Vì sao trường học dè dặt mở cửa dù đủ điều kiện?
Trong khi 63 tỉnh, thành đều công bố đạt cấp độ 1 hoặc 2 về dịch bệnh, có thể học trực tiếp hoàn toàn, mới chỉ hơn 20 tỉnh cho toàn bộ học sinh đến trường.
Tính đến 21/10, có 26 tỉnh, thành được xếp vào nhóm có mức độ nguy hiểm do Covid-19 ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp – bình thường mới). 37 địa phương còn lại ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình). Không có tỉnh, thành cấp độ 3 (nguy cơ cao) và cấp 4 (nguy cơ rất cao). Tuy nhiên, cả nước vẫn còn 14 huyện và 98 xã cấp 3; hai huyện và 37 xã cấp 4.
Theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường học ở khu vực thuộc cấp độ 1 và 2 có thể dạy học trực tiếp hoàn toàn; cấp độ 3 dạy kết hợp trực tiếp và trực tuyến, cấp độ 4 tổ chức dạy học trực tuyến và trên truyền hình. Nếu áp dụng đúng chủ trương này, tất cả tỉnh, thành cả nước đã có thể mở cửa trường học được, trừ các xã – huyện đang ở cấp độ 3 và 4.
Tuy nhiên, hiện cả nước chỉ có hơn 20 tỉnh, thành cho toàn bộ học sinh đến trường. Hơn 20 địa phương khác tổ chức dạy học kết hợp. Số còn lại vẫn học trực tuyến hoàn toàn.
Một số địa phương được xếp vào nhóm “vùng xanh”, nhưng vẫn xuất hiện các ổ dịch mới nội tỉnh hoặc vùng lân cận. Bối cảnh này cộng với việc giáo viên, học sinh chưa được tiêm đủ vaccine khiến ngành giáo dục những nơi đây ngần ngại mở cửa hoàn toàn trường học.
Tại Nam Bộ, các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Trà Vinh, Sóc Trăng ở cấp 1. Dù ở trạng thái bình thường mới, các trường học vẫn chưa sẵn sàng dạy – học trực tiếp.Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu chưa cho học sinh trở lại trường. Tại Đồng Nai, huyện Định Quán là địa phương đầu tiên dự kiến cho học sinh khối 1 – 2 và 6 học tập trung từ 1/11, và cho học trở lại dần với các lớp còn lại.
Tương tự, ở phía Bắc, Hà Nội ở cấp độ 1 nhưng vẫn cho học sinh học trực tuyến, kể cả ở khu vực ngoại thành không có ca mắc Covid-19 suốt hơn hai tháng qua như Ba Vì, Sóc Sơn.
Ngày 18/10, Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề xuất cho học sinh 18 huyện, thị ngoại thành và một số khối lớp của 12 quận nội thành học trực tiếp từ 25/10. Ngoài phương án này, Sở cũng xây dựng thêm ba kịch bản khác cho học sinh trở lại theo từng khối hoặc toàn bộ các cấp. Riêng phương án cho học sinh toàn thành phố trở lại trường dự kiến thực hiện vào 17/1/2022.
Tuy nhiên, Giám đốc Sở – Trần Thế Cương – cho biết tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh lân cận còn phức tạp, số ca mắc Covid-19 là học sinh lên đến hàng trăm. Đánh giá thời điểm này chưa thích hợp để cho học sinh Hà Nội trở lại trường, Sở đã rút lại đề xuất để xây dựng các phương án khác.
Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh lý giải thêm, Hà Nội vẫn là nơi tiềm ẩn nguy cơ do là huyết mạch giao lưu với các địa phương. Trong khi đó, học sinh các cấp chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19.
Với các tỉnh, thành đang ở cấp độ 2, việc mở cửa trường học càng thận trọng hơn. Tại TP HCM, tất cả quận, huyện cơ bản kiểm soát được Covid-19. Ban chỉ đạo phòng chống dịch cũng ra bộ tiêu chí an toàn trong trường học, chuẩn bị cho lộ trình mở cửa. Theo kế hoạch của Sở, việc dạy và học trực tuyến được kéo dài đến hết học kỳ I, ngoại trừ hai trường tiểu học và trung học tại xã đảo Thạnh An được thí điểm mở cửa từ 20/10.
Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở Giáo dục và Đào tạo), cho rằng phương án mở cửa trường phải được thực hiện theo kế hoạch chung của thành phố trong việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Hiện các điều kiện mở cửa trường tại TP HCM được đánh giá chưa chín muồi. Khoảng 1.000 trường đang được trưng dụng, phục vụ chống dịch. Dự kiến giữa tháng 11 mới hoàn tất việc bàn giao. Ngành giáo dục cần một tháng để sửa chữa, vệ sinh, khắc phục cơ sở vật chất. Việc tiêm vaccine cho 780.000 em độ tuổi 12-17 cũng chưa được triển khai. Ngày 22/10, UBND thành phố ban hành kế hoạch tiêm vaccine cho nhóm tuổi này nhưng chưa quyết định thời gian cụ thể.
Ngày 18/10, UBND tỉnh Hà Nam công bố đạt cấp 2 về phòng chống dịch. Nhưng từ cuối tháng 9, tỉnh vẫn liên tục ghi nhận ca nhiễm cộng đồng. Chỉ trong một tuần, số ca nhiễm đã lên đến vài trăm. Để đảm bảo an toàn, từ 21/9, hơn 200.000 học sinh tỉnh này dừng đến trường sau ba tuần học trực tiếp.
Học sinh học online ở Hà Nam sau 3 tuần đi học trực tiếp. Ảnh: Thanh Hằng
Video đang HOT
Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết ngành giáo dục đã yêu cầu các trường chuẩn bị tinh thần, cơ sở vật chất để đón học sinh trở lại nhưng mốc thời gian cụ thể chưa được phê duyệt. “Hà Nam vẫn còn ổ dịch và phát hiện thêm nhiều ca mắc cộng đồng nên việc mở cửa trường cần thận trọng”, ông Tuấn nói.
Theo CDC Hà Nam, những ngày gần đây, số ca mắc mới mỗi ngày dao động 10-20. Bên cạnh đó, một số trường học vẫn được sử dụng để làm cơ sở cách ly, chưa được hoàn trả và bàn giao mặt bằng. Hiện, Sở đã yêu cầu các trường phối hợp cùng cơ quan y tế tiêm đủ liều vaccine cho giáo viên, xây dựng kế hoạch dạy bổ sung khi học sinh đi học trực tiếp, dự kiến vào đầu tháng 11.
Cũng giống Hà Nam, từ 14/10 đến nay, Phú Thọ ghi nhận 352 ca mắc Covid-19, trong đó có khoảng 130 học sinh và 4 giáo viên. Tỉnh không chủ trương đóng cửa toàn bộ trường học vì theo ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Sở, “duy trì được học trực tiếp là tốt nhất, nên thu hẹp địa bàn học trực tuyến nhất có thể”.
Dù vậy, do ca nhiễm cộng đồng bùng phát, Phú Thọ hiện vẫn phải đóng cửa tất cả trường học ở 3 huyện, thành là TP Việt Trì, huyện Lâm Thao và Phù Ninh. Đây đều là những nơi có nhiều F0, trong đó có học sinh. “Sau một thời gian, tình hình dịch được kiểm soát, chúng tôi lại cho đi học trực tiếp”, ông Mạnh chia sẻ.
Một số địa phương khác có ca mắc mới như Thanh Hoá, Quảng Ninh cũng đóng cửa trường học theo phạm vi nhỏ, có liên quan đến ca F0.
Học sinh trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM) đến trường ngày 20/10. Ảnh: Quỳnh Trầm
Ngoài sự thận trọng từ phía nhà trường, ngành giáo dục khắp nơi trên cả nước cũng đối mặt với tâm lý chưa thực sự sẵn sàng của phụ huynh . “Nên mở cửa trường học hay chưa?” đến nay vẫn là một câu hỏi gây chia rẽ quan điểm với cả giới chuyên gia lẫn các bậc làm cha mẹ. Những người phản đối mở cửa sớm bày tỏ lo ngại về khả năng phủ rộng tiêm chủng ở trẻ em; nguy cơ lây nhiễm trong trường học do vẫn còn các ca cộng đồng. Thêm vào đó, họ cho rằng, việc học online đã đi vào ổn định nên có thể duy trì thêm một thời gian nữa, để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ.
Trong khi đó, những người sốt ruột với kế hoạch học trực tiếp bày tỏ tinh thần thích ứng với an toàn mới, sẵn sàng sống chung với dịch bệnh, dựa trên thực tế, trẻ có thể lây nhiễm, nhưng tỷ lệ diễn tiến nặng không lớn. Hơn nữa, việc học online quá lâu có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập và các vấn đề về thể chất, tâm lý ở trẻ.
Một cuộc khảo sát ý kiến phụ huynh về việc “Bạn muốn cho con đi học trực tiếp từ thời điểm nào?” trên VnExpress cho thấy, trong số gần 1.300 người tham gia, 20% muốn cho con trở lại trường ngay từ tháng 10, 30% muốn đi học sau khi trẻ được tiêm ít nhất một mũi vaccine và 29% muốn học online cho tới một thời điểm khác an toàn hơn.
Kết quả khảo sát trên VnExpress.
Phụ huynh Hà Nội sốt ruột vì học sinh ở "vùng xanh" chưa trở lại trường
Không chỉ phụ huynh, mà cả giáo viên, trường học ở "vùng xanh" của Hà Nội cũng sốt ruột việc học sinh chưa được trở lại trường.
Sẵn sàng chờ "lệnh" trở lại trường
Trao đổi với PV Dân trí sáng nay 21/10, ông Hoàng Nguyên Ưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho biết, ngày 1/10, địa phương này phát hiện một ca F0 liên quan đến chùm bệnh ở Bệnh viện Việt Đức.
Ca lây nhiễm này được rà soát phát hiện ngay nên từ đó đến nay, địa phương này là "vùng xanh" vì chưa có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Theo ông Ưng, địa phương rất mong muốn được cho học sinh trở lại trường, bởi việc học trực tuyến đương nhiên không được chất lượng như học trực tiếp, nhất là với cấp tiểu học.
"Chúng tôi đã sẵn sàng cơ sở vật chất, vệ sinh trường lớp sạch sẽ thường xuyên, chỉ cần chờ 'lệnh' là học sinh có thể đến trường", ông Ưng nói.
Tại huyện Ba Vì, đợt dịch thứ 4 địa phương này có 8 ca F0, trong đó ca mắc gần nhất vào ngày 13/8, nghĩa là hơn hai tháng, huyện này chưa có thêm ca mắc mới.
Chia sẻ với PV Dân trí, ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ba Vì, cho biết địa phương này có hơn 60.000 học sinh ở cả 3 cấp. Học sinh ở xã nào chủ yếu học tập trung ở xã đó, không phải đi chéo xã.
Nhiều trường học ở "vùng xanh" chuẩn bị cơ sở vật chất, phun khử khuẩn sạch sẽ, sẵn sàng cho học sinh trở lại trường bất cứ lúc nào (Ảnh: Toàn Vũ).
Do đó, với tình hình kiểm soát dịch như thế, mong muốn của ông có thể cho học sinh, ít nhất là lớp 6, lớp 9 và lớp 12 đi học trực tiếp. Đối tượng học sinh trung học có ý thức cao hơn về phòng dịch, và các nhà trường đã chuẩn bị kỹ các biện pháp giãn cách, phòng dịch.
Địa bàn Sóc Sơn hiện có 85.000 học sinh. Ngày 2/10, địa phương này phát hiện 2 ca F0 liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Việt Đức. Sau khi rà soát và xét nghiệm, 22/22 trường hợp liên quan đến ca mắc này đều âm tính.
Từ đó đến nay, gần 20 ngày địa phương này không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Các nhà trường thường xuyên vệ sinh đảm bảo cơ sở vật chất có thể trở lại trường học bất cứ lúc nào.
Toàn huyện Sóc Sơn đã áp dụng hình thức học trực tuyến. Mặc dù các nhà trường rất cố gắng, nhưng trao đổi với PV Dân trí trước đó, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn cho biết, việc học trực tuyến chỉ đáp ứng được khoảng 50-60% so với học trực tiếp, vì còn liên quan đến đường truyền, máy móc.
"Học trực tuyến dài ngày ảnh hưởng tác phong, tư thế, ý thức của học sinh. Đặc biệt, với các học sinh đầu cấp như lớp 1, thầy cô phải nắn từng nét bút. Học sinh các lớp 2, lớp 6 phải áp dụng Chương trình SGK mới rất cần hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên", Trưởng phòng GD-ĐT Sóc Sơn cho hay.
Nghiêng về phương án 1, cho "vùng xanh" trở lại trường
Sở GD-ĐT đã trình 4 phương án đề xuất cho học sinh trở lại trường. Tuy nhiên, ngay sau đó, đơn vị này đã rút phương án đề xuất trên.
Theo ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, sở dĩ đơn vị này rút văn bản đề xuất vì đợi phương án mới, trong đó phải chờ đánh giá mức độ dịch theo các cấp độ 1,2 của các xã, dựa trên đánh giá đó mới xây dựng phương án cho học sinh đi học như thế nào.
Cụ thể 4 phương án mà Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất như sau:
Phương án 1: Đối với 18 huyện và thị xã, học tại trường gồm toàn bộ học sinh các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn.
Học sinh 12 quận học tại trường: học sinh các khối lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10, lớp trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Học trực tuyến tại nhà: các khối lớp 1, 2, 3, 4, 7, 8 (địa bàn 12 quận); Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy.
Tiếp tục nghỉ tại nhà: cấp học mầm non.
Thời gian thực hiện: từ ngày 25/10/2021.
Thành phố Hà Nội "lừng chừng" công bố cấp độ dịch và chưa quyết định phương án để học sinh trở lại trường khiến người dân có nhiều băn khoăn (Ảnh: Việt Hà).
Phương án 2: Học sinh đi học tại trường: học sinh các khối lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10, lớp 11 lớp 12 của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên toàn Thành phố.
Học trực tuyến tại nhà: các khối lớp 1, 2, 3, 4, 7, 8; Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy.
Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ tại nhà.
Thời gian thực hiện từ 25/10.
Phương án 3: Hà Nội đề xuất học tại trường gồm toàn bộ học sinh các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn Thành phố; Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy.
Tiếp tục nghỉ tại nhà: Cấp học mầm non.
Thời gian thực hiện: từ ngày 25/10/2021.
Phương án 4: Tất cả học sinh các cấp toàn Thành phố gồm mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn sẽ bắt đầu học từ kỳ II năm học 2021- 2022; Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy. Thời gian thực hiện: từ ngày 17/01/2022.
Chia sẻ với PV, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, hiện nay khoảng 96,7% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã được tiêm một mũi vắc xin ngừa Covid-19, trên 60% được tiêm mũi 2.
Trong số các phương án trên đây, Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội đang nghiêng về phương án 1, tạm thời cho 100% học sinh mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên của 18 huyện, thị xã "vùng xanh" trở lại trường học trực tiếp. 12 quận còn lại kết hợp học trực tiếp và trực tuyến.
Trong đó các lớp 5, 6, 9, 10, 11, 12 sẽ học trực tiếp, các lớp còn lại và cấp mầm non tiếp tục học trực tuyến, qua truyền hình. Sau một tuần trở lại trường, căn cứ vào cấp độ dịch do ngành y tế quy định và tình hình dịch trên địa bàn, sẽ quyết định việc cho học sinh các lớp đang học trực tuyến, qua truyền hình và cấp mầm non trở lại trường học trực tiếp.
Trong điều kiện dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, việc Thủ đô Hà Nội cẩn trọng từng bước nới lỏng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, Thành phố Hà Nội "lừng chừng" công bố cấp độ dịch và chưa quyết định phương án để học sinh trở lại trường khiến người dân có nhiều băn khoăn.
Trường ở vùng xanh sẵn sàng, chỉ chờ lệnh đón học sinh đến lớp Khi thành phố dần mở cửa trở lại, phụ huynh, giáo viên càng mong đợi ngày học sinh được đến lớp. Trường ở huyện ngoại thành cũng trong trạng thái sẵn sàng đón các em. "Khi gọi điện hoặc gặp tôi, nhiều phụ huynh đều hỏi bao giờ học sinh được đi học trở lại. Những lúc đó, tôi chỉ có thể trả...