Vì sao Trung Quốc tức tối vì một trận bóng chuyền?
Theo tờ US News của Mỹ, Việt Nam và Philippines đang gác lại những khác biệt để tạo thành một mặt trận thống nhất chống lại sự hung hăng của Trung Quốc.
Hải quân Việt Nam và hải quân Philippines giao lưu bóng chuyển tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 8/6 – Ảnh: Reuters.
Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần nổi giận, nhưng chưa khi nào tức tối vì môn bóng chuyền. Vậy mà, khi các chiến sỹ Việt Nam và Philippines thi đấu giao hữu bóng chuyền bãi biển trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào cuối tuần vừa rồi, ngay lập tức Trung Quốc đã có phản ứng mạnh.
Cơn giận này của Bắc Kinh tất nhiên không phải vì bóng chuyền, mà vì Việt Nam và Philippines thể hiện sự đoàn kết qua trận đấu giao hữu này để chống lại thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
“Mọi người có nghĩ rằng, động thái này của Việt Nam và Philippines xét cho cùng chỉ là một trò vụng về?”, phát ngôn viên Hoa Xuân Ánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc căng thẳng tại một cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Hai vừa qua. Tiếp tục lặp lại luận điệu rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể phủ nhận” đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng biển lân cận, phát ngôn viên này còn “yêu cầu Việt Nam và Philippines dừng ngay bất kỳ hành động nào gây bất hòa và làm nảy sinh rắc rối”, và “không làm bất kỳ việc gì để làm phức tạp hay trầm trọng thêm tranh chấp”.
Tuy nhiên, theo US News, cái gọi là “chủ quyền không thể phủ nhận” của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và phần còn lại của biển Đông là hoàn toàn có thể phủ nhận. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% biển Đông dựa trên “đường chín đoạn” do nước này đơn phương đưa ra, một tuyên bố không được bất kỳ ai công nhận ngoài Bắc Kinh.
Theo tờ báo này, Trung Quốc sẽ tự đưa ra một “phiên bản sự thật” của riêng mình, bằng việc “ sáng tạo” ra những “tác phẩm địa chính trị hoàn toàn mang tính hư cấu”. Sau đó, Trung Quốc sẽ tự thuyết phục bản thân rằng, đó là “những sự thật không thể phủ nhận”.
Video đang HOT
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Trung Quốc sẽ không thể thuyết phục được ai khác tin họ.
Tuy còn tồn tại một số quan điểm khác biệt về chủ quyền trên biển Đông, Việt Nam và Philippines đang tạm bỏ qua những khác biệt này, bởi cả hai nước đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn từ Trung Quốc – US News nhận xét. Hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác hải quân. Việt Nam đã bày tỏ ý định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines đã làm. Ngoài ra, cả hai nước cùng tăng cường quan hệ với Mỹ, khiến Bắc Kinh càng thêm phần “khó chịu”.
Việc Việt Nam và Philippines xích lại gần nhau phù hợp với xu hướng chung của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là tăng cường hợp tác lẫn nhau và với Mỹ để đối phó với thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, chính các nước láng giềng trong khu vực và Mỹ mới là bên “gây bất hòa và làm nảy sinh rắc rối”.
Trung Quốc đang “chơi trò nạn nhân”, coi mình là “nạn nhân vô tội” duy nhất, trong khi các nước khác là những người gây vấn đề – US News nhận xét.
Căng thẳng trên biển Đông đã gia tăng kể từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã nhiều lần cố tình va chạm với tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp tại hiện trường, thậm chí đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã xuyên tạc sự thật khi cáo buộc tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc “hơn 1.400 lần”.
Theo chuyên gia phân tích an ninh Alexander Vuving, hành động của Trung Quốc là “một phần trong chiến lược biến biển Đông thành cái hồ của riêng nước này. Một khi Trung Quốc kiểm soát được biển Đông, nước này có thể thống lĩnh các tuyến hàng hải ở phía Tây Thái Bình Dương”.
Đầu tuần này, Trung Quốc đã đưa vấn đề biển Đông lên Liên hiệp quốc. Bản tuyên bố lập trường của Bắc Kinh gửi Liên hiệp quốc vu khống Việt Nam tìm cách làm gián đoạn bất hợp pháp hoạt động khoan tìm dầu của Trung Quốc và cố tình va xô vào tàu của Trung Quốc.
Tuyên bố này một lần nữa xuyên tạc sự thật khi nói, quần đảo Hoàng Sa “là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc”, “không có tranh chấp đối với Hoàng Sa”.
Đối với Philippines, Trung Quốc đã cáo buộc nước này “quyết tâm thách thức những lợi ích quốc gia của Trung Quốc và là một tên lính đánh thuê tận tụy của những lực lượng hải ngoại chống lại Trung Quốc”. Đây được xem là sự ám chỉ đối với mối quan hệ ngày càng khăng khí giữa Manila và Washington.
Bài báo của US News kết luận, Trung Quốc đang tức tối vì một trận bóng chuyền bãi biển. Và sự tức tối đó sẽ càng khiến phần còn lại của thế giới khó lòng chấp nhận Trung Quốc là một cường quốc thực sự.
Theo Bizlive
Tại sao Trung Quốc đột ngột giở giọng "quốc tế hóa" vụ giàn khoan 981?
Quyết định của Trung Quốc đưa vấn đề (vu cáo Việt Nam) ra Liên Hợp Quốc khá khó hiểu, bởi lâu nay Bắc Kinh vẫn "phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông".
Vương Dân, Đại sứ - phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc buông lời xuyên tạc, vu cáo trắng trợn Việt Nam.
Trong một động thái nực cười hơn nữa của Bắc Kinh, hôm 9/6 Vương Dân, Phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư vu cáo Việt Nam trong vụ giàn khoan 981 và tranh thủ ngụy biện về cái gọi là "chủ quyền đối với quần đảo Tây Sa", tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đã rắp tâm cất quân xâm lược năm 1956, 1974.
Zachary Keck, biên tập viên tạp chí The Diplomat ngày 10/6 bình luận, thoạt nhìn quyết định của Trung Quốc đưa vấn đề (vu cáo Việt Nam) ra Liên Hợp Quốc khá khó hiểu, bởi lâu nay Bắc Kinh vẫn "phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông" tại các diễn đàn khu vực như Đối thoại Shangri-la hay hội nghị ASEAN, từ chối tham dự phiên tòa kiện đường lưỡi bò, nhưng giờ lại giở giọng "quốc tế hóa" vụ giàn khoan 981.
Lý do Trung Quốc muốn "quốc tế hóa" vụ giàn khoan 981 thực chất là muốn biến vụ việc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thành "tranh chấp lãnh thổ" với quần đảo Hoàng Sa, mà tranh chấp lãnh thổ thì không tòa án nào thụ lý trừ phi cả 2 bên thống nhất ra tòa, trong khi Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp Hoàng Sa và không bao giờ thừa nhận tranh chấp.
Tranh chấp lãnh thổ nằm ngoài phạm vi của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Nhưng bản chất vụ giàn khoan 981 lại là vụ vi phạm trắng trợn UNCLOS mà Trung Quốc đang cố tình giăng bẫy Việt Nam - PV.
Nhà báo Zachary Keck bình luận, Trung Quốc đang khống chế quần đảo Hoàng Sa và liên tục chối bỏ thừa nhận tồn tại tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo này. Nỗ lực của Việt Nam ngăn chặn Bắc Kinh hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã bị Bắc Kinh bóp méo thành "tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa". Đây là một hành vi đánh tráo khái niệm pháp lý quốc tế quá trơ trẽn của Bắc Kinh mà chúng ta cần hết sức tỉnh táo - PV.
Theo Zachary Keck, trong thực tế quyết định của Trung Quốc nêu vấn đề (vu cáo Việt Nam) tại Liên Hợp Quốc có thể phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của Bắc Kinh về khả năng Việt Nam sẽ sử dụng biện pháp pháp lý để đối phó với (tham vọng bành trướng lãnh thổ của) Trung Quốc vốn có ưu thế hơn hẳn về quân sự.
Việt Nam khởi kiện Trung Quốc theo UNCLOS sẽ nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ và rất nhiều nước khác, Zachary Keck bình luận. Chính vì vậy, Trung Quốc đã chủ động lu loa và đưa ra "tuyên bố chủ quyền" với Hoàng Sa ra Liên Hợp Quốc, một thủ đoạn cố gắng ngăn cản Việt Nam khởi kiện, tách vụ giàn khoan 981 vi phạm trắng trợn UNCLOS khỏi phạm vi của UNCLOS.
Keck bình luận, đây là một canh bạc nguy hiểm, bởi trong khi "dựa vào luật pháp quốc tế" (thực tế là đánh tráo khái niệm, bóp méo luật pháp quốc tế - PV) trong vụ giàn khoan 981 để chiếm ưu thế với Việt Nam ở Hoàng Sa (thực tế giàn khoan 981 đang hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam theo đúng quy định của UNCLOS, không phải cái gọi là "vùng biển Hoàng Sa" như một số phương tiện truyền thông đưa tin. Hoàng Sa không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo UNCLOS), thì đường lưỡi bò của Bắc Kinh về cơ bản lại mâu thuẫn với luật pháp quốc tế.
Do đó, Trung Quốc có thể thiết lập một tiền lệ nguy hiểm bẻ cong luật pháp quốc tế. Điều thú vị là khi phát biểu tại cuộc họp kỷ niệm 20 năm UNCLOS có hiệu lực hôm Thứ Hai vừa rồi, Vương Dân không trực tiếp nhắc đến Việt Nam hay căng thẳng Biển Đông, thay vào đó ông Dân ca ngợi UNCLOS và nói, Trung Quốc tuân thủ đầy đủ UNCLOS (?!), giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Và cũng chính trong bài phát biểu này, Vương Dân nhấn mạnh, Bắc Kinh tin rằng cách hiệu quả nhất giải quyết hòa bình các tranh chấp hàng hải là "đàm phán, tham vấn giữa các bên trực tiếp liên quan", trên cơ sở tôn trọng "sự thật lịch sử" và luật pháp quốc tế. Phát biểu của Vương Dân là minh chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc không hề thay đổi quan điểm của họ về tranh chấp hàng hải, vẫn đòi đàm phán tay đôi (và bẻ cong luật pháp quốc tế, ngăn chặn ra tòa - PV).
Theo Giáo Dục
Trung Quốc điều oanh tạc cơ, khu trục hạm ép Việt Nam không được kiện Oanh tạc cơ và khu trục hạm tên lửa hiện đại Trung Quốc kéo ra vị trí giàn khoan 981 là để phản ứng trước tuyên bố đanh thép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Khu trục hạm tên lửa lớp 052C của hải quân Trung Quốc lảng vảng bên cạnh giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc...