Vì sao Trung Quốc ve vuốt Donald Trump Philippines?
Rodrigo Duterte người được mệnh danh là “ Donald Trump Philippines” trong chiến dịch tranh cử tổng thống của quốc đảo này, đã vượt qua các đối thủ khác và chính thức đắc cử vào hôm 9/5 vừa qua.
Hôm 10/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết: “Trung Quốc hy vọng chính phủ mới của Philippines làm việc theo đúng hướng hiện nay với Trung Quốc, giải quyết thỏa đáng các bất đồng giữa hai nước cũng như đưa quan hệ song phương trở lại quỹ đạo thông qua những hành động cụ thể”.
Ông Khảng nhấn mạnh, Trung Quốc luôn đề cao tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ với Philipines, dù mối quan hệ giữa hai nước đã phải trải qua nhiều khó khăn trong những năm gần đây.
Phía truyền thông của Trung Quốc cũng bày tỏ thái độ lạc quan hơn về Duterte sau khi ông đắc cử. Trung Quốc cho rằng việc ông Duterte sẵn sàng đặt các tranh chấp lãnh thổ về phía sau có thể dẫn đến việc cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Và vị tân Tổng thống này sẽ có một chính sách thân thiện với Bắc Kinh.
Về phía Tổng thống Duterte, ông được đánh giá là người có cá tính mạnh, thắng cử nhờ những chính sách về luật pháp và trật tự xã hội, như ông đã từng làm khi giữ chức thị trưởng thành phố Davao trong hai thập niên qua.
Rodrigo Duterte, tân Tổng thống của Philippines
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng ông Duterte có xu hướng mị dân để kiếm tìm sự ủng hộ của những cử tri bất mãn về nạn tham nhũng, tội phạm và sự chênh lệch giàu nghèo.
Đối với vấn đề Biển Đông, ông Duterte cho biết, Philippines sẽ theo đuổi nhiều phương pháp tiếp cận trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, bao gồm cả hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và Australia.
Trước đó, ông Duterte cũng cân nhắc đến phương án đối thoại trực tiếp với Bắc Kinh, đây là hành động đối lập hoàn toàn với quan điểm của cựu Tổng thống Aquino.
Ông Duterte từng ám chỉ rằng ông có thể chịu đựng được sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực nếu Bắc Kinh xây dựng một tuyến đường sắt mới cho Philippines.
Nếu như dưới thời Tổng thống Aquino, liên quan đến những tranh chấp tại Biển Đông, chính quyền Philippines thực thi chính sách đối ngoại cứng rắn với Trung Quốc, thì đến thời Duterte, khả năng vị tân Tổng thống này sẽ không tiếp tục quan điểm thép như người tiền nhiệm.
Theo nhìn nhận của Giáo sư Richard Javad Heydarian đến từ Đại học De La Salle ở Manila, ông Duterte có thể sẽ đi đến đàm phán về các thỏa thuận hợp tác chung với Trung Quốc ở Biển Đông để tìm kiếm nguồn đầu tư từ quốc gia này.
Được biết, Philippines tiến hành tổng tuyển cử vào ngày 9/5. Hơn 50% trong tổng số 100 triệu người dân của quốc đảo đăng ký tham gia bỏ phiếu.
Trong cuộc tranh cử Tổng thống này, ông Duterte đã dẫn đầu cuộc đua với 15.342.569 số phiếu ủng hộ, bỏ xa ứng cử viên Mar Roxas đứng thứ 2 chỉ giành được 9.249.813 phiếu bầu.
Rodrigo Duterte sẽ lên làm Tổng thống Philippines thay thế ông Benigno Aquino kết thúc nhiệm kỳ vào tháng Sáu tới.
Huy Vũ (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Biển Baltic nóng lên: Chiến đấu cơ Nga áp sát chiến hạm, máy bay Mỹ
Sau những cáo buộc nhau giữa hai nước Nga, Mỹ về việc các máy bay, tàu chiến hai nước liên tục chạm mặt nhau chỉ trong vòng một tháng, Đô đốc Hải quân Mỹ ngày 2-5 cho rằng, Nga đang cố gửi đi một tín hiệu ở Baltic.
Phát biểu với các phóng viên tại Lầu Năm Góc, Đô đốc John M. Richardson- Tư lệnh Hải quân Mỹ phụ trách tác chiến nói: "Tôi không cho rằng người Nga đang tìm cách kích động một vụ việc, mà họ đang cố gắng gửi đi một tín hiệu. Theo tôi, một điều khá rõ là Nga đang muốn cho chúng ta thấy rằng, họ biết chúng ta có mặt tại Baltic".
Theo quan chức Mỹ, máy bay Su-24 Nga bay cách tàu khu trục USS Donald Cook Mỹ chỉ khoảng 9m
Đô đốc Richardson cho biết thêm, việc các chiến đấu cơ Nga bay sát các chiến hạm và máy bay của Mỹ ở khu vực biển Baltic thời gian vừa qua đang làm leo thang căng thẳng. Đô đốc Mỹ đồng thời bày tỏ hy vọng có thể chấm dứt hành động kiểu này từ phía Nga, và kêu gọi một "sự bình thường hóa" quan hệ giữa Washington và Matxcơva.
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 29-4 cho biết, một máy bay Su-27 của Nga đã có màn bay nhào lộn "khá nguy hiểm" và "thiếu an toàn" gần một máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Mỹ trên vùng biển Baltic.
Trước đó, giữa tháng 4 vừa qua, một máy bay chiến đấu của Nga bay cách một tàu sân bay của Mỹ chỉ khoảng 15 mét. Cũng trong tháng 4, hai máy bay chiến đấu của Nga đã bay áp sát khu trục hạm USS Donald Cook trang bị tên lửa dẫn đường ở biển Baltic.
Ông Richardson cho rằng, các hành động kiểu này làm tăng nguy cơ "tính toán sai lầm về chiến thuật," nhưng nếu có một vụ việc xảy ra, Mỹ sẽ kiềm chế không để căng thẳng nảy sinh giữa hai nước. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi đang tìm cách bình thường hóa tình hình tại đó".
Về phía Nga, vào ngày 30-4, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nước này, tướng Igor Konashenkov thì nhấn mạnh, tất cả những chuyến bay của phi cơ Nga đều được thực hiện phù hợp với luật định quốc tế về sử dụng không phận. Tướng Konashenkov cũng lưu ý rằng, máy bay do thám của Mỹ thường xuyên lẻn đến gần biên giới Nga trong trạng thái tắt liên lạc. Do đó, lực lượng phòng không buộc phải cho tiêm kích cất cánh bay lên để xác định trực quan xem đó là loại máy bay gì, có số hiệu như thế nào.
Theo_An ninh thủ đô
Mâu thuẫn gay gắt, Obama bị đồng minh lạnh nhạt Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Ả-rập Xê-út đã phơi bày mâu thuẫn sâu sắc giữa hai nước đồng minh thân thiết này. Tổng thống Obama đến thăm Ả-rập Xê-út Tổng thống Obama đến Riyadh với hy vọng tập trung thảo luận về việc Mỹ và Ả-rập Xê-út sẽ đối đầu với các vấn đề của chủ nghĩa khủng bố...