào hoạt động tại biên giới với Nga và các khu vực duyên hải. Chúng tôi muốn xem công nghệ này có phù hợp với nhu cầu và điều kiện của Phần Lan hay không", Thiếu tá Jussi Napola cho biết.
Dù tuyên bố việc thử nghiệm và triển khai UAV trên tuyến biên giới với Nga chỉ nhằm mục đích giám sát dòng người tị nạn nhưng theo đánh giá của một số chiến lược gia, đây không phải là lý do duy nhất của dự án này.
Theo đó, giám sát vùng biên giới với Nga mới là mục đích chính của Phần Lan. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở bởi nỗi sợ và đề phòng Nga đang ngày càng lan rộng trong các nước láng giềng của nước này. Mới đây, trong tài liệu bị rò rỉ cho thấy, Thụy Điển cần chuẩn bị sẵn sàng cho một "cuộc chiến tranh vũ trang chống lại một đối thủ có trình độ - đó là Nga".
Tiêm kích F-16 của NATO tuần tra áp sát Nga.
Trong thời gian gần đây, việc Nga đã nhiều lần thử phản ứng phòng thủ của Thụy Điển bằng việc điều chiến đấu cơ đến gần biên giới khiến Stockholm hết sức lo lắng cho tình hình an ninh của đất nước.
Các tài liệu rò rỉ trích lời Tư lệnh quân đội Thụy Điển Anders Brannstrom phát biểu trước cuộc họp quốc phòng nói rằng, chiến tranh có thể đến với nước này trong vài năm nữa. "Tình hình an ninh chúng ta đang bị đe dọa khiến tôi nghĩ rằng, trong vài năm nữa đất nước chúng ta có thể xảy ra chiến tranh", ông Brannstrom nói.
Ông Brannstrom cho biết thêm: "Quân đội chúng ta phải xây dựng tất cả các lực lượng hùng mạnh để thực thi các quyết định chính trị. Tất cả mọi quân nhân và những ai ủng hộ chúng ta phải đoàn kết để đối mặt với kẻ thù".
Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, lãnh đạo hàng đầu của các lực lượng vũ trang nói rằng, Thụy Điển đang bên bờ vực chiến tranh. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Allan Widman cho biết, Thụy Điển đang chứng kiến "sự hung hăng" ngày càng tăng từ Nga, bởi nước này không phải là một thành viên NATO. Ông cũng chỉ ra một cuộc xung đột với Nga có thể xảy ra.
Ông Wildman nói thêm: "Theo tôi, tình hình an ninh của đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng,Thụy Điển dù đã có hơn 200 năm hòa bình, cũng phải chuẩn bị về mặt tinh thần cho bất kỳ một cuộc xung đột vũ trang liên quan có thể ập đến".
Trong khi đó, dù không tuyên bố thẳng thắn như Thụy Điển nhưng các bước đi của Na Uy cho thấy nước này đang từng bước thực hiện làm chốt chặn với Nga.
Kể từ ngày 1/5/2015, Na Uy đảm nhiệm trách nhiệm chính trong sứ mệnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bảo vệ không phận Estonia, Latvia và Litva.
Trong sứ mệnh này, các quốc gia đồng minh của NATO lần lượt tiến hành việc tuần tra trên không trong bốn tháng. Cho tới cuối tháng Tám, sẽ đến lượt các chiến đấu cơ của Bỉ, Italy, Na Uy và Anh thực hiện nhiệm vụ tuần tra.
Động thái của Na Uy trong thời gian gần đây cho thấy quốc gia này ứng xử ngày càng mạnh mẽ hơn. Trước đó, Na Uy đã nối tiếp EU ngấm ngầm thông qua "danh sách đen" mở rộng dành cho Nga và Ukraine, trong đó có 19 cá nhân và 9 pháp nhân.
Tuyên bố chính thức của đại diện bộ trên dành cho hãng thông tấn TASS nêu rõ: "Việc thông qua sửa đổi liên quan đến danh sách những người có tài khoản ở nước ngoài cần phải phong tỏa tương ứng với quyết định gần đây của EU".
Đáng chú ý là Na Uy liên kết với toàn bộ gói biện pháp trừng phạt của EU, mặc dù là quốc gia vùng Scandinavia và không phải là thành viên của liên minh này. "Danh sách đen" của Na Uy tương tự danh sách mà EU lập ra nhằm vào Nga.
Hòa Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Algeria mua chiến đấu cơ Su-30 để tăng sức mạnh quân sự Không quân Algeria đã tiếp nhận 44 chiếc Su-30 đầu tiên và sử dụng có hiệu quả số máy bay này. Không quân Algeria đang tăng cường sức mạnh chiến đấu bằng việc mua sắm thêm một số máy bay tiêm kích đa năng Sukhoi 30 của Nga. Su- 30 được coi là "cảnh sát bầu trời" của không quân Algeria, có khả...